Căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì

Bên cạnh hàng loạt tác hại nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần, tình trạng căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì. 

Căng thẳng stress quá mức là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến nhiều người tăng cân nhanh chóng. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề này với hiện tượng tăng cân không thể kiểm soát.

Tuy sự tăng cân là kết quả của thói quen tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không lành mạnh hoặc phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nồng độ cortisol tăng lên nhưng các bác sĩ chuyên khoa vẫn sẽ ưu tiên giải quyết dứt điểm trạng thái căng thẳng stress.

Căng thăng stress có thể gây thừa cân béo phì. Tại sao lại như vậy? Trước khi tìm hiệu cặn kẽ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng stress đối với cơ thể.

Tác hại của tình trạng căng thẳng stress đối với cơ thể

Tình trạng căng thẳng stress có thể kích hoạt phản ứng tương tự khi chúng ta đối mặt với một mối đe dọa nguy hiểm này đó. Phản ứng này mang tên chiến đấu hay bỏ chạy (fight-or-flight response).

Tác hại của tình trạng căng thẳng stress đối với cơ thể
Tình trạng căng thẳng stress có thể kích hoạt phản ứng tương tự khi chúng ta đối mặt với một mối đe dọa nguy hiểm này đó.

Lúc này, sự giải phóng đồng loạt của hormon cortisol và adrenalin sẽ làm tăng nhịp tim, ức chế quá trình tiêu hóa, tăng cường lưu lượng máu lưu thông đến những nhóm cơ chính, đồng thời thay đổi nhiều chức năng thần kinh tự chủ khác. Vì vậy, cơ thể trở nên tràn đầy sức mạnh và năng lượng.

Theo các chuyên gia, ban đầu, phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy được hình thành nếu chúng ta phải đối mặt, chiến đấu hoặc bỏ chạy khi đối diện với những tình huống nguy hiểm. Lúc mối đe dọa biến mất, các hệ thống chiến đấu và phòng thủ của cơ thể sẽ quay trở lại bình thường thông qua phản ứng thư giãn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng mạn tính, phản ứng thư giãn không thể diễn ra như cơ chế tự nhiên. Do đó, cơ thể sẽ ở trong trái thái chiến đấu hoặc bỏ chạy gần như liên tục. Vì vậy, sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tình trạng căng thẳng stress thôi thúc bệnh nhân sa vào nhiều thói quen không lành mạnh, ví dụ ăn uống không kiểm soát, nghiện thuốc lá, uống rượu bia… Hậu quả là cơ thể luôn phải gánh chịu hàng loạt tác động tiêu cực kéo dài của trạng thái này.

Tâm trí và thể chất luôn có sự gắn kết mất thiết không thể tách rời. Khi chúng ta cảm thấy quá căng thẳng, áp lực về những điều bất-như-ý trong công việc, cuộc sống thì các vấn đề sức khỏe thể chất cũng sẽ từ từ xuất hiện.

Trái lại, những bệnh lý thực thể như: tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, khiến bạn càng thêm lo lắng, bất an. Nếu phải thường xuyên phải chịu đựng căng thẳng ở mức độ cao, cơ thể chúng ta sẽ hình thành nhiều phản ứng tương ứng.

Tình trạng căng thẳng stress có thể gây ra 10 hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm:

1. Bệnh tim mạch

Tình trạng căng thẳng liên quan trực tiếp đến hiện tượng tăng nhịp tim, lưu lượng máu và giải phóng nhiều cholesterol cùng các chất béo triglyceride trong máu. Không chỉ dừng lại ở đó, stress còn gây béo phì, kích thích bệnh nhân nghiện thuốc lá, đồng thời gián tiếp làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Hơn nữa, những cảm xúc căng thẳng đột ngột có thể dẫn đến nhiều vấn đề tim mạch nghiêm trọng, trong đó có đau tim. Đây chính là lý do vì sao các bệnh nhân bị bệnh tim mạn tính luôn phải tránh xa những tình huống gây căng thẳng cấp tính.

2. Hen suyễn

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tình trạng căng thẳng stress có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ. Thậm chí, một số bằng chứng chỉ rõ, tình trạng căng thẳng mạn tính ở cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn ở con cái.

Một nghiên cứu theo dõi, đánh giá mức độ căng thẳng của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ hen suyễn của trẻ em trong cùng điều kiện (có mẹ hút thuốc trong thai kỳ hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm không khí). Kết quả cho thấy, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của những đứa trẻ có phụ huynh bị stress cao hơn đáng kể so với bạn bè đồng trang lứa.

3. Béo phì

Tình trạng căng thẳng mạn tính khiến mỡ thừa tích tụ nhiều ở vùng bụng. Trong khi đó, mỡ thừa vùng bụng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe hơn hẳn so với mỡ thừa ở những khu vực khác trên cơ thể.

Thêm vào đó, tình trạng stress còn kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormon gây căng thẳng cortisol. Đây chính là tác nhân hàng đầu khiến cơ thể tích trữ mỡ thừa ở bụng.

4. Tiểu đường

Tình trạng căng thẳng có thể khiến bệnh tiểu đường trở nặng theo hai chiều hướng:

  • Stress hình thành thói quen xấu, chẳng hạn ăn uống quá độ, nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia…
  • Stress trực tiếp làm tăng lượng glucose trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

5. Giảm tuổi thọ

Một nghiên cứu đã đánh giá khả năng ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng stress đến sức khỏe tổng thể bằng cách quan sát những người lớn tuổi đang chăm sóc cho vợ/chồng của họ. Những người tham gia buộc phải chịu đựng căng thẳng trong một khoảng thời gian nhất định (vì chứng kiến người thân đau yếu nhiều ngày).

Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong của những người phải chăm sóc bệnh nhân cao hơn 63% so với những người cùng độ tuổi nhưng không cần chăm sóc ai khác.

Giảm tuổi thọ
Tình trạng căng thẳng stress có thể làm suy giảm tuổi thọ.

6. Nhức đầu

Tình trạng căng thẳng stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn nhức đầu phiền toái, thậm chí kích thích chứng đau nửa đầu migraine.

7. Trầm cảm, rối loạn lo âu

Tình trạng căng thẳng mạn tính liên quan mật thiết với căn bệnh trầm cảm và hội chứng rối loạn lo âu. Theo một khảo sát gần đây, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của những người bị stress trong công việc cao hơn khoảng 80% so với vài năm trước đó (thời điểm họ bị stress ít hơn).

8. Vấn đề đường tiêu hóa

Tuy không gây trực tiếp tạo nên những vết loét đường tiêu hóa nhưng tình trạng căng thẳng stress có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng. Đây là một trong những tác nhân gây bệnh về đường tiêu hóa (chứng ợ nóng, hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản…) phổ biến nhất.

9. Bệnh Alzheimer

Một nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, bằng cách kích thích não bộ tổn thương, tình trạng căng thẳng stress có thể làm bệnh Alzheimer thêm nặng nề. Các nhà khoa học cho biết, việc tránh xa tác nhân gây căng thẳng sẽ góp phần ức chế quá trình tiến triển của bệnh lý này.

10. Lão hóa sớm

Giới chuyên môn đã tìm thấy nhiều bằng chứng chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng căng thẳng stress đối với hiện tượng lão hóa. Các nhà khoa học từng tiến hành một nghiên cứu so sánh ADN của những bà mẹ có mức độ căng thẳng cao (đang nuôi dưỡng 1 em bé mắc bệnh kinh niên) so với những người phụ nữ bình thường.

Kết quả cho thấy, một vùng đặc biệt trên nhiễm sắc thể của họ đã bị lão hóa nhanh chóng. Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng căng thẳng stress có thể thúc đẩy tốc độ lão hóa, cộng thêm 9 – 17 năm tuổi so với thực tế.

Vì sao tình trạng căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì?

Khi chúng ta bị stress, cơ thể bắt đầu phóng thích hàng loạt hormon tích trữ chất béo. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng tăng cân. Cụ thể, để đáp ứng với tình trạng căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol. Loại hormon này thúc đẩy quá trình hình thành của chất béo nội tạng (chất béo nguy hiểm bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng).

Khi bệnh nhân bị căng thẳng mạn tính, hàm lượng hormon cortisol tăng lên đáng kể, từ đó gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì.

Bên cạnh đó, khi bị stress quá mức, chúng ta có xu hướng tìm đến thức ăn để xoa dịu tinh thần bởi thức ăn ngon khiến bộ não hoạt động hiệu quả và sinh ra cảm giác vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, vì muốn đối phó với tình trạng căng thẳng kéo dài, nhiều người đã ăn vặt liên tục. Thói quen này khiến cơ thể tích trữ quá nhiều năng lượng dư thừa, đồng thời bắt đầu tăng cân theo thời gian.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng stress quá mức cũng khiến chúng ta lo lắng, bất an, khó ngủ, thậm chí mất ngủ vào ban đêm. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, người bệnh sẽ bị thiếu ngủ và tăng cân.

Sau khi tiến hành một nghiên cứu quy mô, các nhà khoa học Anh nhận định, những người phải đối mặt với áp lực, căng thẳng dồn dập trong công việc trong vòng vài tháng sẽ tăng cân và nặng ký hơn các đồng nghiệp thảnh thơi, rảnh rỗi trong công việc.

Trong một báo cáo trên tờ Obesity, đội ngũ chuyên gia đến từ University College London đã giám định 2.527 mẫu tóc của cả đàn ông lẫn phụ nữ trên 54 tuổi và theo dõi họ trong khoảng 4 năm.

Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có hàm lượng hormon stress bên trong cơ thể ở mức cao thường có vòng bụng lớn hơn những người bình thường. Nồng độ hormon cortisol cao khiến chúng ta có xu hướng tìm đến thức ăn để ổn định cảm xúc và cân bằng tâm trạng. Trong khi đó, những loại thực phẩm được chọn dung nạp thường nhiều đường, giàu chất béo và calo.

Vì sao tình trạng căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì?
Những người có hàm lượng hormon stress bên trong cơ thể ở mức cao thường có vòng bụng lớn hơn những người bình thường.

Sau một khoảng thời gian dài tiêu thụ chúng, vòng bụng của họ cứ tiếp tục tăng thêm. Hơn nữa, sự tích tụ quá nhiều hormon cortisol cũng gây ra hàng loạt thay đổi về lượng đường huyết, tình trạng viêm nhiễm cùng các phản ứng của hệ miễn dịch. Tiến sĩ Sarah Jackson (trưởng nhóm nghiên cứu) kết luận rằng, tình trạng căng thẳng stress dài hạn có liên quan đến rủi ro tăng cân, béo phì.

Sau khi tiến hành khảo sát trên 4.700 thanh thiếu niên, các nhà khoa học thuộc Đại học Houston (Texas, Hoa Kỳ) đã nhận thấy mối liên hệ giữa vấn đề thừa cân với tình trạng căng thẳng stress trong cuộc sống gia đình. 3 yếu tố gây căng thẳng hàng đầu trong gia đình ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ bao gồm: cha mẹ ly hôn, kinh tế khó khăn, tình trạng sức khỏe của phụ huynh (đau ốm, bệnh tật).

Những yếu tố gây stress kéo dài trong gia đình đã tác động sâu sắc đến cả bé trai lẫn bé gái. Ở bé nam, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng đến cân nặng, khiến bé dễ bị thừa cân, béo phì. Trong khi đó, bé gái sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước các tác nhân dẫn đến căng thẳng.

Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thấy, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và khuyến khích trẻ vị thành niên tập luyện thể dục thường xuyên, chúng ta cần xem xét môi trường sinh sống cùng các mối quan hệ gia đình. Cuộc sống gia đình mang ý nghĩa thực sự lớn lao và đặc biệt đối với sức khỏe thể chất lẫn đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.

Tình trạng căng thẳng gây thừa cân béo phì có nguy hiểm không?

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình, vóc dáng, tình trạng căng thẳng stress mạn tính còn kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia, bệnh nhân có nguy cơ mắc phải những bệnh lý sau:

  • Bệnh về đường hô hấp: Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ cản trở hoạt động của cơ hoành và khí phế quản, từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hô hấp, khó thở, rối loạn nhịp thở.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Tình trạng thừa cân, béo phì khiến mỡ thừa tích tụ và bám chặt vào quai ruột, gây ra táo bón và bệnh trĩ. Không chỉ dừng lại ở đó, mỡ thừa cũng tích tụ ở gan và hình thành bệnh xơ gan.
  • Bệnh về xương khớp: Khi bị thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể sẽ tạo nên áp lực rất lớn lên hệ thống xương khớp. Theo thời gian, người bệnh có thể bị loãng xương, thoái hóa khớp, ảnh hưởng đến cột sống…
  • Bệnh tim mạch: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm máu nhiễm mỡ, tăng nồng độ cholesterol, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Bệnh tiểu đường: Khả năng tổng hợp insulin và chuyển hóa glucose của các bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm đáng kể. Do đó, hàm lượng đường huyết tăng cao và có thể kéo theo bệnh tiểu đường.
  • Suy giảm trí nhớ: Người trưởng thành và người lớn tuổi bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn bình thường.
  • Rối loạn nội tiết: Những người phụ nữ thừa cân, béo phì rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt và đa nang buồng trứng. Đàn ông có thể bị yếu sinh lý, thậm chí vô sinh nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Ung thư: Khi quá nhiều chất béo tích tụ, quá trình truyền dẫn tín hiệu thần kinh bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng. Đây chính là khởi nguồn của nhiều căn bệnh ung thư, bao gồm: ung thư thận, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy…

Phương pháp điều trị tình trạng căng thẳng stress

Để xác định chính xác liệu tình trạng thừa cân béo phì của mình có liên quan đến căng thẳng, stress hay không, độc giả cần chủ động thăm khăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh lý để loại trừ các nguyên nhân khác (chẳng hạn sự suy giảm chức năng tuyến giáp).

Sau khi chẩn cụ thể, bác sĩ bắt đầu xây dựng kế hoạch giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cân nặng an toàn, phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng uy tín để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ. Đặc biệt, nếu tình trạng căng thẳng stress có liên quan trực tiếp đến rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa.

Căng thẳng stress có thể gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, tình trạng này còn dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe khác về nội tiết, xương khớp, tim mạch, đường hô hấp, hệ tiêu hóa, trí nhớ… Do đó, để ngăn ngừa những hậu quả khó lường bắt nguồn từ stress, bạn cần cố gắng tránh xa căng thẳng, duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *