Chấn thương tâm lý tuổi thơ nguy hại như thế nào?

Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những nguy hại lớn mà nhiều người không thể tưởng tượng được. Theo các thống kê cho rằng, độ tuổi từ 0 – 7 là những trường hợp có tỷ lệ mắc phải hội chứng này cao nhất. Nó có thể xảy ra do các tổn thương bởi tai nạn, bị lạm dụng, bị bỏ bê, tiếp xúc với bạo lực gia đình,…

Tổng quan về chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Tổn thương tâm lý thời thơ ấu xảy ra khi trẻ trải qua một sự kiện đau thương, nó có thể đe dọa đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cả tính mạng của một đứa trẻ. Những tác động này bao gồm các sự kiện đáng sợ, nguy hiểm hoặc bạo lực. Thông thường, trẻ không có khả năng tự chữa lành những tổn thương này nên cuộc sống có thể luôn ở trong tình trạng căng thẳng mãn tính và chấn thương.

chấn thương tâm lý thời thơ ấu
Tổn thương tâm lý thời thơ ấu xảy ra khi trẻ trải qua một sự kiện đau thương.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Los Angeles, Mỹ cho rằng những trẻ em trải qua các sự kiện tiêu cực thời thơ ấu thường dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực và dễ gây ra các biến chứng về tâm lý nguy hiểm. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, những ảnh hưởng tiêu cực có thể gây tác động lớn đến sức khỏe thể chất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tử vong sớm sau này của người bệnh.

Các bác sĩ tâm thần thường gọi hội chứng này là “căng thẳng sớm” bởi lẽ trên thực tế, các chấn thương thể chất và cảm xúc của người bệnh xuất hiện quá sớm và có thể gây những ảnh hưởng đến khi trưởng thành, đỉnh điểm của sự căng thẳng và đau khổ nghiêm trọng đến mức gây ra nhiều rủi ro và có thể phát triển một loại trầm cảm.

Vượt qua các chấn thương tâm lý tuổi thơ là một trong những việc vô cùng khó khăn. Những ký ức này có thể đi theo trẻ trong suốt quá trình phát triển và đã có nhiều trường hợp phải sống chung với nó trong cả quãng đời còn lại.

Nguyên nhân gây chấn thương tâm lý tuổi thơ

Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể diễn ra trong một thời gian dài khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kê, tác động khiến trẻ mắc phải hội chứng này có thể kể đến như:

chấn thương tâm lý thời thơ ấu
Bạo lực học đường có thể là nguyên nhân gây chấn thương tâm lý tuổi thơ.
  • Trẻ bị lạm dụng về thể chất, lạm dụng tình dục hoặc về tâm lý và tình cảm
  • Bị bỏ mặc
  • Ảnh hưởng do tác động của các yếu tố môi trường như thiên tai như bão, động đất hoặc hỏa hoạn,…
  • Trẻ vô gia cư hoặc bị phân biệt chủng tộc
  • Từng trải qua tai nạn nghiêm trọng hoặc bệnh tật đe dọa tính mạng
  • Mất mát, bạo lực từ một hoặc nhiều người thân
  • Trẻ thường xuyên chịu bạo lực từ xã hội và học đường
  • Chứng kiến ​​hoặc trải qua bạo lực gia đình
  • Các yếu tố gây căng thẳng như mất mát, thương tật diễn ra trong thời gian dài

Chấn thương tâm lý tuổi thơ nguy hại như thế nào?

Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với từng cá nhân. Nó có thể diễn biến với các biểu hiện và triệu chứng khác nhau ở từng độ tuổi nhất định. Những nguy hại mà hội chứng này mang lại cần chú ý ở cả trẻ em và người lớn, cụ thể như sau:

1. Ở trẻ em và thanh thiếu niên

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, chứng chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng đến người bệnh như:

  • Lo lắng, cáu gắt
  • Sợ hãi và rút lui khỏi các hoạt động xã hội
  • Khó ngủ, mất ngủ và tăng cơn ác mộng
  • Đối với các trẻ lớn thường cảm thấy khó tập trung và gặp nhiều vấn đề trong học tập
  • Giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn ăn uống và xuất hiện các hành vi tự hại khác
  • Gia tăng sự hung hăng và tức giận, trẻ lớn có thể xuất hiện các hành vi như hoạt động tình dục và sử dụng rượu hoặc ma túy.

2. Đối với người trưởng thành

Ở người trưởng thành, chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Chung quy, nó thường gây ra những nhận thức sai lệch về bản thân, xấu hổ, sợ hãi, tội lỗi, tự trách bản thân,… Những biểu hiện này có thể gây ra khó khăn trong công việc, làm ảnh hưởng đến các mối liên hệ xung quanh và cả sức khỏe của chính bản thân.

Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những tác động đến người trưởng thành như:

  • Hình thành cái tôi ngụy tạo

Trẻ nhỏ luôn mong muốn được hưởng sự yêu thương và chăm sóc từ bố mẹ. Tuy nhiên, nếu không may gia đình không thể đáp ứng nhu cầu này, trẻ có thể tự cố gắng che giấu những cảm xúc và tự đáp ứng nhu cầu của mình, gạt bỏ đi những cảm xúc thật. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành “cái tôi giả tạo” và thể hiện hiện cho mọi người thấy.

chấn thương tâm lý thời thơ ấu
Hình thành cái tôi ngụy tạo là một trong những tác động của chứng chấn thương tâm lý tuổi thơ.

Việc kìm nén cảm xúc lâu dần sẽ làm mất đi cảm xúc thật của mình, bởi chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Lúc này, bạn sẽ sống thường xuyên trong những bất an vì lo sợ rằng những gì bạn đang cố gắng ngụy tạo ra sẽ biến mất và rất có thể bạn sẽ không còn được chăm sóc, yêu thương và chấp nhận nữa.

  • Suy nghĩ nạn nhân

Những suy nghĩ của bạn có thể trở nên cố hữu và tự động, nó kìm hãm và không cho phép bạn thực hiện tốt một số việc trong cuộc sống. Theo đó, nếu bạn có suy nghĩ bạn không được phép làm một việc nào đó, thì chính bản thân sẽ cảm thấy không có đủ khả năng kiểm soát hành động của chính mình – đây chính là biểu hiện của một nạn nhân.

Tuy nhiên, bạn có thể chỉ có suy nghĩ này khi còn nhỏ. Bởi lúc này mọi việc làm đều phụ thuộc rất nhiều vào người khác vì ý thức còn rất hạn chế. Thế nhưng, bạn không phải là nạn nhân khi đã trưởng thành.

  •  Gây hấn thụ động (passive – agressiveness)

Đây là một hành vi có thể lặp đi lặp lại, nó có thể là biểu lộ của một cảm xúc tiêu cực theo cách gián tiếp thay vì việc công khai chúng.

Theo đó, trẻ khi lớn lên trong môi trường thường xuyên có những cuộc cãi vã, giận dữ của những người thân. Điều này sẽ hình thành suy nghĩ, tức giận là không thể chấp nhận được. Đến khi trưởng thành người này sẽ ý thức sự nóng giận là một cảm xúc bạo lực và cố gắng dồn nén.

  • Thụ động

Trẻ từng có quá khứ bị người thân bỏ rơi bởi người thân hoặc ba mẹ thường sẽ chôn vùi sự tức giận và sợ hãi của mình với hy vọng rằng sẽ không ai bỏ mặc một lần nữa. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn bỏ rơi chính bản thân mình vì phải chạy theo mong muốn của người khác, cuối cùng bạn không biết cách để sống đúng với cảm xúc của chính mình.

  • Gặp khó khăn trong mối quan hệ

Vấn đề này thường gặp ở những trẻ bị tổn thương từ những người chăm sóc. Người chăm sóc trẻ là người thường xuyên quan tâm, chăm sóc trẻ hàng ngày, là người gần gũi nhất với trẻ. Đó có thể là cha mẹ, ông bà hoặc cha mẹ nuôi, những người mà trẻ tin tưởng nhất. Mối quan hệ này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nên nhân cách của trẻ.

Khi trẻ bị tổn thương từ chính người chăm sóc trẻ, họ sẽ cảm thấy mất niềm tin vào tất cả những người xung quanh, cảm thấy thế giới này thật đáng sợ, tất cả đều nguy hiểm. Từ đó, trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ trong tương lai, kể cả với bạn bè cùng trang lứa.

Làm thế nào để vượt qua chấn thương tâm lý tuổi thơ?

Vượt qua chấn thương tâm lý tuổi thơ sẽ giúp bạn mạnh mẽ, tự tin, hạnh phúc và thành công hơn. Hãy thử áp dụng những phương pháp dưới đây nhé.

1. Tự chữa lành nỗi đau và buông bỏ quá khứ

Nếu bạn có thể nhận biết được nỗi đau, tổn thương hiện tại của mình là từ sự kiện nào xảy ra trong quá khứ, bạn có thể tự chữa lành cho chính mình. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn vượt qua nỗi đau:

Thừa nhận và nhận ra những tổn thương đó là gì?

Các nạn nhân bị chấn thương thời thơ ấu thường dành rất nhiều thời gian, công sức để giả vờ quên đi, loại bỏ nó ra khỏi ký ức như nó chưa từng xảy ra hoặc luôn trách cứ bản thân mình. Cách duy nhất để chữa lành là thừa nhận một sự kiện đau buồn đã xảy ra và nhận bài học từ sự kiện đó để bước tiếp về phía trước. Chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ được.

Đòi lại quyền kiểm soát

Khi bạn trưởng thành, nỗi đau, tổn thương trong quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy bất lực trong việc điều khiển cảm xúc, hành động, suy nghĩ. Bạn có thể thấy mình đang hành động như một nạn nhân và phải đưa ra lựa chọn trên nỗi đau trong quá khứ. Khi bạn là nạn nhân, quá khứ sẽ kiểm soát hiện tại của bạn. Nhưng khi bạn đã chinh phục được nỗi đau, hiện tại sẽ do bạn kiểm soát.

Khi bạn sẵn sàng buông bỏ “lớp bảo vệ” cũ mà bạn đã sử dụng khi còn nhỏ để điều hướng chấn thương, bạn sẽ có thể giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình bây giờ và chữa lành nỗi đau của bạn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ và đừng tự cô lập mình

Bản năng tự nhiên mà nhiều người sống sót sau chấn thương có là thu mình lại, sống khép kín, tạo hàng rao ngăn cách mình với xã hội. Nhưng điều này sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Hãy thử tìm cách kết nối, duy trì các mối quan hệ của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ. Bạn có thể nói chuyện với một thành viên gia đình, bạn bè, chuyên gia tâm lý đáng tin cậy hoặc cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ những người sống sót sau chấn thương thời thơ ấu.

Chăm sóc sức khỏe của bạn

Khả năng đối phó với căng thẳng của bạn sẽ tăng lên nếu bạn khỏe mạnh. Thiết lập một thói quen hàng ngày cho phép bạn nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Quan trọng nhất là tránh xa rượu và ma túy. Những thứ này chắc chắn sẽ làm tăng cảm giác trầm cảm, lo lắng và đơn độc của bạn và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng chấn thương của bạn.

Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của chấp nhận và buông bỏ

Chấp nhận một điều gì đó không có nghĩa là bạn đang ôm lấy nỗi đau của mình hay bạn thích nó hay đồng ý với nó. Chấp nhận có nghĩa là bạn đã quyết định mình sẽ làm gì với nó. Bạn có thể quyết định để nó thống trị cuộc sống của bạn hoặc bạn có thể quyết định để nó qua đi. Buông bỏ không có nghĩa là bỏ buộc. Buông bỏ nghĩa là không còn cho phép những ký ức và cảm giác tồi tệ của một tuổi thơ tồi tệ cướp đi cuộc sống tốt đẹp của bạn bây giờ.

chap nhan tu bo

Thay thế những thói quen xấu bằng những thói quen tốt

Những thói quen xấu tưởng chừng như giúp bạn thoát ra khỏi hố đên ký ức nhưng kỳ thực nó sẽ làm bạn chìm sâu hơn trong quá khứ. Hãy tập từ bỏ những thói quan tiêu cực, thay vào đó là những thói quen tích cực. Việc này không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào sự quyết tâm của bạn. Bạn có thể tìm đến các nhà trị liệu để được hỗ trợ.

Hãy kiên nhẫn với chính mình

Những tổn thương trong thời thơ ấu có thể khiến bạn phát triển những cảm xúc tiêu cực, mất kiểm soát hành động, lời nói, tạo ra cơ chế phòng vệ và nhận thức sai lệch mà bạn có khó thể thay đổi được. Sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để từ bỏ những cảm xúc này. Chính vì vậy, hãy kiên nhẫn với bản thân và tôn trọng sự tiến bộ của bạn mỗi ngày, cho dù nó có nhỏ đến đâu. Chính sự tiến bộ nho nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn hồi phục và chữa lành nỗi đau trong thời thơ ấu.

2. Sự hỗ trợ từ gia đình

Sự hỗ trợ của gia đình có thể là chìa khóa để giảm thiểu tác động của chấn thương tâm lý đối với một đứa trẻ. Dưới đây là một số cách để hỗ trợ trẻ sau một sự kiện khó chịu:

  • Khuyến khích con bạn nói về cảm xúc của mình một cách chính xác. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được chuyện gì đã diễn ra với con, con đang phải chịu những nỗi đau như thế nào.
  • Tạo cho con cảm giác an toàn và tin tưởng: Đảm bảo với con bạn rằng bạn sẽ làm mọi thứ có thể để giữ chúng an toàn. Như vậy, chúng sẽ cảm thấy an tâm hơn, bớt hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi.
  • Chịu trách nhiệm và đồng hành cùng trẻ vượt qua nỗi đau. Có thể bạn không phải là người gây ra nỗi đau của trẻ nhưng chúng ta là gia đình của trẻ, là những người thân thiết nhất với trẻ, hãy nhận lãnh trách nhiệm giúp đỡ trẻ vượt qua nỗi đau, tổn thương trong quá khứ.
  • Giữ tâm thế bình an: Cảm giác bình an từ bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy bình yên, an toàn, được che chở, được xoa dịu những nỗi đau hơn. Những cảm xúc tiêu cực (giận dỗi, bực tức, dễ nóng nảy, dễ khóc…) sẽ càng khiến cho trẻ khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực có sẵn trong mình.

3. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu hiện đang là một giải pháp vàng để chữa lành những nỗi đau, tổn thương trong quá khứ của con người, chữa lành tâm bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, làm cân bằng cảm xúc…

Trong phương pháp tâm lý trị liệu, chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ dùng ngôn ngữ, lời nói để giúp thân chủ gỡ rối vấn đề, thay đổi niềm tin, tư duy về cuộc sống để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, lời nói và hành động, cải thiện sức khỏe tinh thần cho thân chủ.

Phạm Thị Ngọc Trâm

Trị liệu chấn thương tâm lý tuổi thơ tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Với đội ngũ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, hiện nay Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một địa chỉ uy tín và đi đầu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu với quy mô lớn, chuyên nghiệp và tận tâm.

Phương pháp tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam dựa trên cơ sở khoa học NLP, khoa học năng lượng, khoa học tâm trí chuyên sâu… Các chuyên gia sẽ đồng hành cùng thân chủ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ vấn đề tâm lý, từ đó đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp với khách hàng. Có những chấn thương tâm lý tuổi thơ dễ dàng nhìn thấy nhưng cũng có những nguyên nhân rất khó để nhận ra. Bằng phương pháp dòng thời gian, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ thực sự.

Mỗi người sẽ có những chân thương tâm lý tuổi thơ khác nhau dù biểu hiện bên ngoài có thể giống nhau. Bởi vậy, chương trình trị liệu của mỗi cá nhân cũng được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, với vấn đề chấn thương tâm lý tuổi thơ, các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp khách hàng:

  • Nhìn nhận và đối diện vấn đề quá khứ;
  • Học cách buông bỏ và tha thứ cho những điều đã xảy ra trong quá khứ.
  • Thay đổi góc nhìn, quan điểm về sự kiện quá khứ theo hướng tích cực hơn.
  • Biến những bài học, trải nghiệm đau thương trở thành nguồn lực ở hiện tại.
  • Thấu hiểu và yêu thương bản thân.
  • Từ bỏ những thói quen tiêu cực, tạo lập những thói quen tích cực.
  • Tự tin vào giá trị bản thân, sống bình an, hạnh phúc.
  • Đánh thức mục tiêu, ước mơ, khát khao của khách hàng để hướng về tương lai.

Liên hệ để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý trị liệu: 096 589 8008.

Hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh chóng hơn tại đây.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *