Bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Bệnh tự kỷ có di truyền hay không là mối quan tâm lớn của rất nhiều phụ huynh về hội chứng nguy hiểm này. Hiểu rõ được các cơ chế di truyền sẽ giúp các bậc cha mẹ có hướng phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ hiệu quả để con có một cuộc sống khỏe mạnh hạnh phúc nhất.
Bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Thực tế hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ đâu là nguyên nhân chính gây hội chứng tự kỷ, các yếu tố nguy cơ đưa ra vẫn chỉ là giả thuyết. Chính do đó mà việc điều trị vẫn chưa thể loại bỏ hết tự kỷ mà chỉ giúp cải thiện khả năng nhận thức, hành vi hay ngôn ngữ một phần nào đó. Vậy liệu bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Rất nhiều các nghiên cứu đã thực hiện để tìm ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh, trong đó đa phần kết quả đều cho thấy tự kỷ có liên quan đến các yếu tố di truyền. Các thông tin này còn cho biết yếu tố di truyền có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.
Cụ thể nghiên cứu được đăng trên tạp chí tâm thần học JAMA đã được thực hiện trên gần 1500 đứa trẻ, trong đó bao gồm 250 đứa trẻ mắc chứng tự kỷ cùng khoảng 1.400 bé không có biểu hiện hội chứng này. Đồng thời các nhà khoa học cũng tiến hành phân tích các dữ liệu từ cha mẹ của các bé này, kết quả cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc chứng tự kỷ hoặc cả hai cùng mắc thì trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ hơn rất nhiều.
Các nghiên cứu khác được thực hiện trên 5 quốc gia gồm Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Israel và Australia với hơn 2 triệu người cũng hoàn toàn cho thấy có đến 80% cá nhân mắc chứng tự kỷ đều có liên quan đến các đến từ các yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu anh chị mắc chứng tự kỷ thì đời em có thể tăng gấp 45 lần nguy cơ mắc bệnh.
Cần hiểu rằng yếu tố di truyền ở đây không chỉ mang hàm nghĩa là cứ cha mẹ bị mắc bệnh thì con cũng bị mắc bệnh theo mà còn còn liên quan đến các yếu tố đột biến Gen. Cụ thể hơn thì cha mẹ cao tuổi sinh con có thể gây ra các vấn đề đột biến gen và gây ra chứng tự kỷ ở con hoặc thậm chí đời cháu, đời chắt sau này.
Bệnh tự kỷ có di truyền hay không và di truyền theo mấy đời? Thực tế nghiên cứu cũng đã cho thấy tỷ lệ đời ông nếu sinh con trong thời điểm trên 50 tuổi trở lên nếu sinh con gái thì nguy cơ đời cháu mắc chứng tự kỷ tăng 1,79 lần còn với những người sinh con trai thì tỷ lệ đời cháu mắc bệnh là cao gấp 1,67 lần so với những người sinh con ở độ tuổi sớm hơn.
Bên cạnh di yếu tố di truyền, nếu trong quá trình mang thai mẹ gặp phải các tác động khác như dùng thuốc sai cách, bị bệnh thì nguy cơ mắc chứng tự kỷ bẩm sinh sẽ càng tăng vọt.
Mặc dù các nghiên cứu đều đã cho thấy di truyền đóng góp vào ASD tuy nhiên trên thực tế họ vẫn đang tìm hiểu về ý nghĩa của các yếu tố di truyền, cũng như xác định các mã gen cụ thể có liên quan và chiều hướng tác động thế nào. Và rất tiếc đây vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ chưa được giải đáp khiến việc điều trị tự kỷ chưa thể đạt được những kết quả tốt nhất.
Như vậy với băn khoăn bệnh tự kỷ có di truyền hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Yếu tố di truyền gần như đóng vai trò chính trong tác nhân gây bệnh tự kỷ.
Làm thế nào để hạn chế các nguy cơ di truyền trong hội chứng tự kỷ
Mặc dù yếu tố di truyền có đóng vai trò trong bệnh tự kỷ nhưng điều này không có nghĩa là những người có cha mẹ mắc bệnh đều sẽ mắc bệnh. Vẫn có những yếu tố nguy cơ khác thúc đẩy bệnh tự kỷ cũng như vẫn có những người trong gia đình không có ai mắc bệnh nhưng sinh con ra vẫn mắc hội chứng nguy hiểm này. Do đó cần phải có biện pháp phòng tránh toàn diện, không chỉ đáp ứng riêng với yếu tố di truyền.
Xem xét tiền sử bệnh lý gia đình là điều quan trọng cần làm khi có ý định kết hôn. Điều này không chỉ nhằm xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến chứng tự kỷ di truyền qua nhiều đời mà còn nhằm phòng tránh thêm rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu trong gia đình có tiền sử những người mắc bệnh hoặc có các biểu hiện liên quan đến tự kỷ, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Như đã nói việc phòng tránh hội chứng tự kỷ cần thực hiện toàn diện. Các yếu tố di truyền sẽ càng tăng cao nguy cơ nếu chịu các tác động từ yếu tố môi trường. Do đó để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc tự kỷ cần chú ý các vấn đề sau
- Hạn chế việc sinh con khi quá lớn tuổi. Tốt nhất nữ giới nên sinh con trước 50 tuổi. Trong độ tuổi từ 10- 30 luôn là thời điểm thích hợp để sinh con và phát triển tốt nhất ở cả nam và nữ
- Bảo vệ sức khỏe người mẹ trong thời kỳ mang thai, tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nếu gặp các vấn đề về cảm cúm, nhiễm vi khuẩn, virus cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để phòng tránh kịp thời. Virus Rubella cũng được cho là có liên quan đến hội chứng tự kỷ
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái trong thời kỳ mang thai, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm lý
- Sinh sống trong môi trường không khí trong lành, tránh những nơi có ô nhiễm không khí hay hóa chất nguy hiểm
- Khám thai định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
Ngoài ra nếu phát hiện con có các dấu hiệu của tự kỷ phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Thời điểm vàng để điều trị tự kỷ ở trẻ em theo các chuyên gia là từ 12- 36 tháng tuổi. Nếu điều trị đúng cách trong giai đoạn này có thể giúp trẻ phát triển các nhận thức, hành vi, nhận thức, ngôn ngữ phù hợp để vẫn có thể tham gia các sinh hoạt thường ngày như bình thường. Nếu trải qua giai đoạn vàng này thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh tự kỷ có di truyền hay không, hy vọng đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Mặc dù có liên quan đến các yếu tố di truyền nhưng nếu có các biện pháp kiểm soát và phát hiện sớm thì phụ huynh vẫn có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!