Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ và cách chăm sóc
Thông thường các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ khá khó nhận biết bởi trẻ vẫn có thể có sự phát triển trí não ở mức bình thường, vẫn có thể biết nói dù chậm hơn các bạn đồng trang lứa nên phụ huynh thường chủ quan. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn này không nhanh chóng có hướng kiểm soát kịp thời, bé có thể ngày càng xa rời với các kỹ năng xã hội, trở nên cô gặp và gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển ở tương lai.
Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ phụ huynh cần biết
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra đâu là nguyên nhân gây tự kỷ (ASD), vì thế việc điều trị hay loại bỏ hoàn toàn hội chứng rối loạn này còn gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh nhân ASD thường gặp phải những khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng phát triển nhận thức không đồng đều khiến họ trở nên cô lập, khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Càng phát hiện và điều trị bệnh sớm càng làm giảm các hệ lụy xấu trong tương lai có liên quan đến tự kỷ.
Theo các bác sĩ, thời điểm vàng để điều trị tự kỷ tốt nhất là từ 12- 36 tháng tuổi, lúc này các triệu chứng còn khá nhẹ nên có thể tác động sớm để cải thiện một số vấn đề về nhận thức. Khi vượt qua qua giai đoạn này, các triệu chứng tự kỷ đã bắt đầu rõ ràng và nặng hơn thì dù dùng các biện pháp can thiệp nào cũng chỉ đáp ứng được 30 – 50% khả năng cải thiện thành công. Do đó gia đình cần dành thời gian quan tâm và quan sát con nhiều hơn.
Cụ thể, các triệu chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ có thể nhận biết ngay trong những năm tháng đầu đời bao gồm
- Trẻ thiếu kỹ năng kết nối với xã hội: trẻ tự kỷ thường có xu hướng thích chơi một mình với đồ chơi của mình, không thích vui vẻ nô đùa giống như các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên cần hiểu rằng không phải bé không thích chơi mà là bé không biết cách chơi, không biết cách kết bạn. Vì vậy thường nếu trong độ tuổi này nếu đi nhà trẻ bé sẽ tự ngồi một mình, chơi một mình mà ít khi tham gia các hoạt động tập thể cùng các bạn.
- Phát triển ngôn ngữ chậm: Ở trẻ bị tự kỷ nhẹ vẫn có thể nói chuyện, tuy nhiên bé thường nói nói khá chậm, nói những câu ngắn, không chủ động nói chuyện. Ngôn ngữ cũng sơ sài, bé chỉ thường xuyên lặp lại vài câu nói quen thuộc, đôi khi nói vài câu trọng vô thức nhưng vẫn lặp đi lặp lại.
- Không cười, ít biểu cảm: trẻ bị ASD thường rất ít khi cười mà thường giữ một khuôn mặt không cảm xúc, thiếu sự linh hoạt trong các biểu cảm. Do đó người người thường cho rằng bé có tính cách lầm lì, lạnh lùng hơn mà mắc chứng tự kỷ. Trẻ cũng không có xu hướng bập bẹ, chỉ trỏ hay tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh mình.
- Chậm vận động: Các cột mốc biết lẫy, biết bò, đi lại của bé thường chậm hơn rất nhiều so với các trẻ đồng trang lứa, trong các vận động hằng ngày con cũng có xu hướng chậm chạp hơn rất nhiều.
- Không biết đùa: trẻ sơ sinh hay các nhóm trẻ dưới 3 tuổi thường rất thích đùa hay chơi các trò hú òa, bé sẽ cười nắc nẻ lên khi được chơi cùng cha mẹ. Tuy nhiên với trẻ tự kỷ thì ngược lại, con không biết đùa và cũng không cười khi cùng chơi với cha mẹ.
- Chỉ chơi với 1 hay một vài loại đồ chơi: trẻ mắc chứng tự kỷ thường chỉ chú ý và chơi cùng 1 món đồ chơi yêu thích nào đó, thường là các món có thiết kế đơn giản. Bé có thể chơi với món đồ chơi đó cả ngày mà không màng đến những món đồ to lớn nhiều màu sắc xung quanh.
- Nhạy cảm hơn với xung quanh: trẻ bị tự kỷ nhẹ vẫn có thể nhạy cảm bất thường với âm thanh hay hương vị, điều này khiến con gặp rất nhiều rắc rối trong các sinh hoạt hằng ngày.
- Chỉ muốn làm theo ý mình: triệu chứng của trẻ tự kỷ thường là lờ đi khi cha mẹ gọi, tuy nhiên với các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ, bé vẫn có thể quay lại nhanh khi cha mẹ gọi. Tuy nhiên nếu cha mẹ nói về vấn đề gì đó mà không đúng ý hay bé không quan tâm bé sẽ giảm sự tập trung và tiếp tục chơi đồ chơi của mình, nhưng nếu nói về những thứ bé thích bé sẽ lập tức chú ý ngay.
- Ánh mắt kém linh hoạt: trẻ chậm chạm khi nhìn cha mẹ gọi, tránh ánh mắt của người khác
Tuy nhiên thực tế các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ rất khó để phát hiện. Chẳng hạn như trẻ mặc dù xa cách với bạn bè nhưng vẫn có những sự kết nối gia đình, chẳng hạn như bám cha mẹ, anh chị nhưng thường theo một người nhất định nào đó theo thứ tự ưu tiên, ví dụ nếu không có bố mới bắt buộc bám mẹ. Trẻ vẫn có thể nói chuyện dù rời rạc, bập bẹ.
Ngoài ra khả năng trí tuệ của trẻ bị trầm cảm nhẹ còn được đánh giá ở mức trung bình hay trên mức trung bình.Điều này khiến phụ huynh chỉ cho rằng có thể con chậm phát triển hay có xu hướng tính cách như vật nên ít khi để ý. Một số bé còn sớm thể hiện tài năng trong việc ghi nhớ hay một lĩnh vực nào đó thậm chí còn làm phụ huynh nhầm tưởng là con rất thông minh.
Hệ quả của việc phát hiện tự kỷ quá muộn
Nếu không kịp thời phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ sẽ khiến việc điều trị về sau gặp rất nhiều khó khăn. Theo các bác sĩ, nếu không nhanh chóng điều trị cho bé trong giai đoạn từ 12- 36 tháng tuổi, chỉ 20% trẻ điều trị trong giai đoạn này có thể học và nói chuyện nhưng với ngôn ngữ rất hạn chế. 80% trẻ còn lại vẫn trưởng thành nhưng gặp những khó khăn trong các sinh hoạt bình thường, chậm phát triển về tâm thần kèm theo nhiều rối loạn tâm thần khác như động kinh hay trầm cảm.
Điều trị ASD quá muộn ở trẻ nhỏ còn dẫn đến con có những hành vi bộc phát, dễ kích động khi không làm theo ý mình, có xu hướng tự đánh đập, hành hạ bản thân và trở thành những người vô ích, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh nhân tự kỷ vẫn có thể phát triển nhận thức về một mặt nào đó nhưng không được điều trị đúng cách sẽ làm giảm dần khả năng của bé, bị các khiếm khuyết che lấp nên ngày càng trở nên cô lập, không có sự quan tâm.
Thực tế mặc dù có đến hơn 90% người bị tự kỷ đều phải sống phụ thuộc vào gia đình nhưng 1 nửa trong số đó nếu được phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ sớm vẫn có những mối liên kết, có nhận thức, có thể tự chăm sóc bản thân, có ý nghĩ vươn lên. Trong khi đó 1 nửa số con lại cho điều trị quá muộn mà cần phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, kể cả với các hoạt động chăm sóc cá nhân hằng ngày.
Cách chăm sóc trẻ bị trầm cảm nhẹ
Cần biết rằng điều trị sớm tự kỷ nhẹ cũng không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn mà chỉ giúp con có thể nhận thức các vấn đề xung quanh, có các kỹ năng xã hội cần thiết để vẫn có thể tham gia các sinh hoạt cơ bản như những người bình thường. Việc chăm sóc trẻ cần phải có sự trợ giúp của bệnh viện, các trung tâm giáo dục tâm lý cho trẻ tự kỳ cùng sự hợp tác của gia đình để mang lại kết quả tốt nhất.
Sự chăm sóc của gia đình
Mặc dù trẻ tự kỷ thường ít sự tương tác với mọi người xung quanh, tuy nhiên bé vẫn cảm nhận được tình yêu thương, có sự kết nối với gia đình nhất định. Gia đình chính là liều thuốc tốt nhất để giúp đỡ bé có một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên gia đình cũng luôn cần chuẩn bị tinh thần rằng cần ở bên bệnh nhân tự kỷ cả đời, thường chỉ có khoảng 1- 2% người tự kỷ có thể sống độc lập với gia đình.
Phụ huynh nên tham gia các lớp học tâm lý, chăm sóc cho trẻ bị tự kỷ để có hướng hỗ trợ con tốt nhất. Cha mẹ cần dành sự quan tâm và chăm sóc bé nhiều hơn, nên nhẹ nhàng hướng dẫn cho con những hành vi, suy nghĩ đúng đắn mỗi ngày, không nên bỏ rơi hay đánh đập con. Hãy cố gắng trò chuyện với con mỗi ngày để gắn kết bền chặt hơn mối quan hệ tình thân với con.
Một số hoạt động có ích để luyện tập cho trẻ bị tự kỷ tại nhà như
- Chơi và dạy trẻ nên được tiến hành ít nhất 3 giờ/ngày
- Hạn chế cho bé xem tivi hay các thiết bị điện tử khác
- Cố gắng gọi tên và nhìn vào mắt trẻ, sau đó nhìn theo tay để bé chú ý và học theo
- Dạy con bằng cách dùng ngón tay và chỉ vào các đồ vật, tranh ảnh hay các bộ phân trên cơ thể mẹ và bé
- Dạy bé những cơ chỉ, ngôn ngữ cơ bản nhất như chào, tạm biệt, gọi cha mẹ
- Giao tiếp hoặc hướng dẫn trẻ học tập, chú ý điều gì đó bằng cách đổi thứ bé thích
- Nói chuyện chậm rãi, tròn vành rõ chữ, có thể biểu hiện thêm trên điệu bộ khuân mặt
- Nhờ bé thực hiện các công việc đơn giản
- Khuyến khích hoặc hướng dẫn trẻ các kết bạn, chơi với các trẻ khác
- Không làm theo ý thích của bé nếu sai và lờ đi nếu bé có các dấu hiệu ăn vạ
- Cùng con thực hiện tô vẽ, xé dán để kích thích sự phát triển của não bộ
- Khuyến khích con chơi thể thao, cùng chơi với con
- Để con tự đi dép, đội mũ hay các hoạt động cơ bản khác
- Luôn cố gắng động viên, khuyến khích hoặc thưởng cho con nếu có tiến bộ
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên hướng con tới việc tham gia vào các hoạt động xã hội như đến sở thú, công viên để bé thể thực hành các kỹ năng đã được học tập được. Mặc dù vậy nếu bé không thích thì cũng rất khó để ép buộc vì con có thể sẽ la hét hay tự đánh vào đầu. Hãy bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất, không nên quá ép buộc con làm điều trị có thể làm con trở nên xe rời thờ ơ với gia đình hơn.
Phụ huynh cũng có thể theo dõi các hoạt động của con hằng ngày để phát hiện con có năng khiếu với điều gì và mua cho con các đồ vật liên quan để hỗ trợ con phát huy tốt nhất sở trường của bản thân. Phụ huynh cần thực sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cho những bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ.
Đưa bé đến các lớp học chuyên biệt ngay khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ
Mặc dù vai trò và sự hỗ trợ của cha mẹ là thực sự quan trọng, tuy nhiên rất khó để có thể giúp đỡ con phát triển tốt nhất nếu không phải là chuyên gia hay thực sự hiểu về tự kỷ. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ, đã đi thăm khám kỹ càng, các bác sĩ cũng khuyến khích phụ huynh nên đưa bé đến các lớp học cho trẻ bị tự kỷ càng sớm càng tốt. Tùy nhu cầu của cha mẹ mà đăng ký các lớp nội trú hay bán trú cho con, dù vậy vẫn khuyến khích phụ huynh nên đăng ký các lớp bán trú để bé có thể về nhà vào buổi tối cùng gia đình.
Tại đây, bé sẽ được học tập và thực hành phát triển các kỹ năng nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, vận động và hình thể cho trẻ tự kỷ. Đồng thời tại đây các giáo viên cũng sẽ tìm kiếm và phát hiện những khả năng tiềm tàng của bé, tạo cơ hội, môi trường để con phát huy tốt nhất năng lực của bản thân để bù đặt cho những khiếm khuyết về nhận thức.
Trẻ được học trong các môi trường giáo dục chuyên biệt với các bạn cùng trang lứa, cùng hoàn cảm cũng dần dần học được các kỹ năng giao tiếp và thích ứng với xã hội. Từ đó có thể gia tăng các khả năng nhận thức, hành vi để có thể tham gia các sinh hoạt đời sống bình thường khác. Dù vậy cũng rất khó để nói liệu trẻ điều trị tự kỷ sớm liệu có tham gia các môi trường giáo dục bình thường khi lớn hơn không vì nguy cơ con bị cô lập, bắt nạt là rất cao.
Phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ về các trung tâm giáo dục cho trẻ bị tự kỷ để đảm bảo con có môi trường học tập và phát triển tốt nhất. Tránh gửi con tại những cơ sở thiếu uy tín hay các cơ sở coi sóc trẻ bình thường vì rất dễ khiến bệnh trầm trọng hơn do không có các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
Gia đình khi có con nhỏ cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc trẻ hơn để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ, phụ huynh nên giữ liên lạc với bác sĩ thường xuyên để đưa con đi tái khám định kỳ cũng như có các biện pháp kiểm soát kịp thời nếu con quá khích. Sự hỗ trợ của gia đình trong giai đoạn này chính là nền tảng quan trọng để bé có thể phát triển chặng đường tương lai theo hướng tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!