Stress nặng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn
Đau đầu, mất ngủ kéo dài, trí nhớ suy giảm, rụng tóc,…là những dấu hiệu nhận biết bạn đang gặp phải tình trạng stress nặng. Nếu các triệu chứng này không được khắc phục và kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nhiều nguy cơ biến chuyển thành trầm cảm, rối loạn lo âu.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị stress nặng
Stress là một trong các phản ứng bình thường của cơ thể khi phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng đến từ bên ngoài hoặc bên trong. Tình trạng stress không hoàn toàn có thể gây hại cho sức khỏe con người bởi vì đây cũng có thể là yếu tố tăng sự tập trung, linh hoạt và năng động hơn trong học tập và công việc.
Tuy nhiên nếu tình trạng stress kéo dài không thể kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Theo nhận định của các chuyên gia thì tình trạng stress nặng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc phải các chứng bệnh về rối loạn tâm thần ở con người. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát sớm các triệu chứng của stress cũng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Ngược lại, nếu stress không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng sau đây thì có nguy cơ bạn đang bị stress nặng.
1. Rối loạn giấc ngủ
Khi tâm trạng lo lắng, căng thẳng thái quá sẽ làm cho cơ thể dần sản sinh ra nhiều hormone adrenaline. Đây là một loại hormone làm gia tăng nhịp tim và huyết áp hỗ trợ bảo vệ sự sống của con người. Thế nhưng khi hàm lượng hormone được gia tăng quá mức sẽ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ buồn ngủ.
Ngược lại, những người bị stress nặng lại thường xuyên suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực, họ cảm thấy bất an và căng thẳng, luôn trong trạng thái bồn chồn không lối thoát. Khi những vấn đề này không được giải quyết sẽ làm cho họ khó có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình lúc nửa đêm,…Những trạng thái đối lập này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có sức sống, thiếu năng lượng và thường lờ đờ, uể oải vào ngày hôm sau.
2. Giảm trí nhớ, khó tập trung
Tình trạng stress nặng có thể gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ, người bệnh thường xuyên hay quên, dễ nhầm lẫn, đãng trí…Những trường hợp này có thể dễ bắt gặp ở những đối tượng người già cao tuổi vì các tế bào thần kinh trung ương dần bị thoái hóa theo thời gian.
Tuy nhiên, dấu hiệu này vẫn có thể gặp ở những đối tượng là trẻ nhỏ hoặc những người trẻ tuổi do áp lực, căng thẳng kéo dài. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ làm cho tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều hormone cortisol . Đây là loại hormone có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng nhịp tim và hỗ trợ tốt cho các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
Thế nhưng khi lượng hormone này được sản sinh quá mức sẽ làm cho tim đập nhanh liên hồi, gây ra các cảm giác hồi hộp, bồn chồn, chóng mặt, đau đầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến cho chức năng của nó bị suy giảm. Vì thế bạn có thể dễ dàng nhận thấy trí nhớ của người stress nặng bị giảm đáng kể, họ khó có thể tập trung để thực hiện việc gì.
3. Đau đầu, toàn thân nhức mỏi
Đâu đầu, nhức mỏi không phải là một trong các dấu hiệu nhận biết chính xác về tình trạng stress nặng. Những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ xuất hiện các cơn đau đầu kéo dài liên tục, bên cạnh đó họ còn có kèm theo các triệu chứng giật của những sợi thần kinh theo nhịp đập của cơ thể. Những cơn đau này thường sẽ xuất hiện ở phần đỉnh đầu, một bên đầu hoặc đau cả đầu.
Bên cạnh đó, tình trạng stress nặng còn khiến có cơ thể dần phản ứng lại bằng các tăng nhịp thở, tim đập mạnh, huyết áp tăng cao. Vì thế, sẽ dễ nhận thấy những người bị stress nặng thường mệt mỏi, đau nhức toàn thân, cơ thể ê ẩm, uể oải.
4. Rụng tóc
Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi cơ thể rơi vào trạng thái căng, thẳng quá mức sẽ khiến cho các nang tóc bị giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng rụng tóc, tóc dần yếu đi và bị thoái hóa sớm.
Bên cạnh đó, khi hệ thần kinh bị căng thẳng, stress nặng kéo dài và không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể sản sinh ra chất P nhằm mục đích bảo vệ các cơ quan đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng chất P lại là một trong những thành phần gây nên các tổn thương cho mầm tóc, khiến cho tốc độ tái tạo và mọc tóc bị giảm đi đáng kể, từ đó dẫn đến sự gia tăng số lượng tóc rụng.
5. Rối loạn kinh nguyệt
Đối với tình trạng stress nặng ở phụ nữ thì dấu hiệu nhận biết đó chính là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Theo nhận định của các chuyên gia thì để chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra thì các vùng dưới đồi, buồng trứng, tuyến yên phải kết hợp chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, khi phụ nữ bị stress sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố này, vùng dưới đồi bị rối loạn tác động xấu đến các cơ quan khác. Từ đó sẽ làm cho kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn, nhiều trường hợp dẫn đến đau bụng kinh dữ dội, vòng kinh thư, mất kinh,…Bên cạnh đó, khi bị stress nặng còn làm cho nồng độ đường tăng cao, gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng.
6. Xuất hiện một số vấn đề về tiêu hóa
Các chuyên gia cho biết rằng, sức khỏe thần kinh và tiêu hóa có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, stress nặng sẽ làm kích thích dây thần kinh phế bị gây nên tình trạng tăng tiết dịch vị và co bóp một cách khó kiểm soát.
Chính vì lý do này mà khi bị stress nặng bạn có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày, trào ngược, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, nóng rát thượng vị,….Đặc biệt, đối với những đối tượng đã gặp các vấn đề về tiêu hóa thì tình trạng stress có thể sẽ làm gia tăng mức độ của bệnh. Nhiều trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa dưới và trên do tình trạng căng thẳng, lo lắng thái quá.
7. Hệ miễn dịch suy yếu
Khi người bệnh gặp phải hầu hết những dấu hiệu nhận biết nêu trên thì cơ thể sẽ dần bị suy yếu hệ miễn dịch, sức đề kháng bị giảm mạnh. Khi cơ thể thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, không vận động hoặc không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể không thực hiện được tốt chức năng, từ đó hệ miễn dịch suy giảm là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch thì không còn đủ khả năng để chống chọi lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì thể những người bị stress nặng hay gặp phải các căn bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm hoặc có thể là những bệnh lý nguy hiểm hơn.
8. Giảm hứng thú khi quan hệ tình dục
Trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy, khi cơ thể bị căng thẳng, áp lực liên tục sẽ kéo theo những rối loạn về tâm sinh lý. Tình trạng stress nặng sẽ khiến cho cơ thể tiết ra lượng adrenalin gây cản trở dòng máu di chuyển đến bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.
Đối với nam giới thì khi testosteron lượng bị giảm đi sẽ gây nên một số hiện tượng như suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…Còn đối với nữ giới khi bị stress sẽ làm nồng độ nội tiết tố estrogen thay đổi dẫn đến tình trạng mất hứng thú quan hệ tình dục, lãnh cảm, khô âm đạo, đau rát khi quan hệ.
9. Một số dấu hiệu nhận biết khác
Bên cạnh những biểu hiện điển hình trên thì tình trạng stress nặng còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Nổi mụn trứng cá
- Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi
- Phát ban, nổi mề đây
- Đầu óc trống rỗng
- Khó có thể kiểm soát được cảm xúc, rất dễ xúc động
Cách điều trị stress nặng an toàn và hiệu quả
Stress nặng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống của con người. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của stress nặng bạn nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị và cải thiện để ngăn chặn được các hậu quả nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một só phương pháp hỗ trợ điều trị stress nặng an toàn và hiệu quả:
1. Điều chỉnh lối sống
Thay đổi và điều chỉnh lối sống là một trong các phương pháp cần thiết để giúp cho người bệnh có thể cân bằng cảm xúc và ổn định được tâm trạng hiệu quả. Thực tế cho biết rằng, hầu hết các trường hợp bị stress nặng đều xuất phát từ những căng thẳng, áp lực bởi học tập, áp lực, thói quen sống không lành mạnh,…
Vì thế để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của stress bạn nên nhanh chóng thực hiện các cách điều chỉnh lối sống sau đây:
- Quản lý thời gian hiệu quả: Bạn nên chú ý sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Không nên cố gắng làm quá nhiều việc trong cùng một ngày để tránh tình trạng kiệt sức hoặc căng thẳng tăng cao. Tốt nhất bạn nên lập ra một thời gian biểu cho mỗi ngày hoặc mỗi tuần và thực hiện đúng theo như kế hoạch.
- Ngủ đủ giấc: Việc thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giờ cũng là một trong các nguyên nhân gây ra stress nặng. Do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của bạn thân, nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23 giờ.
- Thường xuyên vận động: Để giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả bạn nên chủ động rèn luyện và nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao. Bạn có thể lựa chọn những môn nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,….để tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Áp dụng các liệu pháp thư giãn: Massage, châm cứu, bấm huyệt, nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm,…cũng là những liệu pháp giúp bạn thư giãn và giảm stress hiệu quả ngay tại nhà. Bạn nên duy trì những thói quen này để giúp ngăn ngừa những căn bệnh về tâm lý.
- Xây dựng chế độ ăn uống: Người bị stress nặng nên nhanh chóng thay đổi thói quen ăn uống của mình, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm có nhiều khoáng chất, vitamin…cũng giúp cho não bộ được phục hồi sức khỏe, tình trạng căng thẳng dần tan biến.
- Nhờ sự hỗ trợ: Nếu đang gặp phải những vấn đề khó khăn bạn nên chủ động nhờ sự trợ giúp của người thân bên cạnh. Học cách chia sẻ và tâm sự những vấn để của bạn thân để giảm stress hiệu quả và gia tăng được sự gắn kết bạn bè, gia đình.
Việc tổ chức và xây dựng lại lối sống cũng là cách hỗ trợ cải thiện và kiểm soát stress hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn.
2. Trị liệu tâm lý
Liệu pháp tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp thường được áp dụng đều điều trị các tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, suy nhược cơ thể,….Đây là phương pháp được thực hiện thông qua hình thức giao tiếp, trò chuyện để có thể tác động vào tâm lý của bệnh nhân.
Với những trường hợp bị stress nặng khi áp dụng tâm lý trị liệu sẽ giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng, cơ thể dần được thả lỏng và dễ chịu hơn. Đồng thời, người bệnh được tăng cường nguồn năng lượng tích cực, từ đó có thể thay đổi suy nghĩ và tư duy của bản thân một cách tự nhiên nhất.
3. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không phải là phương pháp được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp bị stress nặng. Bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và những rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị stress nặng nhưng không thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, áp dụng tâm lý trị liệu thì bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định một số loại thuốc điều trị.
Các loại thuốc có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị stress nặng như:
- Thuốc chẹn beta (Propranolol, Atenolol,…)
- Thuốc chống trầm cảm có đặc tính chống lo âu
- Thuốc kháng histamine H1 (Methyprylon, Glutethimide, Ethchlorvynol,…)
- Thuốc an thần nhóm benzodiazepin (Diazepam, Clonazepam, Alprazolam, Lorazepam, Triazolam,…)
Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc chỉ định chỉ định cho một số trường hợp thực sự cần thiết. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng và cần tuân thủ nghiêm ngắt các hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị stress nặng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi nhận thấy các triệu chứng của stress bạn nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh một cách nhanh chóng, tránh tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!