Bài Test Kiểm Tra Bạn Có Đang Bị Căng Thẳng Stress
Các bài test kiểm tra căng thẳng được phát triển dựa trên những thay đổi của não bộ và các cơ quan khác khi cơ thể bị stress. Thực hiện các bài test này có thể sàng lọc và đánh giá được mức độ căng thẳng của mỗi người.
Vì sao cần làm bài test kiểm tra căng thẳng (stress)?
Căng thẳng (stress) đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Trước đây, căng thẳng thần kinh vẫn là vấn đề xa lạ và ít phổ biến. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, stress trở nên rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào.
Học sinh, sinh viên thường bị căng thẳng do áp lực học tập, thành tích kém, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô, khó thích nghi với môi trường mới,… Người trưởng thành có xu hướng bị stress thường xuyên hơn do áp lực công việc, các vấn đề tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, ly hôn, ly thân,…
Stress có nhiều mức độ khác nhau và đôi khi chúng ta không nhận biết được cơ thể đang bị căng thẳng. Đến nay, vẫn có rất nhiều người không hiểu rõ về stress và những ảnh hưởng của tình trạng này. Stress xảy ra ngắn hạn dường như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và sức khỏe.
Stress dai dẳng có thể tích tụ khiến cho tâm lý trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu có sự kiện sang chấn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và nhiều bệnh tâm lý khác. Vì vậy nếu thường xuyên phải đối mặt với áp lực, bạn nên thực hiện bài test kiểm tra stress (căng thẳng) mỗi tuần để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bài test sàng lọc stress cho thấy bạn có đang bị stress hay không và có thể đánh giá được mức độ căng thẳng hiện tại. Khi bị stress, cơ thể sẽ tăng lượng hormone cortisol và epinephrine. Các hormone này gây ra nhiều thay đổi và xáo trộn trong não bộ lẫn các cơ quan khác. Dựa vào những thay đổi này, các chuyên gia đã phát triển các bài kiểm tra sàng lọc nguy cơ và đánh giá mức độ stress.
Các bài test kiểm tra stress thực hiện ngay tại nhà
Có khá nhiều bài kiểm tra nguy cơ và đánh giá mức độ stress. Để phản ánh đúng tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn nên thực hiện cả bài test trắc nghiệm và bài test hình ảnh.
1. Bài kiểm tra trắc nghiệm sàng lọc nguy cơ stress
Bài trắc nghiệm có thể sàng lọc nguy cơ stress (căng thẳng) thông qua những thay đổi về tâm lý và thể chất. Bởi khi bị stress, hormone cortisol tăng lên gây xáo trộn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Bài test này bao gồm 21 câu hỏi với 4 câu trả lời tương ứng với số điểm nhất định:
- Không đúng/ không bao giờ: 0 điểm
- Chỉ đúng một phần/ thỉnh thoảng: 1 điểm
- Đa phần là đúng/ khá thường xuyên: 2 điểm
- Đúng hoàn toàn/ rất thường xuyên: 3 điểm
Bộ 21 câu hỏi sàng lọc nguy cơ bị stress (căng thẳng thần kinh):
1 – Cảm thấy khó có thể thoải mái
2 – Hầu như không có những cảm xúc tích cực và ít khi lạc quan
3 – Đổ mồ hôi cơ thể, tay chân
4 – Khó có thể bắt tay vào làm một việc gì đó và thường phải cần động lực rất lớn mới có thể bắt đầu
5 – Cảm thấy bản thân suy nghĩ quá nhiều
6 – Cảm thấy bản thân dễ kích động và khó giữ bình tĩnh trước mọi tình huống
7 – Dễ chán nản và thường xuyên tuyệt vọng
8 – Cảm thấy không hài lòng khi có bất cứ việc gì xen vào công việc của bản thân
9 – Cảm thấy bản thân không xứng đáng
10 – Nhịp tim nhanh, mạnh
11 – Cuộc sống nhàm chán, mệt mỏi và dần trở nên vô nghĩa
12 – Thường xuyên bị khô miệng
13 – Thường xuyên bị rối loạn nhịp thở (thở nhanh, thở gấp,…)
14 – Hay phản ứng thái quá với những tình huống xảy ra trong cuộc sống
15 – Lo lắng bản thân trở thành trò cười của người khác
16 – Hiếm khi cảm thấy thư giãn
17 – Không có hy vọng vào bất cứ việc gì
18 – Dễ hoảng loạn trước những tình huống bất ngờ
19 – Dễ tự ái khi bị phê bình
20 – Cảm thấy lo sợ vô cớ về nhiều thứ
Sau khi trả lời các câu hỏi, bạn tính tổng số điểm của 20 câu và nhân cho 2. Sau đó, lấy điểm số đối chiếu với kết quả để sàng lọc nguy cơ và xác định mức độ stress:
- 0 – 14 điểm: Bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không bị căng thẳng
- 15 – 18 điểm: Bạn bị căng thẳng nhẹ
- 19 – 25 điểm: Bạn có dấu hiệu stress ở mức độ trung bình.
- 16 – 33 điểm: Nhiều khả năng bạn đang bị stress nặng
- Từ 34 điểm trở lên: Nếu kết quả trên 34 điểm, bạn đang bị stress rất nặng và cần phải tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
2. Bài test kiểm tra căng thẳng bằng hình ảnh
Ngoài các bài test trắc nghiệm, bạn cũng có thể thực hiện một số bài kiểm tra đánh giá mức độ căng thẳng bằng hình ảnh. Các bài kiểm tra này được phát triển dựa vào những thay đổi của não bộ khi cơ thể bị stress.
– Bài test 1:
Bài test thứ nhất được phát triển bởi Tiến sĩ Thần kinh học Alice Mado Proverbio – Đại học Milano-Bicocca (Ý). Bài test này là một hình ảnh tĩnh 100% nhưng nếu đang bị stress, bạn sẽ nhận thấy bức hình này đang chuyển động.
Hình ảnh chúng ta nhìn thấy sẽ được xử lý bởi vỏ não thị giác. Vỏ não thị giác có các V1, V2, V3, V4, V5. Trong đó V5 là khu vực xử lý chuyển động hình ảnh 3D, V4 chịu trách nhiệm nhận diện hình dạng và màu sắc. Khi bị stress, một số tín hiệu có thể bị ức chế hoặc suy yếu khiến cho mức nhận thức cao hơn. Vì vậy, những người bị stress sẽ nhìn thấy bức hình chuyển động mặc dù đây là hình ảnh tĩnh 100%.
Kết quả bài test:
- Nhìn thấy hình ảnh không chuyển động: Điều này cho thấy bạn không bị căng thẳng và đang có sức khỏe tốt.
- Hình ảnh di chuyển từ từ: Dấu hiệu cho thấy bạn khá mệt mỏi và stress nhẹ.
- Hình ảnh chuyển động liên tục: Nếu nhìn thấy hình ảnh quay liên tục, bạn đang phải đối mặt với stress và có thể mắc phải các bệnh tâm lý, tâm thần khác.
– Bài test thứ 2:
Tương tự như bài test số 1, bài test thứ 2 cũng sử dụng bức hình tĩnh 100% để đánh giá nguy cơ stress. Nhìn vào bức hình trong 10 giây, sau đó xem kết quả để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.
Kết quả:
- Nếu hình ảnh đứng yên, bạn hoàn toàn không bị stress và đang có tinh thần tốt nhất
- Trường hợp hình ảnh chuyển động nhẹ cho thấy bạn bị căng thẳng ở mức độ nhẹ. Điều này không quá nghiêm trọng và có thể được cải thiện ngay khi bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
- Nếu nhận thấy các vòng tròn chuyển động nhanh, khả năng cao là bạn đang bị stress nặng.
– Bài test thứ 3:
Nhìn thẳng vào bức hình trong một thời gian đủ dài, sau đó cảm nhận chiều chuyển động của bức hình và xem kết quả.
Kết quả:
- Nếu bức hình chuyển động theo chiều kim đồng hồ, bạn đang bị stress nhẹ
- Trường hợp vòng tròn chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ, bạn cần phải có biện pháp điều chỉnh vì cơ thể đang bị stress ở mức tương đối.
- Nếu bức hình đứng yên hoàn toàn, điều này cho thấy bạn đang bị stress nghiêm trọng.
3. Bài kiểm tra phong cách sống sàng lọc nguy cơ stress
Ngoài những tác động từ việc học, nghề nghiệp và các mối quan hệ, lối sống cũng là yếu tố góp phần gây stress. Người có lối sống không lành mạnh có khả năng cao bị căng thẳng. Trong khi đó, người duy trì chế độ sinh hoạt khoa học ít khi căng thẳng và luôn biết cách giải tỏa năng lượng tiêu cực.
Bài test này được phát triển bởi các chuyên gia tâm lý của Trung tâm y tế Đại học Boston. Mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với 4 câu trả lời với số điểm khác nhau:
- Không đúng/ Không bao giờ: 0 điểm
- Đúng một ít/ Ít khi xảy ra: 1 điểm
- Đa phần là đúng/ Thỉnh thoảng: 2 điểm
- Đúng hoàn toàn/ Thường xuyên: 3 điểm
Bộ 20 câu hỏi kiểm tra phong cách sống nhằm sàng lọc nguy cơ stress:
1 – Ăn ít hơn một bữa ăn lành mạnh/ ngày
2 – Không cảm nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh
3 – Hầu như không tập thể dục
4 – Tiêu thụ hơn 5 ly đồ uống chứa cồn mạnh mỗi tuần
5 – Thu nhập không đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản của cuộc sống
6 – Không tham gia các hoạt động xã hội và các câu lạc bộ
7 – Bạn không có bất cứ ai để tin tưởng tuyệt đối
8 – Cảm thấy khó khăn khi bày tỏ cảm xúc tức giận, lo lắng với những người xung quanh
9 – Không bao giờ có hành vi hay lời nói bông đùa
10 – Dùng nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày
11 – Không ngủ đủ giấc (7 – 8 giờ) nhiều hơn 3 lần/ tuần
12 – Xung quanh không có người bạn hay bất cứ ai để có thể tin tưởng dựa vào mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn
13 – Hút ít nhất nửa bao thuốc lá mỗi ngày
14 – Cân nặng vượt quá hoặc ít hơn so với tiêu chuẩn
15 – Không có bất cứ niềm tin nào về bản thân hay tôn giáo
16 – Không có nhiều bạn bè và người quen
17 – Không cảm thấy khỏe mạnh
18 – Không chia sẻ hay thảo luận các vấn đề với gia đình hay những người đang cùng chung sống (bạn bè, bạn đời)
19 – Gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc sắp xếp thời gian của bản thân
20 – Có rất ít thời gian cho bản thân
Kết quả:
- 0 – 10 điểm: Bạn hoàn toàn khỏe mạnh và gần như không bị căng thẳng thần kinh hay bất cứ vấn đề tâm lý khác
- 11 – 30 điểm: Mức độ căng thẳng ở mức trung bình
- 30 – 49 điểm: Đang bị stress khá nặng và điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
- Trên 50 điểm: Kết quả này cho thấy bạn đang bị stress trầm trọng và cần phải can thiệp các phương pháp cải thiện trong thời gian sớm nhất
Cần làm gì khi bài test cho thấy bạn đang bị căng thẳng?
Căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể lờ đi các dấu hiệu stress và để cho căng thẳng tiếp diễn. Stress phần nào tạo ra động lực để mỗi cá nhân nỗ lực vượt qua khó khăn và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên nếu căng thẳng kéo dài, cả sức khỏe thể chất và tâm thần đều phải chịu những tác động tiêu cực.
Nếu bài test cho thấy bạn đang bị căng thẳng, nên áp dụng các cách giảm stress để giải tỏa cảm xúc và lấy lại tinh thần thoải mái nhất. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh lối sống và cải thiện nguyên nhân gây stress. Chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng căng thẳng sẽ thuyên giảm hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì lối sống khoa học để giữ cho bản thân sức khỏe và tinh thần tốt nhất.
Trong trường hợp bị stress nặng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Bởi lúc này, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống do khó kiểm soát cảm xúc và không thể ngừng lo lắng về tài chính, công việc, học tập, các mối quan hệ,… Tìm gặp chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn giải tỏa stress và tránh tình trạng phát triển thành các rối loạn tâm thần.
Các bài test kiểm tra căng thẳng (stress) có thể xác định được nguy cơ và mức độ stress. Vì vậy, bạn nên thực hiện mỗi tuần để theo dõi sức khỏe tinh thần. Qua đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm giữ cho bản thân sức khỏe tốt nhất và phòng tránh hiệu quả những vấn đề về tâm lý.
Tham khảo thêm:
Hãy đặt câu hỏi cho tui sẽ trả lời
Có phải bạn không thấy mình được quan tâm phải không?