Căng thẳng, stress gây ù tai và cách xử lý
Căng thẳng, stress không chỉ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm về tâm trạng, tinh thần của con người mà còn làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như ù tai. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ cản trở đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ù tai là gì?
Ù tai là một trong các nhận thức ảo về thính giác gây xuất hiện các âm thanh bên trong tai, điều này có thể xuất hiện khi xung quanh không có bất kì âm thanh, tiếng động nào xảy ra. Những người gặp chứng ù tai hay có xu hướng tự cô lập bản thân hoặc cho rằng mình bị cô lập, họ luôn cảm thấy mọi người xung quanh không thể hiểu được những điều mà họ đang gặp phải.
Theo thống kê đưa ra từ Trường Y Harvard cho biết rằng, vào năm 2017 có khoảng gần 60 triệu người Hoa Kỳ gặp phải tình trạng bị ù tai. Còn theo ước tính dựa trên dân số toàn thế giới thì có khoảng 20% số người mắc chứng ù tai theo thời gian. Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ người bị mắc chứng ù tai cũng hiện đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Tình trạng ù tai có thể xuất hiện bởi nhiều cách khác nhau, âm thanh có thể to nhỏ và hình thành ở một hoặc cả hai tai. Thường thì người bệnh sẽ dễ nhận thấy hơn vào ban đêm vì lúc này không bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn bên ngoài.
Chứng ù tai có thể xuất hiện bởi một số lý do sau:
- Tuổi tác: Những người cao tuổi sẽ bị lão hóa theo thời gian, thính giác cũng dần bị suy giảm. Tuy nhiên hiện nay chứng ù tai cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ.
- Do chấn thương: Những chấn thương ở cổ, mặt, đầu, rách màng nhĩ, nhiễm độc cũng có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến các tế bào thính giác, gây nên tình trạng ù tai.
- Lạm dụng nhiều chất kích thích: Việc sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá, cà phê, các chất gây nghiện cũng khiến cho quá trình dẫn truyền âm thanh bị cản trở.
- Do các bệnh xương khớp: Những bệnh lý về tai, mũi họng hoặc thoái hóa đốt sống cổ cũng là nguyên nhân dẫn đến ù tai.
- Viêm họng, viêm mũi, viêm VA: Đây là những căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thính giác.
- Căng thẳng, áp lực kéo dài: Tình trạng căng thẳng quá mức hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều tiếng ào cũng làm cho con người dễ rơi vào trạng thái ù tai.
Căng thẳng, stress và ù tai – Vòng lẩn quẩn phức tạp
Căng thẳng, stress là một trạng thái tâm lý biểu hiện khi con người phải đối diện với những vấn đề khó khăn, áp lực hoặc cảm thấy đang gặp phải một nguy cơ bị đe dọa nào đó. Tình trạng căng thẳng có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên do, tuy nhiên hiện nay các áp lực công việc, gia đình, học tập, xã hội là yếu tố tác động nhiều nhất.
Căng thẳng, stress cũng chính là một trong các nguyên nhân có thể gây ra chứng ù tai. Bởi vì khi cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng thẳng sẽ làm cho thính giác bị tác động và gây ra những ảo giác về âm thanh. Ngược lại, tình trạng ù tai cũng là yếu tố làm gia tăng mức độ của stress. Do đó, có thể nhận định rằng, căng thẳng stress và ù tai có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong một nghiên cứu tại Đại học Mina của Ai Cập được thực hiện bởi Gomaa và các đồng nghiệp của mình thì chỉ có khoảng 25 trong tổng số 100 người bị chứng ù tai không xuất hiện các triệu chứng của stress. Số bệnh nhân còn lại đều có những dấu hiệu về tình trạng căng thẳng ở những mức độ khác nhau.
Một nghiên cứu khác nhận thấy được mối quan hệ trực tiếp giữa chứng ù tai và tình trạng căng thẳng, stress. Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng thang trầm cảm, lo âu và căng thẳng để áp dụng lên tổng 196 người có độ tuổi từ 20 đến 60. Sau khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nhà khoa học thu được kết quả cho thấy những người có mức độ stress, căng thẳng cao thì chứng ù tai cũng biểu hiện trầm trọng hơn.
Cách khắc phục tình trạng ù tai do căng thẳng, stress
Tình trạng căng thẳng, stress gây ù tai nếu không được xác định và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp khắc phục sau đây:
1. Gặp bác sĩ
Với chứng ù tai do căng thẳng, stress gây ra thì phương pháp tâm lý trị liệu là lựa chọn hoàn hảo nhất. Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân để dần tháo gỡ những căng thẳng, áp lực và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ còn hướng dẫn cho bệnh nhân các kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để hạn chế tình trạng stress và giảm thiểu chứng ù tai một cách an toàn, tự nhiên.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa còn xem xét tình trạng ù tai của từng bệnh nhân để có thể đưa ra hướng khắc phụ phù hợp. Nhiều trường hợp người bệnh nặng cũng sẽ được áp dụng các loại thuốc hỗ trợ trị bệnh. Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp chứng ù tai do stress được nhanh chóng thuyên giảm.
2. Cải thiện lối sống
Do căng thẳng, stress chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ù tai nên để khắc phục tốt nhất bạn cần phải khắc phục được những áp lực, lo lắng của bản thân. Lời khuyên tốt nhất từ chuyên gia đó chính là nhanh chóng thay đổi lối sống để hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng kéo dài.
Để cải thiện chứng ù tai do stress, bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên vận động: Vận động không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và thể chất mà còn ổn định tinh thần, hạn chế các suy nghĩ tiêu cực và bi quan, tránh căng thẳng, áp lực quá mức. Những người bệnh cần phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao đơn giản để giúp não bộ được hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện ăn uống: Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng căng thẳng, stress gây ù tai. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế những chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá,….
- Thiền: Đây là một trong các phương pháp giúp cân bằng tâm trí một cách hiệu quả và đã được các chuyên gia công nhận. Việc ngồi thiền sẽ giúp bạn tĩnh tâm hơn, các suy nghĩ tiêu cực dần tan biến thay vào đó là sự thư giãn, cảm giác lạc quan, yêu đời hơn.
- Học chia sẻ: Việc thường xuyên tâm sự và chia sẻ với mọi người xung quanh cũng sẽ giúp cho bạn giải tỏa được những khó khăn, khúc mắc trong lòng. Thói quen này sẽ giúp bạn khắc phục được cảm giác căng thẳng và dần thuyên giảm chứng ù tai.
- Duy trì giấc ngủ: Tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, tập trung giấc ngủ vào buổi đêm và ngủ trước 23 giờ. Khi giấc ngủ được ổn định cũng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng căng thẳng, giúp thính giác phục hồi chức năng tốt hơn.
Căng thẳng, stress gây ù tai là một trong các hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng, suy giảm chất lượng học tập, công việc. Do đó, khi xác định được nguyên nhân ù tai do stress gây ra bạn nên nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!