Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì cần cảnh giác
Hội chứng tâm lý tuổi dậy thì là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi trong giai đoạn này. Khi trẻ trải qua những thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc cũng như những rối loạn về tiết tố trong cơ thể, nó có thể gây ra các ảnh hưởng đến nhận thức. Vì thế, khoảng thời gian này, phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến những biểu hiện của con trẻ.
Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng tâm lý tuổi dậy thì?
Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường có xu hướng thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý. Chính những điều này đã khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và trẻ dễ rơi vào các trạng thái tiêu cực. Những biến đổi về tâm sinh lý cũng như thể hình ngày càng trở nên phức tạp và dễ dẫn đến khủng hoảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì.
Về mặt thể hình, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu có sự thay đổi lớn do phát triển nhiều hơn so với trước kia. Tuy nhiên, quá trình này lại diễn ra không đồng đều với các trẻ cùng trang lứa, vì thế nó hay gây ra sự “hiểu lầm” và có thể khiến trẻ bị phân biệt đối xử trong một tập thể. Nếu không được giải thích cụ thể về điều này, các em sẽ dễ bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng có thể là do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục. Theo đó, khi sự phân biệt giới tính được hình thành thì nó có thể gây ra các cảm xúc nhạy cảm đối với trẻ. Nếu những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè không hiểu rõ về vấn đề này sẽ gây ra tác động khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương từ đó dễ nảy sinh xung đột, dẫn đến các rối loạn cảm xúc.
Ở lứa tuổi này, trẻ đang trong quá trình chuyển giao từ một đứa trẻ thành người trưởng thành, vì thế bất cứ thay đổi nào cũng có thể khiến trẻ nhạy cảm hoặc thậm chí là bị sốc nặng. Nhất là đối với những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không được người lớn giải thích theo hướng chính xác thì sẽ khiến trẻ trở nên hoang mang, từ đó dễ dẫn đến các vấn đề về thần kinh, kéo theo đó là các hội chứng tâm lý.
Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì cần cảnh giác
Đối với bạn bè cùng trang lứa, quá trình dậy thì có thể diễn ra không đồng đều với nhau vì thế trẻ thường hay bị phân biệt đối xử. Nhiều trẻ xuất hiện tình trạng mụn bọc, mụn trứng cá hoặc chiều cao phát triển mạnh mẽ khiến cho các bạn dễ nói xấu và chê bai hình thức. Điều này diễn ra lâu ngày sẽ gây buồn tuổi, lo lắng và có nguy cơ cao dẫn đến các hội chứng tâm lý.
Các hội chứng tâm lý thường gặp tuổi dậy thì mà bạn cần cần cảnh giác với trẻ có thể kể đến như:
1. Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc xuất hiện khi não bộ thường xuyên chịu những bất ổn về tinh thần. Nó có thể là những cảm xúc xấu hổ, hưng phấn hoặc buồn tuổi,… Những cảm xúc này có thể diễn ra đan xen hoặc đến đột ngột bởi lẽ trong quá trình này trẻ thường trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ thay đổi cảm xúc.
Bạn có thể nhận biết rối loạn cảm xúc ở trẻ qua các biểu hiện như chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên,… Một số trẻ có thể sẽ có biểu hiện thái quá, bị sốc tâm lý hoặc suy nghĩ tiêu cực trước những lời chọc ghẹo của bạn bè.
2. Stress
Ở tuổi dậy thì, trẻ rất nhạy cảm với những gì đang diễn ra xung quanh. Thêm vào đó là các áp lực có thể đến từ gia đình, bạn bè hoặc phát sinh trong quá trình học tập. Nghiêm trọng hơn, nhiều trẻ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hoặc trình độ của bản thân. Điều này khiến trẻ hình thành các nguyện vọng vượt quá khả năng và lâu ngày sẽ gây stress.
Khi mắc phải hội chứng này, trẻ sẽ thường xuyên có những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng,… Kéo theo đó là chứng đau đầu hay suy nghĩ luẩn quẩn, ngủ không yên giấc,… Đây chính là nguyên nhân khiến cho kết quả học tập của trẻ bị giảm sút cùng với đó là sức khỏe kém và yếu ớt hơn.
3. Trầm cảm
Trầm cảm cũng là một hội chứng có nguy cơ cao xuất hiện ở tuổi dậy thì. Theo các bác sĩ cho rằng, đây chính là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra do sự đảo lộn các hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh. Cùng với đó, nó có thể diễn ra do áp lực từ học hành, sự áp đặt của bố mẹ, thầy cô,…
Bạn có thể nhận biết triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì thông qua các biểu hiện như: buồn bã, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bi quan,… Một số có thể trở nên sống khép mình và ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Trầm cảm có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái cô lập với thế giới bên ngoài và khiến trẻ “chìm đắm” trong thế giới “ảo” của riêng mình. Cả stress và trầm cảm nếu chuyển biến nghiêm trọng có thể dẫn đến tự xác. Do đó, đây là một trong những hội chứng tuổi dậy thì mà bạn không nên xem nhẹ.
4. Rối loạn tâm lý – hành vi
Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn tâm lý – hành vi rất cao. Nó khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực như nghĩ bản thân kém cỏi, tự ti và trở nên kém tự tin. Lâu dần, tâm lý này sẽ khiến trẻ trở nên e dè và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Đồng thời, trẻ không thích bộc lộ cảm xúc và hay nghi ngờ khả năng của bản thân.
Những triệu chứng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến stress, mệt mỏi, thừa cân. Nghiêm trọng hơn là nó có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra các hội chứng nguy hiểm như trầm cảm, hoang tưởng,…
Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ rất dễ bị tác động từ những gì được tiếp xúc với những gì xảy ra xung quanh. Các loại sách báo, phim ảnh không lành mạnh hoặc văn hóa phẩm đồi trụy từ bạn bè xấu chính là nguyên nhân tác động trực tiếp đến hành vi của trẻ. Chúng khiến trẻ suy nghĩ lệch lạc và dễ dẫn đến các việc làm xấu như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, gây thương tích cho người khác,…
5. Rối loạn ăn uống
Ở độ tuổi này, trẻ dễ mắc phải các ám ảnh về ngoại hình và vóc dáng của mình. Chính điều này khiến cho cân này ngày càng giảm sút nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn, cảm thấy không có hứng thú trong việc ăn uống, hoặc cũng có thể trở nên ăn uống vô độ.
Phòng ngừa trẻ mắc phải hội chứng tâm lý tuổi dậy thì?
Rối loạn tâm lý, hành vi, rối loạn tâm thần,… là những hội chứng tâm lý có nguy cơ xảy ra cao ở tuổi dậy thì. Chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như học tập. Vì thế, phòng ngừa chúng xảy ra trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đối với từ cá nhân.
Sau đây là một số lời khuyên cho các phụ huynh có con bước vào tuổi dậy thì để phòng ngừa các hội chứng tâm lý xảy ra:
- Bước vào độ tuổi này, bố mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con cái một cách chân thành và cởi mở. Điều này giúp trẻ được giải tỏa về các vấn đề thắc mắc và tránh tình trạng lo lắng, sợ hãi một điều gì đó kéo dài.
- Phụ huynh nên chia sẻ với con cái về những gì đã trải qua ở tuổi dậy thì của bản thân. Việc này giúp trẻ thêm an tâm và trẻ sẽ cảm thấy mình không đơn độc hay không bị lo lắng thái quá với những thay đổi đang xảy ra đối với cơ thể.
- Tốt nhất bạn nên trang bị đầy đủ các kiến thức về tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì để có thể giải đáp cho trẻ khi cần thiết. Nguồn thông tin đáng tin cậy có thể được tham khảo từ các bác sĩ, các chuyên viên y tế, tâm lý hoặc giáo viên, tìm hiểu qua sách báo có chất lượng để đảm bảo những gì bạn tiếp thu là chính xác nhất.
- Quan tâm chú ý đến hành vi của con ở tuổi dậy thì vì đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm với trẻ. Những chuyển biến về tâm sinh lý sẽ rất lớn và bạn cần theo dõi sát sao, nếu thấy trẻ có những biểu hiện xấu thì nên có biện pháp can thiệp kịp thời vì nó có thể là dấu hiệu báo động sự tác động đến sức khỏe tinh thần.
- Nếu thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện tâm lý không bình thường thì tốt nhất nên đưa đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, đúng cách, từ đó giúp trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần ổn định như ban đầu.
- Hầu hết các hội chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có thể được khắc phục dứt điểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách.
- Trong thời gian này nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, xã hội lành mạnh hoặc luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe. Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy,…
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ không chỉ chịu những ảnh hưởng sinh lý mà còn cả tâm lý. Đó chính là nguyên nhân khiến cho các hội chứng tâm lý trong giai đoạn này có tỷ lệ phát triển cao. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi con cái, nhất là các biểu hiện tâm lý hằng ngày, bên cạnh đó nên chú trọng bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!