Stress khi mang thai ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và thai nhi
Khi mang thai, phụ nữ sẽ dễ bị thay đổi về vấn đề tâm lý, họ sẽ nhạy cảm hơn đối với bình thường. Một số nghiên cứu đã chứng minh, các phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ bị stress cao hơn thông thường. Tuy nhiên, nếu stress không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và thai nhi.
Mang thai là một trong các giai đoạn tuyệt vời và có nhiều điều thú vị đối với phụ nữ và cả gia đình nhỏ. Thế nhưng trong giai đoạn này phụ nữ lại bị biến đổi khá nhiều về nội tiết tố, tâm trạng. Mẹ bầu thường sẽ xuất hiện các nỗi lo về tài chính, gia đình, sức khỏe, hạnh phúc vợ chồng,…Điều này cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng, stress ở các mẹ bầu. Nếu không được giải quyết thì những áp lực sẽ dần phát triển nghiêm trọng hơn, nhiều nguy cơ biến thành trầm cảm, rối loạn lo âu. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Stress khi mang thai ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Mỹ cho biết rằng, những mẹ bầu ở giai đoạn cuối của thai kì hoặc những mẹ lần đầu mang thai sẽ dễ rơi vào tình trạng stress hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress của phụ nữ khi mang thai. Dù cho stress có xuất phát từ bất kì nguyên do nào thì nó cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu.
Stress khi mang thai ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu như sau:
- Ảnh hưởng đến tâm thần kinh: Được biết khi phụ nữ mang thay sẽ rất nhạy cảm, họ thường không thể chịu được những áp lực, căng thẳng quá lớn. Vì thế, khi công việc, gia đình, tài chính,…tạo nên những suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng và căng thẳng. Ngoài ra, những đối tượng stress khi mang thai còn bị giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung, giấc ngủ bị đảo lộn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Phụ nữ mang thai khi bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ kèm theo một số triệu chứng như tim đập nhanh, đau ngực, đau tim, đau đầu, thị lực giảm, cơ thể mệt mỏi, rối loạn nhịp thở, rối loạn tiêu hóa, viêm tuyến cơ.
- Rối loạn ăn uống: Khi những lo lắng, căng thẳng không được giải tỏa sẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải chứng rối loạn ăn uống. Người bệnh có thể chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ngược lại là ăn quá mức, không kiểm soát. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên một số vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột kích thích, viêm đường ruột.
- Ảnh hưởng tính cách, tâm lý: Những đối tượng bị stress khi mang thai sẽ thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi, thất vọng về bản thân và cảm thấy cuộc sống có quá nhiều khó khăn. Họ thường sẽ dễ nổi giận, cáu gắt, khóc lóc không rõ nguyên nhân.
- Tác động đến các mối quan hệ: Hầu hết những người bị stress đều không muốn giao tiếp và trò chuyện với những người bệnh ngoài. Điều này cũng dần khiến cho họ mất đi các mối quan hệ xã hội, khiến họ trở nên cô độc hơn.
- Nguy cơ gây sinh non: Phụ nữ khi mang thai cần phải giữ tinh thần thật thoải mái và vui vẻ để hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi họ bị stress sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển, nhiều nguy cơ dẫn đến sẩy thai, sinh non.
- Gia tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh về tâm lý: Tình trạng stress khi mang thai nếu kéo dài và không được can thiệp sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm trước và sau khi sinh, rối loạn lo âu,….
Stress khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
Sức khỏe của mẹ bầu có mối quan hệ mật thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Vì thế mà khi phụ nữ bị stress khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, gây ra những hệ lụy không mong muốn.
Một số hậu quả mà thai nhi có thể gặp phải khi mẹ bầu bị stress như:
- Trẻ phát triển chậm về não bộ: Khi mang thai ở tuần thứ 32 thì não bộ của thai nhi cũng đã dần hình thành và hoàn thiện hơn về cấu trúc. Do đó, nếu giai đoạn này mẹ bầu gặp phải những căng thẳng, áp lực sẽ khiến cho não bộ của trẻ bị ảnh hưởng, không thể phát triển một cách trọn vẹn.
- Thai nhi nhẹ cân: Như đã nói trên, khi mẹ bầu bị stress sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống, chế độ dinh dưỡng của mẹ không được đảm bảo sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu chất. Nếu tình trạng này duy trì cho đến khi bé chào đời sẽ làm cho thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng, yếu ớt.
- Rối loạn giấc ngủ ở thai nhi: Đồng hồ sinh học của mẹ và bé có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Vì thế thai nhi sẽ không thể ngủ ngon giấc khi mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
- Nguy cơ trẻ bị rối loạn hành vi: Đây được biết đến là một trong các nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tâm lý xuất phát từ yếu tố di truyền. Khi trẻ được sinh ra bởi mẹ bầu bị stress thì nguy cơ cao trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm,…
- Trẻ bị dị tật: Tình trạng dị tật ở trẻ sơ sinh do mẹ bị stress tuy không có nhiều nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra trong thực tế.
Phương pháp cải thiện stress dành cho mẹ bầu
Stress là tình trạng rất dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và cả thai nhi. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của stress trong quá trình mang thai, bạn nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp sau đây:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn: Đây là cách giúp mẹ bầu vượt qua stress an toàn và hiệu quả. Bạn nên dành thời gian và sắp xếp công việc một cách hợp lý và khoa học, tránh tình trạng làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất cũng là giải pháp xua tan stress hiệu quả mà các mẹ bầu cần áp dụng ngay.
- Áp dụng các liệu pháp thư giãn: Massage, châm cứu, ngâm chân với nước nóng,…là những liệu pháp giúp phụ nữ đang mang thai thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Tập thể dục, vận động đúng cách: Tuy rằng mẹ bầu không nên vận động quá nhiều nhưng việc tập luyện các bài tập yoga, đi bộ cũng là phương pháp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần hiệu quả.
- Chia sẻ, tâm sự: Mẹ bầu không nên che giấu cảm xúc và những lo lắng của bản thân. Bạn nên chủ động chia sẻ và tâm sự cùng những người thân, bạn bè của mình để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận lại được những lời khuyên hữu ích từ những người có kinh nghiệm.
- Tạo những thói quen tích cực: Để tâm trạng được cải thiện tốt hơn các mẹ bầu có thể tìm đến những hoạt động giải trí như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, nấu ăn,….
- Tìm đến bác sĩ tâm lý: Nếu tình trạng stress, căng thẳng không thể cải thiện bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Các bác sĩ sẽ dần xác định được những nguyên nhân gây ra stress và đưa ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Đồng thời, họ cũng sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu cách thay đổi suy nghĩ, hành vi, nhận thức để tâm trạng được tích cực và lạc quan hơn.
Stress khi mang thai ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và thai nhi, do đó ngay khi nhận thấy những triệu chứng của stress bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hi vọng những thông tin của bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về những hậu quả của stress khi mang thai và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!