Stress học đường: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên. Suốt quá trình học hành gian khổ, các bạn phải đối mặt với hàng loạt áp lực đến từ gia đình, nhà trường và bạn bè đồng trang lứa. Đây chính là những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng stress học đường.

Nguyên nhân gây stress học đường
Stress học đường là phản ứng tự nhiên của cơ thể học sinh, sinh viên trước áp lực quá tải, triền miên từ thế giới xung quanh.

Nguyên nhân gây stress học đường

Trong nhịp sống hiện đại, stress học đường không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tỷ lệ học sinh mắc phải tình trạng này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Stress học đường là phản ứng tự nhiên của cơ thể học sinh, sinh viên trước áp lực quá tải, triền miên từ thế giới xung quanh. Những yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi này thường xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của nhà trường, gia đình và những người thân yêu.

Vì mong muốn con em đạt được thành tích học tập thật tốt, nhiều bậc phụ huynh đã ép con rèn luyện, học thêm, bồi dưỡng kiến thức quá nhiều. Sau những giờ học tập mệt nhoài trên lớp, nhiều bạn trẻ vẫn phải tiếp tục “chạy sô” từ hết lò luyện này sang trung tâm khác, đến nỗi phải ăn uống vội vàng, qua loa cũng như không đủ thời gian giải trí, thư giãn.

Thêm vào đó, trên thực tế, học sinh khối trung học cơ sở và trung học phổ thông thường xuyên căng thẳng, lo lắng vì áp lực điểm số. Nếu không đạt được kết quả như mong muốn, các em sẽ bị cha mẹ la mắng nặng lời, làm thầy cô phiền lòng và khiến bạn bè không thích chơi cùng.

Hơn nữa, những thay đổi đáng kể về mặt tâm – sinh lý ở tuổi dậy thì, mâu thuẫn với bạn cùng lớp, thân hình không cân đối, chuyển trường, chuyển nhà… cũng là những nguồn cơn gây ra tình trạng stress học đường thường gặp nhất.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, cảm nhận, hành vi, cách ứng xử của nhiều học sinh. Do đó, ngay khi phát hiện con em/học trò của mình xuất hiện nhiều biểu hiện căng thẳng, cha mẹ và thầy cô nên kịp thời quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ nhằm chủ động phòng tránh những hệ lụy khó lường.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng stress học đường

Với nhiều biểu hiện thực thế đi kèm, chứng stress học đường có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

Mất hứng thú với các sở thích, đam mê trước đây

Tò mò vốn là bản chất của chúng ta. Đây là nhu cầu đặc biệt quan trọng của thanh thiếu niên. Khi càng khám phá về thế giới, các em càng thấu hiểu sở thích của bản thân và ngược lại.

Nếu mất hứng thú với những niềm đam mê trước đây, rất có thể, trẻ đang gặp phải một vấn đề tâm – sinh lý nào đó liên quan đến tình trạng stress học đường. Trong nhiều trường hợp, vì quá ám ảnh bởi các yếu tố căng thẳng đến từ gia đình, nhà trường và cuộc sống, các em khó vực dậy tinh thần và duy trì niềm cảm hứng trước đây với sở thích của mình.

Chỉ thích ở một mình

Mọi người đều mong muốn có được không gian riêng tư dành cho bản thân. Điều này càng trở nên cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, những bạn trẻ đang học cách trưởng thành. Các em cần một khoảng không gian đủ thoải mái, an toàn và riêng tư để tìm hiểu chính mình cũng như trú ẩn, chữa lành mỗi khi tổn thương, mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu điều này trở thành khao khát mãnh liệt, đến nỗi luôn cố gắng tự tách mình khỏi những người thân thương thì rất có thể, trẻ đang rơi vào tình trạng stress học đường.

Cảm giác bản thân vô dụng, không có giá trị

Theo quá trình phát triển tâm – sinh lý hoàn toàn tự nhiên, đa số học sinh đều có xu hướng thích thể hiện bản thân.

Thế nhưng, nếu mắc phải tình trạng này, bé sẽ trở nên u sầu, ủ rũ vì cho rằng mình vô dụng, vụng về, không có giá trị, không có đam mê. Để tháo gỡ nút thắt tâm lý ấy, bạn nên khen ngợi, động viên con em đúng lúc nhằm giúp bé củng cố niềm tin vào bản thân, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và hăng hái phấn đấu, trưởng thành.

Cảm thấy buồn chán không rõ lý do

Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của chứng trầm cảm học đường là lo lắng, ủ rũ, trầm buồn vì những câu chuyện/sự kiện/tình huống bình thường, vụn vặt. Vì vậy, các em bắt đầu thu mình trong một chiếc hộp u tối, chật chội để tránh xa thế giới xung quanh sống động. Đây đồng thời cũng là triệu chứng rối loạn lo âu điển hình.

Lúc này, phụ huynh và giáo viên cần cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, điềm tĩnh lắng nghe cũng như đồng hành, hướng dẫn con cách thức đối mặt cảm xúc, ổn định tâm lý, từ đó tìm lại niềm vui trong học tập và cuộc sống.

Cảm thấy buồn chán không rõ lý do
Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của chứng trầm cảm học đường là lo lắng, ủ rũ, trầm buồn vì những câu chuyện/sự kiện/tình huống bình thường, vụn vặt.

Không chỉ dừng lại ở tâm trạng buồn bã lâu ngày, nhiều bé còn hay tức giận vô cớ. Lý giải về điều này, các chuyên gia tâm lý cho biết, học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 vừa phải thường xuyên gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng từ cha mẹ cùng áp lực học hành, thi cử vừa phải cố gắng vật lộn với hàng loạt cảm xúc nổi loạn, bốc đồng của tuổi mới lớn.

Do đó, trẻ khó có thể kiểm soát tâm trạng tốt như người lớn. Kết quả là các con dễ la hét, cáu gắt, quậy phá, thậm chí đánh nhau. Sự kéo dài của vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm về sau.

Suy nghĩ tiêu cực về con người và cuộc sống

Theo thống kê, trên 70% học sinh bị trầm cảm học đường đã nghĩ đến cái chết. Và buồn thay, đã có quá nhiều cái chết thương tâm xảy ra khi con trẻ không tìm thấy hướng đi đúng đắn trong những năm tháng khó khăn, đau khổ nhất của cuộc đời.

Trong độ tuổi vị thành niên, bé luôn phải gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng của gia đình, ganh đua điểm số với bè bạn và điên cuồng vùi đầu ôn luyện cho những kỳ thi liên tiếp, cuối cùng trở nên kiệt quệ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Đây chính là nguồn cơn của tâm lý bất cần, suy nghĩ tiêu cực và nhiều hành động xốc nổi.

Phương pháp xử lý tình trạng stress học đường

  1. Cha mẹ nên đồng hành cùng con giải tỏa stress học đường như thế nào

Thay vì để trẻ trút giận theo bản năng mỗi khi bất ổn tâm lý thì cha mẹ nên nhẹ nhàng hỗ trợ, hướng dẫn con phương pháp xoa dịu căng thẳng và giải quyết muộn phiền. Theo các chuyên gia, vấn đề tiên quyết là bé cần xây dựng thời gian biểu khoa học, hợp lý, đảm bảo có đủ thời gian xử lý toàn bộ số lượng bài tập về nhà khổng lồ.

Nếu con phải hoàn thành quá nhiều bài tập vào cùng một thời điểm, bạn cần ghi nhớ rằng, trong mọi trường hợp, sức khỏe thể chất và tinh thần của con yêu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi buộc trẻ phải “hy sinh” giấc ngủ của mình.

Phụ huynh có thể tập cho con thói quen lên lịch việc học và sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp bằng cách dán thời khóa biểu lên bàn học, gắn nhãn mọi tài liệu của từng môn học, cất trữ dụng cụ học tập theo từng ngăn riêng. Việc thiếu óc tổ chức, sắp xếp dễ khiến bé căng thẳng không cần thiết và tốn nhiều thời gian tìm kiếm đồ đạc.

Bên cạnh đó, độc giả hãy dạy bé kỹ năng phân loại, ưu tiên nhiệm vụ/bài tập cần thực hiện. Nếu có thể, bạn nên khuyến khích con và bạn bè học nhóm với nhau. Sau mỗi 45 – 60 phút học hành chăm chỉ, trẻ cần được nghỉ giải lao trong vòng 5 – 10 phút trước khi tiếp tục “chiến đấu”.

Cha mẹ hãy đảm bảo con yêu bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu đúng theo khuyến nghị, học tập – nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ và có thêm chút thời gian vui chơi, thư giãn (để bé được sống trọn vẹn với lứa tuổi của mình), đồng thời thường xuyên hỏi han, động viên, trò chuyện, chia sẻ cũng như trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc của trẻ.

Phụ huynh nên nhớ, đừng bao giờ ép buộc bé cố gắng học hành bằng thái độ gay gắt và giận dữ. Hành động răn đe và những lời mắng nhiếc nặng nề có thể khiến con càng thêm tổn thương, buồn bã và tự căm ghét chính mình.

Thay vào đó, người đọc chỉ cần lắng nghe con tâm sự mỗi ngày để bao dung và thấu hiểu con hơn. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể chủ động trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để gia hạn thời gian nộp bài.

Stress học đường là chứng bệnh thường gặp ở đối tượng học sinh. Để giúp đỡ bé vượt qua những giai đoạn căng thẳng, áp lực, cha mẹ cần cố gắng bình tĩnh và kiên nhẫn đồng hành với con trong hành trình khôn lớn, từ đó khuyến khích con học hành chăm chỉ và mạnh mẽ tiến về phía trước.

2. Cùng con đến gặp các chuyên gia tâm lý

Nếu ba mẹ đã dùng nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa có cải thiện được hoặc ba mẹ không có kỹ năng đồng hành cùng con, ba mẹ có thể đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia là những người thấu hiểu tâm lý của trẻ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng stress học đường ở trẻ và đưa ra các giải pháp phù hợp, giúp trẻ giải tỏa stress, biết cách kiểm soát cảm xúc, có năng lượng tích cực và hứng thú, đam mê để học tập. Đồng thời giúp ba mẹ đồng hành cùng con phù hợp với độ tuổi, tích cách và môi trường. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở tâm lý trị liệu uy tín hoặc gặp các chuyên gia tâm lý giỏi.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những địa chỉ trị liệu tâm lý uy tín với đội ngũ chuyên gia tâm lý, Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ. Các chuyên gia đã và đang trị liệu tâm lý cho nhiều trẻ tuổi dậy thì, tuổi thành niên bị stress học đường, trầm cảm học đường hay gặp các rối loạn tâm lý khác làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.

Các biểu hiện tâm lý của các em thể hiện bên ngoài có thể giống nhau nhưng nguyên nhân gây stress, trầm cảm học đường ở mỗi trẻ thường khác nhau. Tùy vào từng vấn đề, nguyên nhân, các chuyên gia sẽ xây dựng liệu trình trị liệu phù hợp với các em. Đồng thời, các chuyên gia sẽ có những buổi nói chuyện riêng với phụ huynh để phụ huynh hiểu con và đồng hành với con tốt hơn.

Trước khi bước vào liệu trình trị liệu, các chuyên gia sẽ tham vấn tâm lý để xác định tình trạng tâm lý hiện tại của các em. Buổi tham vấn tâm lý này tương tự như một buổi thăm khám.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu stress học đường, trầm cảm học đường, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

 

 

Bình luận (30)

  1. Quỳnh Hana says: Trả lời

    Muốn con cái thi cứ tốt và có tâm trạng thoải mái nhất trước kì thì thì các bậc phụ huynh không nên tạo áp lực cho con cái về điểm số

    1. Nông Huyền Diệu says: Trả lời

      Bác nói đúng đấy, tạo áp lực như một tảng đá đè lên vai con cái chúng ta vậy và con cái chúng ta sẽ nhanh chóng kiệt sức thôi

  2. Hoàng Giang says: Trả lời

    Không nên coi thường chứng stress này, nó có thể bình thường nếu xảy ra ít nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu kéo dài nhiều ngày

  3. Thủy Trúc says: Trả lời

    Chứng này thường xảy ra nhiều hơn với những người sống khép kín nhỉ, vì họ rất ít san sẻ chuyển của mình với mọi người

    1. Trần Trấn Thành says: Trả lời

      Chưa chắc bạn ạ, vì áp lực có thể đến từ nhiều phía gia đình, xã hội, hay bạn bè, bản thân người chịu áp lực có lúc hiểu được mình đang thế nào, có chia sẻ với người thân, nhưng do sự kì vọng mà người thân cũng không để ý mà coi đó là việc cần phải vượt qua, vẫn không thể thoát khỏi stress, nên những người sống cởi mở vẫn có thể bị stress nhé

    2. Dương Thị Minh says: Trả lời

      Stress thì ai chả bị bạn, áp lực luôn đến từ nhiều phía, không thể quy chụp vậy được

  4. Bùi Thi Thanh Hà says: Trả lời

    Lịch học của em khá là dày, hầu như kín cả ngày và dạo gần đây rất hay đau đầu, không thể tập trung lâu khi đi học ạ, em không biết có nên chia sẻ với bố mẹ không vì họ rất nóng tính ạ

    1. Hồ Minh Thơ says: Trả lời

      Bạn nên chia sẻ với bố mẹ bạn nhé, dù bố mẹ có nóng tính nhưng vẫn sẽ lắng nghe cảm xúc của bạn thôi, và bản thân bạn đang bị rào cản là sợ sự nóng tính của bố mẹ nên không dám đưa ra lập trường riêng của mình, cái này cũng là nguyên nhân của stress đấy, vậy nên hãy gỡ bỏ từng thứ tiêu cực một ra khỏi bạn nhé

  5. Hưng Ruby says: Trả lời

    Dạo này em rất hay quên và cảm thấy cơ thể luôn uể oải mỗi khi đi làm, công việc chỉ làm cho có cho xong chứ thực sự không đem lại hiệu quả gì. trung tâm có cách nào giúp mình không ạ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Bạn bị tình trạng này kéo dài lâu chưa ạ

      1. Hưng Ruby says: Trả lời

        Em bị hơn 1 tháng nay rồi ạ, giờ chả muốn đi làm nữa

        1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

          Vậy bạn có thể để lại số điện thoại của mình ở đây để trung tâm gọi điện trao đổi cụ thể hơn về tình trạng của bạn hoặc bạn cũng có thể gọi vào hotline của trung tâm: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé

  6. Trần Thị Phương says: Trả lời

    Đọc bài viết này mình cũng sẽ thử áp dụng xem có hiệu quả không, mặc dù mình không còn tuổi đi học nữa rồi, nhưng công việc thì luôn trong trạng thái ngâp đầu

  7. Lưu Ngọc Hoa says: Trả lời

    Đến mùa thì cử là tình trạng này xảy ra nhiều lắm, báo chí lại đăng tải nhiều về việc sức khỏe học sinh, có những em do áp lực quá mà dẫn đến trầm cảm, có những em còn tự kết thúc cuộc sống của mình ở trường học

    1. Thanh Phi says: Trả lời

      Vậy nên các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm đến vấn đề này của con cái, muốn kết quả tốt thì nên tìm một phương pháp nào hợp lý, vẫn học tập tốt và vẫn có thời gian thư giãn giải trí cho con em mình

    2. Tâm says: Trả lời

      Như con tôi đang chuẩn bị thi đại học đây này, tôi kệ cháu thích làm gì thì làm nhưng vẫn phải ưu tiên việc học, tôi cũng không đặt ra kì vọng phải học trường nào, vì giờ trường nào cũng tốt cả, nên không được trường này thì trường khác

  8. Hứa Duy Thạch says: Trả lời

    Ai đang cảm thấy mình bị stress kéo dài thì nên đi trị liệu sớm đi nhé, đừng coi thường vì chứng này trông thế mà nguy hiểm lắm. Năm ngoái, bên nhà hàng xóm có thằng cu con thi đại học, nó học nhiều lắm, lúc nào sang chơi là thấy ngồi học, cũng vẫn ra chào hỏi tôi nhưng thấy mặt mày nó hốc hác xanh xao lắm, trông lờ đà lờ đờ, đến hôm thi thì lại phải vào viện cấp cứu do kiêt sức, bài thi thì không làm được gì, phải nằm viện mất mầy tuần và bác sĩ cũng bảo cháu bị trầm cảm nữa, mà trầm cảm thì đáng sợ như nào rồi đấy.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện của mình, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống nhé

  9. Tuệ Oanh says: Trả lời

    mình vẫn hơi lăn tăn về phương pháp tâm lý này, đọc trên mạng thì thấy oke đấy mà không biết nếu áp dụng có ổn không, muốn đưa đứa em qua bên này chữa trầm cảm mà vẫn hơi lăn tăn

    1. Lâm Hường says: Trả lời

      bạn hoài nghi về vấn đề gì mà lăn tăn vậy, trầm cảm thì nên quyết sớm đi chứ

      1. Tuệ Oanh says: Trả lời

        lăn tăn về độ hiệu quả của phương pháp này ý

        1. Lâm Hường says: Trả lời

          phương pháp này áp dụng được cho nhiều đối tượng mà, em bạn không biết có dùng thuốc không chứ nếu dùng thuốc không khỏi sang phương pháp này là quá hợp lý ấy chứ, còn về trung tâm thì được nhiều người truyền tai lắm, được lên cả kênh vtv và vtc đấy, bạn tham khảo xem https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html

    2. Nguyễn Thị Kính says: Trả lời

      nên theo tâm lý trị liệu nếu điều trị trầm cảm bạn nhé

    3. Lê An Nhài says: Trả lời

      trước gia đình tôi cũng như bạn vậy, trước khi đến với phương pháp này cũng nghĩ ngơi đủ thứ, nhưng rồi chả còn phương pháp nơi nào trị liệu được cho tôi nên gia đình cũng quyết thử, thời gian đầu thì tình trạng mình nặng hơn thật, tại chuyên gia ở đây khơi hết vấn đề từ sâu ra nhưng rồi mọi thứ cũng dịu trở lại ở những buổi trị liệu tiếp theo cho đến bây giờ thì đã ổn định hẳn và cũng kết thúc trị liệu sớm hơn dự định, bạn cứ yên tâm nhé

      1. Tuệ Oanh says: Trả lời

        chị bị sao vậy, chữa mất bao lâu ạ

        1. Lê An Nhài says: Trả lời

          chị cũng trầm cảm như em vậy, chữa cũng mất 4 tháng lận đấy, đáng nhẽ 5 tháng cơ, mà chị ổn định sớm hơn chuyên gia dự kiến

  10. Hao Do says: Trả lời

    chung xi tret chua co nhanh khong

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, tùy vào tình trạng của bạn mà Trung tâm sẽ đưa ra phương pháp và thời gian trị liệu phù hợp cho bạn nên không có mốc thời gian cố định bạn nhé. Để hỗ trợ tốt nhất cho bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn

  11. Đào Bích Quỳnh Chi says: Trả lời

    Tôi cũng đã từng tạo áp lực cho con mình trong việc thi cử, lúc đó tôi rất mong muốn con mình vào trường ngân hàng, vì vậy lúc nào cũng thúc giục con học, đưa đi học ở nhiều nơi, hầu như là kín cả ngày. Lúc đó tôi cũng không để ý gì đến sức khỏe con nhiều vì thấy cháu vẫn đi học là cháu vẫn còn khỏe, nhưng dần tôi cũng để ý ra cháu ăn ít ăn hơn, cơ thể gầy xụp và mặt mày hốc hác, không những thế còn rất hay quên nhưng tôi cũng không bận tâm lắm vì nghĩ chắc cháu đang tập trung việc học nên thế và việc đó kéo dài đến kì thi đại học, tôi đã phải đưa con mình nhập viện do thiếu chất và kiệt sức, lúc đầu tôi cũng chưa hiểu ra nguyên nhân vì sao nhưng sau đó bác sĩ có nói với tôi nguyên nhân thì mới vỡ ra là do chính mình tạo áp lực lên cháu nên thành ra như vậy, và rồi kì thi năm đó con tôi trượt

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện của mình, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và niềm vui cuộc sống nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *