Cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ
Chậm nói là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tự kỷ nên rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này khiến việc điều trị đi sai hướng. Cùng tham khảo ngay những cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ đơn giản được tổng hợp sau đây để sớm có hướng điều trị chính xác nhanh chóng nhất.
Cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ
Chậm nói đơn thuần và tự kỷ là hai hội chứng rất dễ nhầm lẫn vì có một số triệu chứng điển hình giống nhau như chậm nói, ít các cử chỉ hành động, ít biểu lộ cảm xúc, không quay đầu lại khi người lớn gọi.. Chậm nói chắc chắn là triệu chứng của tự kỷ nhưng không phải trẻ chậm nói nào cũng mắc bệnh tự kỷ. Đồng thời mức độ nguy hiểm của tự kỷ thường trầm trọng hơn rất nhiều nên cần có hướng điều trị chính xác cho từng trường hợp.
Nguyên nhân gây bệnh
Tìm hiểm về cơ chế gây bệnh là biện pháp hàng đầu để phân biệt hai bệnh lý cũng như đưa ra hướng khắc phục nhanh chóng. Các nguyên nhân này cần được thực hiện xác định thông qua các xét nghiệm y khoa để đảm bảo chính xác nhất.
Tự kỷ |
Chậm nói đơn thuần |
Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, tạm thời chỉ có thể xác định có liên quan đến các yếu tố sau
|
Thường liên quan đến rất nhiều yếu tố, chủ yếu do các bệnh lý hay các khiếm khuyết cơ thể
|
Nói chung trong nguyên nhân của chứng khó nói có liên quan đến hội chứng tự kỷ, các nguyên nhân gây tự kỷ có liên quan đến các cơ chế tiềm ẩn từ gen nên rất khó kiểm soát.
Cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ qua các biểu hiện
Hầu hết với cha mẹ hay những người không hiểu về bệnh học, việc xác định phân biệt bệnh đều thông qua các biểu hiện bên ngoài là chủ yếu. Tuy nhiên các triệu chứng điển hình của hai hội chứng này khá giống nhau, phụ huynh cần phải thực sự kiên nhẫn quan sát các biểu hiện của trẻ hằng ngày để có thể phân biệt chính xác nhất.
Tự kỷ | Nói chậm đơn thuần |
Trẻ tự kỷ cần có ít nhất 3 biểu hiện sau đây
|
|
Để nhận biết các triệu chứng này chính xác nhất cần được tiến hành theo dõi trong vài tháng liền, thường là 3 tháng với trẻ tự kỷ. Vì thế phụ huynh cần sớm đưa con đến những cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh bệnh quá nặng thì rất khó chữa trị.
Ngoài ra trong cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ bác sĩ còn có thể chỉ định gia đình làm các bài test để kiểm tra xác định. Rất khó để một người không am hiểu bệnh lý có thể tự phân biệt chính xác hai hội chứng này.
Tiên lượng ở bệnh tự kỷ và chậm nói đơn thuần
Tuy nguyên nhân gây chứng chậm nói đơn thuần mà tiên lượng điều trị khác nhau. Dù vậy có thể thấy rõ ràng mức độ nguy hiểm của tự kỷ cao hơn chậm nói đơn thuần rất nhiều.
Cần biết rằng tự kỷ không thể chữa khỏi được mà chỉ cải thiện các triệu chứng, tăng cường nhận thức, cải thiện hành vi, ngôn ngữ sự tương tác đến xã hội để người bệnh có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Gia đình có con bị tự kỷ cần luôn chuẩn bị tinh thần phải sống chung với bệnh nhân cả đời. Tỷ lệ bệnh nhân bị tự kỷ có thể sống độc lập chỉ là 1- 2%, số còn lại phải sống cùng gia đình, trong đó có đến 50% phải phụ thuộc hoàn toàn cùng gia đình.
Trong khi đó với chứng chậm nói hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện bệnh sớm. Chỉ cần biết chính xác các nguyên nhân gây bệnh và giải quyết kết hợp với các biện pháp phát triển ngôn ngữ thì hoàn toàn có thể giúp bé trở lại với cuộc sống bình thường nhanh chóng.
Cần chú ý rằng, trẻ tự kỷ thường có thiên hướng mạnh về một lĩnh vực nào đó ví dụ như toán học, âm nhạc, hội họa hay nói chung trẻ chậm phát triển nhận thức ở mảng này nhưng lại phát triển mạnh hơn ở mảng khác. Trong khi đó nếu trẻ chậm nói không nhanh chóng được khắc phục kịp thời, các vấn đề về tai hay ngôn ngữ không phát triển có thể làm bé mất nhận thức so với lứa tuổi và phải sống phụ thuộc vào cha mẹ hoàn toàn.
Hướng điều trị cho trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói
Việc điều trị hội chứng tự kỷ cần phải kéo dài cả đời dưới sự giúp đỡ của gia đình và các cơ sở đào tạo học tập cho người mắc chứng này. Trong khi đó với chứng chậm nói tùy thuộc vào từng nguyên nhân nhưng điều trị càng sớm sẽ càng giúp quá trình hồi phục ngôn ngữ đạt kết quả tốt hơn. Dù vậy ở chứng tự kỷ việc điều trị sớm ngay từ giai đoạn 12- 36 tháng đầu đời sẽ mang đến kết quả tuyệt vời để trẻ có thể hòa nhập với xã hội như bình thường.
Trong cả hai hội chứng này, sự hỗ trợ của gia đình là điều vô cùng cần thiết. Gia đình cần dành nhiều thời gian để nói chuyện, giúp bé nhận thức xung quanh, hiểu ngôn ngữ và biểu cảm để bé sớm có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp hơn. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến khích nên đưa bệnh nhân mắc cả hai hội chứng này đến các cơ sở phục hồi ngôn ngữ chuyên biệt để được hỗ trợ.
Trị liệu tâm lý được thực hiện với các bệnh nhân chậm nói nếu liên quan đến các tác nhân sang chấn tâm lý trong khi được áp dụng với trẻ tự kỷ nếu con có dấu hiệu trầm cảm hay có các rối loạn cảm xúc khác. Phẫu thuật được chỉ định với trẻ chậm nói do liên quan đến các bệnh lý tai – mũi – họng gây chậm nói.
Riêng với bệnh nhân tự kỷ còn cần được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản vì họ có thể không thực hiện được các hành vi này, phụ thuộc quá nhiều vào gia đình. Có những người bị tự kỷ dù đến tuổi trưởng thành nhưng không được điều trị đúng cách nên việc ăn uống, đánh răng, tắm rửa vẫn không thể tự thực hiện. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu các thế mạnh của con để tạo môi trường phát huy tốt nhất, bù đắp những khiếm khuyết về nhận thức khác.
Trên đây là một số thông tin về cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Rất khó để tự phân biệt hai hội chứng này mà cần có sự thăm khám chính xác từ bác sĩ chuyên môn. Quan sát và phát hiện các triệu chứng bất thường từ con ngay từ các giai đoạn đầu là cách tốt nhất để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!