Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và nắm rõ thông tin về những thực phẩm trẻ tự kỷ nên và không nên ăn. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với trẻ tự kỷ

Những trẻ mắc phải căn bệnh tự kỷ, ngoài những khó khăn trong việc giao tiếp, thực hiện các kỹ năng, tương tác xã hội còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về ăn uống giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày. Một trong những biểu hiện đáng lo ngại của trẻ đó chính là tình trạng chán ăn, cơ thể hấp thu kém hoặc gặp phải tình trạng dị ứng với một số thực phẩm. Vì thế, để giúp trẻ cải thiện tốt hơn, các bậc phụ huynh nên chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và hiệu quả.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên áp dụng chế độ ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe não bộ tốt hơn, hạn chế các nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Trong một số nghiên cứu đã cho biết rằng, tỉ lệ trẻ bị dị ứng với thực phẩm sẽ tăng cao khi trẻ mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ. Hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Tuy nhiên cha mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ bị tự kỷ sẽ gặp phải khó khăn trong việc diễn đạt và nói ra những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Vì thế, khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc món ăn nào đó sẽ khiến cha mẹ khó nhận biết được. Do đó, cũng có rất nhiều trường hợp cha mẹ vô tình cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm mà trẻ dị ứng, gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chứng tự kỷ xuất hiện là do các bất thường xảy ra bên trong não bộ. Vì thế, không chỉ thuốc mà các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng có thể mang lại lợi ích hoặc gây hại cho trẻ. Nếu trẻ có thể bổ sung những thực phẩm phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe của não bộ, hệ thần kinh và ổn định tâm trạng tốt hơn. Ngược lại, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều các thực phẩm tiêu cực sẽ làm cản trở đến quá trình cải thiện hoặc làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ là rất cần thiết. Khi trẻ được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này, cha mẹ nên chú ý tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được thực phẩm ăn uống phù hợp với trẻ, từ đó giúp trẻ cải thiện sức khỏe tốt hơn, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết

Như đã nói trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, cha mẹ cũng nên biết được trẻ nên ăn gì và kiêng gì.

1. Trẻ tự kỷ nên ăn gì?

1.1 Bổ sung Omega-3 trong chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ

Các chuyên gia cho biết rằng, việc cho trẻ tự kỷ bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều axit omega 3 sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của trẻ. Omega 3 là một trong các chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và chức năng của hệ thần kinh. Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, người bệnh tự kỷ sẽ có nhiều khả năng bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng giữa omega 3 và axit béo omega 6 bên trong máu. Việc ăn uống không đều độ cũng là nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này.

Điển hình như có một số trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ không ăn cá loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi,…Vì thế mà các bậc phụ huynh lại loại bỏ các loại cá này ra khỏi thực đơn ăn uống của trẻ. Điều này vô tình làm cho trẻ bị thiếu hụt nồng độ omega 3 và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Cha mẹ nên chú ý bổ sung Omega-3 trong chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ

Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ lượng omega 3 cần thiết cho cơ thể của trẻ. Các chuyên gia cho biết rằng, đối với trẻ bị mắc chứng tự kỷ mỗi ngày cần bổ sung 1,5g axit béo omega 3. Việc bổ sung omega 3 mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ giảm bớt tình trạng lo lắng, hung hăng, tăng động, bốc đồng, gia tăng sự tập trung, chú ý và cải thiện dần khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Những thực phẩm chứa nhiều omega 3 mà cha mẹ có thể lựa chọn để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó, hạt chia, bắp cải, súp lơ,…

1.2 Bổ sung vitamin D

Trong một vài nghiên cứu chuyên khoa đã nhận thấy mối quan hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ và nồng độ vitamin D thấp, cũng bởi vitamin D có công dụng điều hòa và cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cũng đã nhận định rằng, khi trẻ em bị thiếu hụt vitamin D sẽ có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao hơn những trẻ khác. Việc mất cân bằng vitamin D sẽ làm cho cơ thể suy giảm khả năng xác định các tác nhân xấu xâm nhập từ bên ngoài và không thể loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, thậm chí tình trạng này có có nhiều nguy cơ làm phát triển chứng rối loạn ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia cho biết, vitamin D có công dụng bảo vệ và chống lại các tác nhân có thể gây tổn thương đến DNA và hỗ trợ chữa lành các tổn thương hiệu quả. Bên cạnh đó, loại vitamin này có có khả năng giúp giảm stress, hạn chế độ lượng cytokine viêm bên trong não bộ từ đó ngăn chặn được các chứng rối loạn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ bị tự kỷ. Một số thực phẩm nên lựa chọn như tôm, cá, nấm, trứng, yến mạch, sữa nguyên kem,…

1.3 Bổ sung sắt cho trẻ tự kỷ

Sắt là một chất cần thiết đối với não bộ, nó góp mặt trong quá trình tổng hợp và hình thành chất dẫn truyền thần kinh myelin. Để quá trình phát triển của não bộ diễn ra bình thường, bạn cần cung cấp đủ sắt theo đúng nhu cầu về độ tuổi, đặc biệt là những trẻ đang mắc chứng tự kỷ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Sắt là một chất cần thiết đối với não bộ, nó góp mặt trong quá trình tổng hợp và hình thành chất dẫn truyền thần kinh myelin.

Các chuyên gia nhận thấy, hầu hết những trẻ bị tự kỷ đều gặp phải tình trạng thiếu sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về nhận thức và hành vi. Vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, cha mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết thông qua các loại thực phẩm như củ cải đỏ, hạt dẻ, táo, lựu, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, củ cải đỏ,…

1.4 Bổ sung vitamin C

Tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể xuất hiện ở một số trường hợp trẻ bị tự kỷ. Vì thế, các chuyên gia cũng khuyên các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung vitamin cho trẻ nếu nhận thấy hàm lượng vitamin C thấp hơn so với mức bình thường. Trong rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được công dụng làm dịu những hành vi ở người của vitamin C. Khi thí nghiệm trên động vật cho thấy vitamin có tác dụng làm giảm bớt các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, đây cũng là một trong các triệu chứng đặc trưng của bệnh tự kỷ.

Các bậc phụ huynh có thể bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ bằng các thực phẩm như đu đủ, ớt chuông, cải xanh, dâu tây, ổi, kiwi,…

1.5 Bổ sung Axit béo phospholipid

Axit béo phospholipid là một trong các thành phần cấu trúc quan trọng của màng tế bào thần kinh. Khi cơ thể được bổ sung hàm lượng chất này sẽ giúp cho chức năng của màng tế bào thần kinh được điều chỉnh chức năng tốt hơn. Nghiên cứu lâm sàng cũng đã chỉ ra được sự khác nhau ở các đối tượng bệnh tâm thần đối với quá trình trao đổi chất của các axit béo này. 

Phospholipid là một trong các chất béo góp phần cấu tạo nên bao myelin bọc dây thần kinh. Nó giúp gia tăng mức độ nhạy bén của trí não, bên cạnh đó còn hỗ trợ bảo vệ não bộ tránh khỏi tình trạng suy giảm trí nhớ. Các chuyên gia cũng nhận thấy, đối với các trẻ bị tự kỷ thì hàm lượng axit béo phospholipid sẽ thấp hơn so với mức bình thường. Vì vậy việc bổ sung chất này là hết sức cần thiết đối với quá trình cải thiện sức khỏe của trẻ. 

1.6 Vitamin B6 và magie

Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin B6 và magie thường được áp dụng để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. Trong một số nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi về hành vi, khả năng ngôn ngữ, ăn nói, cải thiện sự bốc đồng, gia tăng chỉ số IQ và các kỹ năng xã hội khi trẻ được bổ sung magie và vitamin B6 đúng cách.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Vitamin B6 là loại vitamin cần thiết trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà hàm lượng dung nạp magie cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng cần 30mg/ ngày
  • Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 75mg/ ngày
  • Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 80mg/ ngày
  • Đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 130mg/ ngày
  • Đối với trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần 240mg/ ngày
  • Đối với trẻ từ 14 đến 18 tuổi sẽ chia theo giới tính: nữ cần 360mg/ ngày và nam cần 410mg/ ngày.

1.7 Bổ sung thực phẩm giàu axit amin

Việc bổ sung đầy đủ lượng axit amin trong chế độ dinh dưỡng của những trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ góp phần cải thiện được khả năng tập trung bởi vì chất này có chứa protein quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Ngoài ra, khi cơ thể được bổ sung các axit amin cần thiết sẽ giúp cải thiện chứng giảm chú ý, gia tăng khả năng thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đồng thời giúp trẻ cân bằng và giữ được bình tĩnh trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Thậm chí, axit amin còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ.

Một số gợi ý về những thực phẩm giàu axit amin mà cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị tự kỷ như đậu hà lan, hạt điều, trứng, thịt bò, thịt lợn, rong biển, gà tây, bí ngô, cá ngừ,…

2. Trẻ tự kỷ nên kiêng gì?

2.1 Đồ ăn từ sữa

Trong nhiều nghiên cứu đối với trẻ bị tự kỷ, các chuyên gia cho biết rằng, khi trẻ dần được loại bỏ sữa và những thực phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ dần cải thiện khả năng ngôn ngữ, trẻ nói được nhiều hơn, hạn chế các hành động bộc phát và một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Casein chính là một loại protein có từ sữa, khi chúng được tiếp xúc với acid dạ dày sẽ làm sản sinh ra exorphin. Chất này sẽ bám chặt vào hệ thần kinh và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình là tình trạng sương mù não. Đây là một thuật ngữ được dùng để diễn tả sự khó khăn trong việc tập trung hoặc tạo ra cảm giác mơ hồ về các hành vi, hoạt động mà bản thân thực hiện.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cần được hạn chế sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa

2.2 Đồ ăn chứa gluten

Một số hỗn hợp gluten được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì có thể gây nên tình trạng viêm nếu ăn quá nhiều. Các chuyên gia cho biết, cơ thể của trẻ nhỏ có thể sinh ra kháng thể với gluten, vì thế khi dung nạp lượng chất này sẽ làm gia tăng khả năng viêm não, dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm như mất trí nhớ, buồn nôn, lú lẫn,…Nhìn chung, các đồ ăn có chứa gluten đều có khả năng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ thần kinh. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về chứng bệnh tự kỷ cho biết, chức năng của trẻ bị tự kỷ đã bị suy giảm sẵn, khi dung nạp thêm gluten sẽ làm cho những triệu chứng gia tăng mạnh mẽ.

2.3 Ngô (bắp)

Ngô là một trong các thực phẩm được khuyến khích loại trừ khỏi chế độ ăn uống của trẻ bị tự kỷ. Hầu hết ngô sẽ được trồng và chăm sóc bởi nhiều phân bón hóa học có hại và sử dụng chất trừ sâu để phun tưới. Đồng thời, trong ngô cũng có chứa nhiều acid béo có hại cho sức khỏe và là nơi sinh trưởng của khoảng 22 loại nấm khác nhau. Do đó, ngô không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những trẻ đang gặp phải tình trạng tự kỷ. Do đó, cha mẹ nên chú ý hạn chế cho trẻ tự kỷ sử dụng loại thực phẩm này và cả những sản phẩm được chế biến từ ngô.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Ngô (bắp) là một trong các thực phẩm cần kiêng cử đối với chế độ ăn của trẻ tự kỷ

2.4 Đường

Các bậc phụ huynh nên kiêng đường ra khỏi chế độ ăn uống mỗi ngày của những trẻ bị tự kỷ. Bởi vì đường không chỉ làm gia tăng nguy cơ bị viêm mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào não. Bên cạnh đó, đường còn có thể gây nghiện, đối với những trẻ bị tự kỷ nếu sử dụng đường quá  nhiều có thể làm sản xuất ra các insulin ở bề mặt của tế bào não với số lượng cao hơn so với bình thường. Vì thế, để cải thiện tình trạng kém tập trung, giúp giảm bớt tính bốc đồng ở những trẻ bị tự kỷ, cha mẹ nên tránh sử dụng đường cho trẻ.

Thông tin của bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn đọc về những thực phẩm, các loại khoáng chất, vitamin trẻ tự kỷ nên ăn và nên kiêng. Hi vọng các bậc phụ huynh có thể dễ dàng xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ tốt đối với quá trình cải thiện bệnh của trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *