Hội chứng Asperger: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ. Thông thường, những người mắc phải thường có biểu hiện thông minh hơn và kỹ năng nói năng cũng tốt hơn so với bình thường, vì thế bệnh còn có tên gọi khác là tự kỷ chức năng cao. Nó không có khả năng truyền nhiễm nên không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là đoạn cuối trong phổ tự kỷ “chức năng cao”. Người mắc bệnh này có thể bao gồm cả trẻ em và người lớn với những ảnh hưởng đến tương tác trong giao tiếp. Cụ thể, người bệnh có thể trở nên thông minh hơn so với người khác nhưng kỹ năng xã hội lại trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, họ còn hình thành xu hướng bị ám ảnh vì chỉ tập trung vào một chủ đề hoặc chỉ thực hiện các hành vi giống nhau lặp lại rất nhiều lần.

Hội chứng Asperger
Hội chứng Asperger là đoạn cuối trong phổ tự kỷ “chức năng cao”.

Ban đầu, các bác sĩ cho rằng Asperger là một bệnh lý riêng biệt. Tuy nhiên, đến năm 2013, trong một phiên bản khác của cuốn sách tiêu chuẩn mà các chuyên gia về tâm thần sử dụng “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần” lại làm thay đổi suy nghĩ này. Theo đó, Asperger được xem là một phần của một rối loạn rộng hơn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Đây chính là phân loại cho các vấn đề sức khỏe tâm thần thường phát sinh với những triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất ít người sử dụng thuật ngữ Asperger này. Được biết, Asperger chính là một dạng tự kỷ chức năng cao. Điều này còn cho thấy rằng, đây chính là triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các loại rối loạn phổ tự kỷ khác.

Trên thực tế, tự kỷ, trong đó bao gồm Asperger phổ biến hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Theo đó, có khoảng 7 trăm nghìn người Anh từng mắc chứng bệnh này theo tỷ lệ 1/100 người. Nó có thể xảy ra trên bất kỳ chủng tộc, tôn giáo hay xã hội nào và thông thường, nó sẽ gây ra các ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây hội chứng Asperger

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng Asperger hiện nay vẫn chưa có những kết luận chính xác. Theo một số chuyên gia cho rằng, nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền hoặc sự thay đổi trong phát triển của não được gây ra bởi các tác động của môi trường. Bên cạnh đó, Asperger còn có xu hướng di truyền theo gia đình, tức là khi 1 người mắc bệnh có thể kéo theo những thành viên khác.

Trong một số nghiên cứu đã cho rằng, các yếu tố từ môi trường sớm trong thai kỳ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng Asperger. Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng minh xác nhận điều này có thật sự chính xác hay không.

Biểu hiện của hội chứng Asperger

Biểu hiện của hội chứng Asperger thường có các mức độ khác nhau ở từng cá nhân. Một số hành vi được nêu dưới đây có thể liên quan đến hội chứng này, tuy nhiên nó thường không xuất hiện đầy đủ:

Hội chứng Asperger
Biểu hiện của hội chứng Asperger thường có các mức độ khác nhau ở từng cá nhân.
  • Cách nói chuyện và lời nói như “người máy” và thường lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, hành động,…
  • Có xu hướng thích tự nói chuyện một mình hơn là nói chuyện với những người khác.
  • Các tương tác xã hội hạn chế hoặc không phù hợp.
  • Người bệnh không thể hiểu được các vấn đề xã hội và các cụm từ có nghĩa bóng hoàn toàn không hiểu được.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt hay trò chuyện qua lại.
  • Các cử động trở nên vụng về, ám ảnh với một chủ thể nhất định.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng Asperger

Chẩn đoán và điều trị hội chứng Asperger bao gồm các vấn đề như sau:

1. Về chẩn đoán

Chẩn đoán hội chứng Asperger thường được các bác sĩ khuyên rằng nên tiến hành ngay khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên. Lúc này, trẻ sẽ được thực hiện thăm khám và sàng lọc và đánh giá tình trạng bệnh. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn sẽ được hướng dẫn đến với các chuyên gia sức khỏe về tâm thần chuyên về tự kỷ và hội chứng Asperger.

Hội chứng Asperger
Chẩn đoán hội chứng Asperger các bác sĩ sẽ đưa ra tình huống và quan sát cách con bạn giao tiếp hay phản ứng như thế nào.

Chẩn đoán hội chứng Asperger muốn mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa như sau:

  • Bác sĩ thần kinh nhi khoa: Khám và điều trị các bệnh lý về não.
  • Nhà tâm lý học: chẩn đoán, thăm khám và điều trị các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
  • Bác sĩ nhi khoa: Cải thiện các vấn đề về ngôn ngữ, lời nói hoặc những tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ tâm lý: Có chuyên môn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe tâm và lên phác đồ điều trị các bệnh lý này.

Thông thường, người bị hội chứng Asperger thường được khuyên điều trị theo hướng tiếp cận nhóm. Có nghĩa là bạn có thể gặp nhiều bác sĩ với trình độ chuyên môn ở nhiều chuyên khoa khác nhau để chăm sóc và điều trị.

Chẩn đoán hội chứng Asperger các bác sĩ trao đổi với bạn bằng những câu hỏi như: “Trẻ có biểu hiện gì, bạn thấy chúng lần đầu khi nào?”, “Trẻ nói khi nào, thái độ giao tiếp với người khác như thế nào?”, “Trẻ tập trung vào môn học hay hoạt động nào?”, “Trẻ có bạn bè không và nếu có thì trẻ tương tác như thế nào?”,…

Cùng với đó, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra tình huống và quan sát cách con bạn giao tiếp hay phản ứng như thế nào. Những cách mà bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hội chứng Asperger cũng đã thay đổi nhiều trong những năm qua, hiện nay, phụ huynh cũng có thể yêu cầu bác sĩ đánh giá về hội chứng này nếu họ lo lắng về con mình.

2. Trong điều trị

Hội chứng Asperger có hướng điều trị khác nhau tùy vào từng trường hợp. Do đó, không thể khái quát các tiếp cận chung cho tất cả các bệnh nhân mà bác sĩ cần thực hiện một vài liệu pháp trước khi tìm ra được giải pháp phù hợp với trẻ.

Hội chứng Asperger
Hội chứng Asperger có hướng điều trị khác nhau tùy vào từng trường hợp.

Trong điều trị hội chứng Asperger có thể bao gồm các vấn đề sau đây:

  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Trẻ sẽ được dạy về cách tương tác với những người xung quanh và thể hiện cảm của bản thân phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Khi các kỹ năng này được làm mẫu bởi các nhà trị liệu thì các hành vi xã hội của trẻ sẽ được cải thiện tốt hơn.
  • Ứng dụng ngôn ngữ trị liệu: Nó có tác dụng trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ. Giọng nói của trẻ sẽ được thay đổi lên xuống thay vì chỉ nói bằng giọng điều điều. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được nhận về các duy trì cuộc trò chuyện 2 chiều, hiểu được ngôn ngữ cơ thể và có thể giao tiếp bằng ánh mắt.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Nó có thể giúp trẻ thay đổi suy nghĩ và giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc cũng như các hành vi hay lặp đi lặp lại của mình.
  • Rèn luyện một số kỹ thuật xử lý cho phụ huynh: Với phương pháp này, các ông bố bà mẹ sẽ được dạy các kỹ thuật mà trẻ được học để có thể cùng trẻ thực hiện tại nhà.
  • Phân tích hành vi ứng dụng: Phương pháp này có tác dụng khuyến khích các kỹ năng giao tiếp xã hội và hạn chế ở trẻ những hành vi mà bạn không muốn nhìn thấy.
  • Điều trị bằng thuốc: Hội chứng Asperger hiện không có bất kỳ loại thuốc nào được FDA chấp nhận để điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc khắc phục các vấn đề liên quan như trầm cảm, lo lắng.

Hội chứng Asperger có nguy cơ xuất hiện ở cả bé trai và bé gái, không những vậy nó còn có tính chất di truyền. Người mắc bệnh tốt nhất nên đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị một cách hiệu quả. Việc can thiệp sớm còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *