Khủng Hoảng Tâm Lý Khi Mang Thai Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Hầu hết phụ nữ thường có một giai đoạn bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai với những cảm xúc điển hình như dễ xúc động, dễ tức giận, lo lắng quá mức. Tình trạng này thường gặp ở những người mang thai lần đầu hay mang thai ngoài ý muốn. Giai đoạn khủng hoảng có thể kết thúc ngắn hoặc tiến triển sang những giai đoạn nguy hiểm hơn phụ thuộc vào sự giúp đỡ về mặt tinh thần của những người thân bên cạnh.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

Khủng hoảng tâm lý có thể hiểu như sự mất cân bằng trong tâm trí, bao gồm cả lý trí và cảm xúc khi đứng trước một tình huống, sự việc nào đó. Đây không hẳn là một bệnh tâm lý mà có thể xem như một giai đoạn bất ổn trong tâm trí, thường diễn ra trong thời gian ngắn hoặc từng cơn. Dù vậy nếu không thể vượt được qua giai đoạn này thì vẫn có thể tiến đến những hệ lụy nguy hiểm hơn chính là các vấn đề về tâm lý.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Bà bầu rất dễ bị khủng hoảng tâm lý do chưa kịp thích ứng với vai trò của bản thân

Trẻ em thường dễ bị khủng hoảng tâm lý khi mới đi học, trẻ dậy thì dễ bị khủng hoảng tâm lý trong quá trình phát triển về tâm sinh lý hay phụ nữ có thai cũng có thể rơi vào trạng thái này khi bản thân đã có một “thiên chức” mới cao cả hơn. Bất cứ ai cũng có thể bị khủng hoảng tâm lý, thường là những người bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời hay bước vào một môi trường mới.

Con người dễ bị khủng hoảng khi họ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trước mắt mà họ chưa biết giải quyết theo phương hướng nào. Tượng tự, khủng hoảng tâm lý khi mang thai xảy ra bởi việc có em bé đưa đến cho họ rất nhiều thách thức. Chẳng hạn nuôi con thế nào, sự thay đổi của cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy thiếu sự quan tâm.. Tất cả những điều này khiến họ trở nên căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng nhiều hơn.

Khi kèm với khủng hoảng tâm lý thường là những cảm xúc tiêu cực, chính những cảm xúc này đã khiến tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Một số triệu chứng điển hình cho thấy người vợ đang mang thai có thể đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng như

  • Dễ tức giận cáu gắt hơn bình thường
  • Dễ xúc động, có thể khóc bất cứ lúc nào cho dù vấn đề đấy không quá nghiêm trọng
  • Suy nghĩ quá nhiều, thường là những suy nghĩ mang tính chất tiêu cực
  • Rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm sút
  • Tâm trạng dễ thay đổi đột ngột, lúc vui lúc buồn bất thường
  • Mơ màng, lơ đãng, dễ giật mình
  • Ăn uống không ngon, cân nặng thay đổi
  • Cảm giác muốn khóc nhưng lại không thể khóc, càng kìm nén vào trong thì tâm trạng càng cực kỳ khó chịu hơn
  • Ủ dột, chán nản, không hài lòng về bản thân

Có thể thấy rõ rằng rằng hầu hết bất cứ phụ nữ mang thai nào hầu như cũng trải qua một giai đoạn trở nên cực kỳ nhạy cảm, tính cách thay đổi thất thường rất khó nắm bắt. Đây có thể chính là dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý khi mang thai mà gia đình cần phải cực kỳ chú ý, nhanh chóng hỗ trợ động viên để bà bầu sớm vượt qua giai đoạn này.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực tế hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua một giai đoạn bị khủng hoảng. Bỗng nhiên cơ thể thay đổi đột ngột, tăng cân, da nứt nẻ, người nặng nề, ăn uống không ngon chắc chắn ai mà chẳng cảm thấy tâm lý rối loạn. Bạn không biết nên làm gì để em bé phát triển tốt nhất, lo về tương lai nuôi dạy và chăm sóc con như thế nào, hoang mang về mọi thứ nên cảm thấy chơi vơi rất khó nói. Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra ở những người mang thai lần đầu, mang thai ngoài ý muốn hay mang thai khi chưa chuẩn bị kỹ về cả tinh thần và chật chất.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai có thể tiến tới trầm cảm nếu không được hỗ trợ kịp thời

Dù vậy mọi người thường có xu hướng cho rằng việc phụ nữ mang thai bỗng nhiên thay đổi tính cách, dễ nóng giận, cáu kỉnh hơn bình thường là một điều hiển nhiên. Theo góc độ tâm lý, khủng hoảng tâm lý là một trạng thái có mở đầu, có diễn biến và kết thúc. Nếu có phương pháp vượt qua đúng hướng, tình trạng này thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được quan tâm và hỗ trợ từ thời, từ khủng hoảng có thể tiến đến stress hay nguy hiểm hơn là trầm cảm rất dễ dàng.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai khiến tâm lý bà bầu nhìn nhận mọi thứ một cách tiêu cực, dần thu mình lại, cảm thấy hoảng sợ với xung quanh. Có những trường hợp nếu không được hỗ trợ phù hợp, bản thân bà bầu có thể gọi nhớ lại những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ, kéo dài triền miên và lặp đi lặp lại khiến tâm trạng trì trệ nghiêm trọng.

Tâm lý có mối liên kết với thể chất, khi tinh thần không khỏe thì sức khỏe cũng gặp nhiều ảnh hưởng, chẳng hạn như đau nhức cơ thể hay mất ngủ. Đặc biệt với phụ nữ có thai, người mẹ cần có sức khỏe để con khỏe, mẹ yếu thì cũng làm con yếu theo. Giai đoạn khủng hoảng này nếu kéo dài cũng khiến thai nhi gặp rất nhiều ảnh hưởng, chẳng hạn bé dễ nhõng nhẽo, cáu kỉnh hoặc chậm chạp hơn bình thường.

Nếu tình trạng này kéo dài và chuyển hướng sang các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm thì gia đình nên sớm đưa bà bầu gặp gỡ bác sĩ tâm lý để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc trong lòng và nhanh chóng lấy lại tinh thần.

Trong cuộc sống sẽ có những lúc chúng ta rơi vào một trạng thái khủng hoảng về tâm lý. Dù khủng hoảng nặng hay nhẹ nhưng đây đều là giai đoạn mà chúng ta sẽ cảm thấy thật sự khó khăn, cảm thấy tất cả mọi người đều như đang quay lưng với mình, thấy cuộc sống xung quanh đều là một màu u ám như đang lạc vào rừng sâu vậy. Tuy nhiên chỉ cần một ngọn đèn được thắp lên, bạn bình tâm trở lại thì sẽ tìm được đường ra.

Hướng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, đó là quy luật của tự nhiên. Rất may, khủng hoảng tâm lý khi mang thai có mức độ nhẹ hơn trầm cảm khi mang thai rất nhiều và bà bầu hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này trong thời gian ngắn nếu được hỗ trợ kịp thời. Sự hỗ trợ từ gia đình, đặc biệt là người chồng đóng vai trò rất quan trọng để đưa bà bầu sớm thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng.

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi mang thai cơ thể thường rất mệt mỏi, điều này cũng dễ tác động đến tâm lý của bà bầu. Để cơ thể được nghỉ ngơi cũng là một cách giúp tinh thần được thư giãn, giải tỏa những căng thẳng lo lắng vô hình. Càng về những tháng cuối mẹ càng cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy tranh thủ ngủ khi có thể, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Dành thời gian để bản thân thư giãn và nạp lại năng lượng rất cần thiết với người đang bị khủng hoảng tâm lý

Để cơ thể có thời nghỉ ngơi trọn vẹn tức là không làm cả các việc liên quan đến thể chất hay trí não mà chỉ làm những điều mà mình cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Chẳng hạn dành một ngày đi cà phê cùng bạn bè thay vì cứ mãi cắm đầu làm làm việc cũng sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh hơn.

Hướng đến những điều tích cực

Học cách hướng mọi vấn đề đến những điều tích cực hơn thực sự là một thói quen rất hữu ích với sức khỏe tinh thần của mỗi người. Sự hạnh phúc vui vẻ sẽ làm bạn nhìn nhận các vấn đề một cách rõ nét hơn và có thể tìm được hướng giải quyết thỏa đáng cho những rắc rối đang bao trùm trong tâm trí khiến bạn bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai.

Chẳng hạn khi bị tăng cân, sồ sề, thay vì nghĩ là trông mình thật xấu xí bạn có thể nghĩ rằng em bé sẽ rất khỏe mạnh, em bé cảm thấy tự hào về mẹ. Hay khi thấy chồng bận rộn hơn, thay vì nghĩ rằng chồng không quan tâm mình thì hãy nghĩ rằng anh ấy đang cố gắng hơn để kiếm tiền chăm sóc cho hai mẹ con. Sự tích cực là lạc quan thực sự là một liều thuốc bổ cho trái tim, cho tâm hồn, nhanh chóng cân bằng lại tâm trạng đang bị trì trệ cho bà bầu.

Yoga và thiền giúp vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Thiền và yoga đều là những bộ môn cực kỳ tốt cho những người đang cảm thấy tâm lý bất ổn, bị stress hay khủng hoảng. Thông qua các biện pháp hít thở, thanh lọc tâm trí, thư giãn thể chất, tập trung sự chú ý vào một vật thể nhất định, thực hành thiền sẽ giúp bạn sớm lấy lại sự cân bằng từ sâu bên trong. Hãy chọn một nơi nào đó thật yên tĩnh, hoặc hòa mình với thiên nhiên, nhắm mắt lại và lắng nghe dòng chảy của thời gian, bạn sẽ thấy tâm hồn mình tĩnh lặng, lấy lại được sự bình tĩnh và thư thái hơn rất nhiều.

Tương tự yoga cũng giúp ích rất nhiều cho cả tinh thần và thể chất cho những người đang bị Khủng hoảng tâm lý khi mang thai . Yoga giúp máu huyết lưu thông ổn định, điều hòa hơi thở, tinh thần giúp giảm đau nhức xương khớp, nâng cao tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy phụ nữ mang thai luyện tập yoga mỗi ngày còn giúp dễ sinh thường hơn. Tuy nhiên chú ý bà bầu nên lựa chọn các tư thế phù hợp.

Tập yoga hay thiền khoảng 30 phút mỗi ngày thực sự có ích trong việc thoát khỏi những cơn khủng hoảng khó nói khi mang thai. Ngay cả với những bà bầu bị stress hay trầm cảm cũng đều được khuyến khích nên luyện tập hai bộ môn này để sớm hồi phục.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hằng ngày

Bạn có biết rằng, ánh sáng mặt trời có thể tác động rất nhiều đến tâm trí của chúng ta hằng ngày. Nếu một ngày chúng ta chỉ ở trong nhà đóng kín rèm, không ra ngoài mà chỉ nằm hay bấm điện thoại đảm bảo ngày hôm đó bạn sẽ bị mất ngủ, cảm giác cực kỳ khó chịu và tù túng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, ánh sáng mặt trời tự nhiên có thể giúp kích thích tâm trạng vui vẻ và hưng phấn hơn rất nhiều.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Tắm nắng và tập yoga rất có ích cho phụ nữ mang thai

Ánh sáng mặt trời còn liên quan đến giấc ngủ. Tắm nắng mỗi ngày có thể giúp bạn ngủ ngon hơn là những người không tiếp xúc với ánh sáng. Đặc biệt ánh nắng còn cung cấp các vitamin D3 có tham gia vào quá trình tổng hợp canxi cho cơ thể. Vì vậy phụ nữ mang thai rất cần tắm nắng mỗi ngày. Mẹ bầu nên dậy sớm tập yoga, đi dạo nhẹ nhàng dưới nắng sớm thì tinh thần ngày hôm đó sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cảm thấy khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Ai cũng có nhu cầu được lắng nghe, được chia sẻ bởi điều này có thể làm họ cảm giác thoải mái hơn là cứ giữ mãi trong lòng. Với những rối bời trong tâm trạng, bà bầu nên tìm kiếm một người để chia sẻ, để giải tỏa những lắng lo trong lòng. Chỉ khi những băn khoăn lo lắng của bạn được giải đáp thì mới không còn suy nghĩ nhiều khi mang thai và vượt qua được giai đoạn khủng hoảng.

Hãy chia sẻ những lắng lo của mình với chồng – người đầu ấp tay gối với bạn hằng ngày. Chia sẻ với những người bạn thân thiết và vui vẻ cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Hoặc với những vấn đề về tương lai, chẳng hạn như quá trình sinh nở hay nuôi dạy con thì bạn nên tâm sự với những người dì, người mẹ đã có kinh nghiệm để được giúp đỡ.

Một lưu ý nho nhỏ là hãy nói chuyện với những người tích cực, vui vẻ để nhận lại những năng lượng hạnh phúc giúp cân bằng tâm trạng cho bạn. Việc nói chuyện với một người tiêu cực, chán nản sẽ càng khiến bạn cảm thấy lo lắng và tuyệt vọng hơn mà thôi.

Sự đồng hành của chồng và gia đình là rất cần thiết

Gia đình, đặc biệt là người chồng đóng một trai trò rất quan trọng trong việc giúp vợ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Tất nhiên sẽ có những lúc sự tiêu cực, khủng hoảng của người vợ làm người chồng cũng cảm thấy mệt mỏi, tiêu cực theo nhưng hãy cố gắng kiên trì đồng viên để vợ cảm thấy được an toàn, bình tâm trở lại.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Chỉ cần một người bên cạnh lắng nghe và động viên thì bà bầu hoàn toàn có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tâm lý

Một lời nói đôi khi có thể sưởi ấm, thắp sáng cho tâm hồn đang bị lơ lửng, lạc lối. Thay vì nói “em cứ làm sao vậy” hãy nói rằng “yên tâm, có anh ở đây mà”, chỉ một lời nói như vậy cũng có thể làm người vợ cảm thấy rằng những lo lắng của mình là vô cớ. Hãy cố gắng quan tâm chăm sóc cho vợ trong giai đoạn nhạy cảm này bởi mang thai là một quá trình cực kỳ mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai thường rất dễ xảy ra với những người có tâm lý yếu, người chưa chuẩn bị tinh thần cho việc mang thai và nuôi dạy con. Thư giãn tinh thần, hướng đến những điều lạc quan tích cực sẽ đưa bà bầu vượt qua giai đoạn này nhanh chóng, phòng tránh các hệ lụy nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *