Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước (đạm) không?
Khi cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân do cơ thể suy nhược nhiều người thường lựa chọn việc truyền nước để nhanh chóng khỏe lại. Tuy nhiên bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần được bác sĩ chỉ định. Người bệnh không được tự ý thực hiện tại nhà vì có thể vô tình làm lại cho chính bản thân mình.
Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?
Suy nhược cơ thể hay hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng có thể gặp phải ở rất nhiều người, đặc biệt là những người làm việc quá sức, lao lực kéo dài hay những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải điều trị dài ngày. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường cảm thấy ăn uống không ngon, cơ thể cạn kiệt năng lượng, da dẻ xanh xao, sụt cân nhanh chóng cùng rất nhiều triệu chứng mệt mỏi khác.
Trong trạng thái mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, rất nhiều người thường chọn lựa cách truyền đạm để nhanh chóng khỏe lại. Theo đó truyền đạm là phương pháp đưa dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để bổ sung các vi chất đang bị thiếu hụt. Các dưỡng chất được đưa vào thường là dịch đạm acid amin, các loại vitamin (dịch hoa quả), glucose (đường).. Vậy với những người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?
Việc truyền nước được đánh giá hiệu quả cho những người đang bị thiếu hụt các chất hiện nay chẳng hạn như những người mới phẫu thuật chưa thể ăn uống, người bị tiêu chảy kéo dài, người sốt cao hay bị mất máu cấp tính.. Các dưỡng chất có trong dịch đạm sẽ giúp bù nước bù khoáng và bổ sung hoàn toàn các vi chất cơ thể đang thiếu để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Với băn khoăn suy nhược cơ thể có nên truyền nước không thì câu trả lời là phải phụ thuộc vào từng trường hợp. Theo các bác sĩ, việc truyền nước chỉ là biện pháp tạm thời để phục hồi sức khỏe thời, không thể mang đến tác dụng lâu dài cho người bệnh. Mặt khác nếu truyền đạm nhiều lần có thể gây phụ thuộc vào các lần sau khiến cơ thể cần phải được truyền đạm mới có thể hồi phục.
Theo các chuyên gia chỉ những người suy nhược nặng, không thể ăn uống, sút cân nhanh, không còn tỉnh táo thì mới nên truyền dịch. Những người bị suy nhược có liên quan đến các biến chứng bệnh lý, bệnh nhân sau phẫu thuật đang trong trạng thái chưa thể ăn uống được thì cũng được khuyến khích việc truyền đạm để phục hồi nhằm hạn chế tối đa tình trạng cơ thể suy kiệt quá mức sẽ không thể đáp ứng với việc điều trị.
Với những trường hợp người bệnh vẫn đang trong trạng thái tỉnh táo, còn ăn uống được bình thường thì vẫn nên bổ sung dưỡng chất thông qua việc ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết trạng thái sức khỏe còn liên quan đến các chỉ số máu về các dưỡng chất như đạm, đường, muối, chất điện giải,… Do đó nếu chỉ số này thấp hơn so với mức an toàn trung bình thì mới cần truyền đạm để bù đắp.
Việc kiểm tra các chỉ số này cần được các bác sĩ hay những người có chuyên môn thực hiện, bản thân người bệnh không thể tự kiểm tra. Nếu các chỉ số này bị dư thừa thì không những cơ thể không được khỏe lên mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó một số đối tượng không nên truyền nước dù có dấu hiệu suy nhược nặng như
- Bệnh nhân đang điều trị các các bệnh lý về tim mạch, bệnh về gan, thận hoặc những người có tiền sử bị suy thận.
- Bệnh nhân bị suy nhược kiệt sức sau tập thể thao và mất quá nhiều mồ hôi
- Người đang choáng váng, chóng mặt không được truyền dịch ngay
- Bệnh nhân có huyết áp không ổn định
- Người bị suy nhược nặng cũng sẽ được xem xét nếu cần phải truyền dịch
Do đó với câu hỏi suy nhược cơ thể có nên truyền nước không thì câu trả lời là không quá cần thiết. Người bệnh nếu có nhu cầu này nên tham khảo với bác sĩ hoặc tốt hơn là thực hiện đầy đủ các phương pháp chẩn đoán chuyên môn để được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Không chỉ riêng với suy nhược cơ thể mà bất cứ ai nếu có nhu cầu truyền đạm cũng cần tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Biến chứng có thể xảy ra khi truyền nước cho người suy nhược cơ thể
Người bị suy nhược cơ thể đang rất yếu, có các chỉ số không ổn định, vì thế việc truyền nước đôi khi có thể gây hại ngược lại. Đây cũng chính là lý do mà các bác sĩ thường không khuyến khích việc người bệnh tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. ngay cả những người có hiểu biết về y khoa nhưng nếu không làm đủ các xét nghiệm cần thiết và cố ý truyền dịch cũng có thể tự làm hại chính mình.
Theo đó những biến chứng có thể xuất hiện ở những người suy nhược cơ thể do không phù hợp như
- Sốc phản vệ: lý do thường gây sốc phản vệ là do dị ứng. Bên cạnh đó ở những người đang trong trạng thái suy kiệt việc đột ngột tiếp nhận một lượng lớn dưỡng chất, tốc độ truyền nước nhanh có thể khiến cơ thể không đủ sức tiếp nhận. Các triệu chứng điển hình của tình trạng này thường là vã mồ hôi, nôn, buồn nôn, run, người vã mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng/ giảm đột ngột. Tình trạng này nếu không nhanh chóng được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Quá tải dịch: trước khi truyền dịch bác sĩ cần phải kiểm tra các chỉ số cơ thể để khống chế được lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bệnh nhân. Việc nạp vào cơ thể lượng chất nhiều hơn với nhu cầu sẽ gây ra tình trạng quá tải và có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nặng nề như phù phổi, suy tim cùng rất nhiều nguy hiểm khác. Hoặc trong trạng thái nhẹ hơn thì cơ thể cũng mất rất nhiều thời gian hồi phục.
- Biến chứng do truyền dịch sai: Trong khi cơ thể thiếu chất dịch này nhưng truyền dịch khác cũng có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Chẳng hạn bệnh nhân đang bị thiếu natri mà truyền đường có thể làm tăng nguy cơ loãng máu và phù não trong khi đang trong trạng thái dư natri mà vẫn tiếp tục bổ sung muối có thể làm tăng nguy cơ teo não. Nặng nề hơn lượng dịch dư thừa có thể tràn vào bên trong màng phổi, màng tim và gây chèn ép cho các cơ quan khiến người bệnh khó thở hay thậm chí la gây tử vong.
- Nhiễm trùng, đau và sưng phù ở vị trí tiêm: thường gặp ở những người truyền nước tại nhà hay tại những cơ sở thiếu uy tín dẫn đến lệch ven, tạo cơ hội cho không khí, các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong máu. Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm, thường chỉ gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên ở những người suy nhược đang có thể trạng khá yếu nên đôi khi có thể không chống chọi lại các vi khuẩn mới xâm nhập và nhiễm trùng nặng hơn ở các cơ quan lân cận, thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Hủy hoại thận cầu: Lượng dịch truyền đi vào nhanh chóng đòi hỏi cầu thận phải tăng tốc làm việc để loại bỏ các chất dư thừa ra bên ngoài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên với những người suy nhược đang có năng lượng kiệt quệ, các cơ quan chức năng bao gồm cả thận cũng dần hoạt động chậm lại. Lượng dịch lúc này có thể trở nên quá sức với thận, tích tụ lại, ứ nước, ứ nước và tăng nguy cơ gây viêm cấp hoặc rối loạn chức năng.
- Gây rối loạn chất điện giải: nguyên nhân cũng có thể do dư thừa các dịch truyền kéo dài. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa nhung mao ruột làm khiến cơ thể khó hấp thụ các dưỡng chất được nạp vào sau đó và ngày càng trở nên gầy yếu, thiếu chất hơn.
Truyền dịch là biện pháp tối ưu cho sức khỏe để nhanh chóng phục hồi thể chất, tuy nhiên không thể “thần thánh” hóa, áp dụng phương pháp này cho mọi tình trạng. Bất cứ vấn đề nào cũng có các mặt lợi/hại khác nhau, đặc biệt trong điều trị các bệnh lý không có phương pháp nào là tuyệt đối.
Hiểu được các biến chứng này sẽ giúp bạn cân nhắc trả lời được băn khoăn suy nhược cơ thể có nên truyền nước không đồng thời kiếm kiếm những phương pháp bổ sung dưỡng chất phù hợp khác.
Một số lưu ý khi thực hiện truyền nước biển cho người bị suy nhược
Nói chung người bị suy nhược vẫn có thể dùng nhưng cần đảm bảo có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau nếu có nhu cầu truyền dịch, đặc biệt là khi truyền cho người suy nhược hay người đang mắc bất cứ các bệnh lý nào khác
- Truyền dịch cho mục đích chữa bệnh, không nên tự ý truyền cho những người khỏe mạnh bình thường
- Không được lạm dụng truyền dịch kéo dài có thể làm cơ thể dần bị phụ thuộc, nếu không được truyền dịch sau đó sẽ nhanh chóng mệt mỏi mà việc bổ sung dưỡng chất ngay lúc đó cũng khó để cải thiện hoàn toàn
- Nên thực hiện truyền dịch tại những bệnh viện y tế uy tín, có bác sĩ chẩn đoán, có đầy đủ các thiết bị máy móc hỗ trợ kiểm tra trước khi truyền dịch
- Nói rõ tình trạng của bệnh nhân cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp và an toàn cho từng trường hợp
- Tránh việc truyền dịch tại nhà trừ trường hợp có nhân viên y tế hỗ trợ
- Thực hiện đúng các quy định khi truyền dịch
- Trong thời gian truyền dịch nên nằm nghỉ ngơi, tránh việc đi lại hay vận động liên tục có thể ảnh hưởng đến chất lượng truyền
- Không được tự ý tăng/ giảm dòng chảy của dịch đạm
- Tránh ăn uống quá nhiều trong khi truyền dịch, nếu cảm thấy quá đói bạn có thể ăn hoặc uống một chút nước hoa quả, cháo loãng hay ngũ cốc để có thể hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất
- Theo dõi tình trạng truyền dịch và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường như nôn nói, choáng váng, nóng sốt..
Tốt nhất người bệnh nên cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể thông qua việc thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung dưỡng chất cần thiết hằng ngày để dần phục hồi sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn suy nhược cơ thể có nên truyền nước không và đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!