Suy nhược cơ thể gây thiếu máu và cách xử lý an toàn
Suy nhược cơ thể gây thiếu máu thường sẽ làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, huyết áp không ổn định. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.
Nguyên nhân suy nhược cơ thể gây thiếu máu
Tình trạng thiếu máu do suy nhược cơ thể có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số lý do thường gặp nhất như:
- Chế độ ăn uống không khoa học: Những đối tượng không chú tâm nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đủ chất sẽ có nhiều nguy cơ bị thiếu máu. Đặc biệt là những chị em phụ nữ muốn giảm cân nên áp dụng biện pháp kiêng ăn một cách quá mức, lâu dần sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, cơ thể bị thiếu sắt, vitamin B12, acid folic gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu.
- Lạm dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu đến đến tình trạng suy nhược cơ thể và dần làm cho người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng. Rượu bia sẽ làm thúc đẩy quá trình oxy hóa, khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn và làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Khi các cơ quan này bị tác động, chúng sẽ cần lượng máu nhiều hơn so với bình thường để phục hồi chức năng. Nhiều trường hợp cơ thể không thể sản sinh và đáp ứng đủ các tế bào máu dã đến tình trạng thiếu máu, cơ thể suy yếu dần.
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu: Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng này thì nhiều khả năng cơ thể không thể hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng, từ đó quá trình tạo máu cũng sẽ bị ảnh hưởng gây nên tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược.
- Mắc phải các bệnh mãn tính: Các bệnh lý như xơ gan, viêm dạ dày, huyết tán, lao phổi, viêm đa khớp dạng thấp, suy thận, viêm dạ dày,…nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cơ thể dần bị suy nhược, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Chảy máu mãn tính: Cơ thể bị thiếu máu cũng có thể đến từ các nguyên nhân như rong kinh rong huyết, ho ra máu, chảu máu trực tràng, xuất huyết dạ dày,…
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh: Quá trình mang thai và sau khi sinh có thể khiến cho mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén, ăn uống không điều độ,…Tình trạng này sẽ khiến cho sức khỏe của các mẹ bị suy giảm đáng kể, lâu ngày dẫn đến thiếu máu.
- Một số nguyên nhân khác như tủy xương hoạt động kém, vỡ hồng cầu, lỗi di truyền,…
Những biểu hiện của chứng suy nhược cơ thể gây thiếu máu
Những đối tượng bị thiếu máu do suy nhược cơ thể thường sẽ có những biểu hiện đặc trưng như:
- Cảm thấy chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
- Niêm mạc và da nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, hoạt động kém
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa.
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, dễ hồi hộp.
- Đối với những bệnh nhân nữ có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.
Suy nhược cơ thể gây thiếu máu có nguy hiểm không?
Suy nhược cơ thể gây thiếu máu có nguy hiểm không? Điều này cần phải dựa vào nhiều yếu tố như mức độ thiếu máu nhiều hay ít, thời gian mắc bệnh, độ tuổi và thể trạng của từng bệnh nhân. Đối với những tình trạng bệnh nhẹ thì quá trình điêu trị sẽ dễ dàng và ngăn chặn được nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Ngược lại, những trường hợp bệnh nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian quá lâu thì sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, cụ thể:
- Nhiều khả năng bị rối loạn huyết áp, huyết áp có thể lên xuống bất thường, nhiều nguy cơ bị đột quỵ.
- Thường xuyên bị hạ huyết áp, đường huyết dẫn đến các hiện tượng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,..
Tình trạng thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm hiệu suất công việc mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng suy nhược cơ thể, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách xử lý tình trạng suy nhược cơ thể gây thiếu máu
Thiếu máu do suy nhược cơ thể sẽ khiến cho người bệnh gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến cho người bệnh bị suy giảm hiệu suất công việc, học tập. Vì thế, khi gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, choáng váng,…bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Để có thể khắc phục và giúp cho bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh nên áp dụng các cách sau đây:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe, cải thiện tốt các triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu acid folic, sắt, vitamin B12 có trong hải sản, các loại rau xanh, những loại đậu, hạt ngũ cốc, thịt bò, gan,…
Các loại hoa quả như việt quất, dâu tây, nho, xoài, dưa hấu, cam, ổi,.., sẽ giúp cơ thể tạo máu tốt hơn, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế những món ăn giàu canxi như phô mai, sữa chua, sữa tươi,…Cũng bởi khi canxi liên kết cùng với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thu của sắt. Do đó, người bệnh có thể phân chia để bổ sung hai chất này vào những thời điểm khác nhau, tốt nhất là cách nhau khoảng 2 tiếng.
2. Sinh hoạt và làm việc khoa học
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi thích hợp. Để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng bạn không nên làm việc quá sức hoặc làm những công việc quá nặng nhọc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để ổn định được nhịp tim, giúp các cơ quan trong cơ thể được thư giãn và phục hồi chức năng tốt hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Việc thường xuyên vận động, tập luyện các môn thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái hơn, tích cực hơn. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn được cải thiện tốt hơn, các chức năng cũng hoạt động được mạnh mẽ. Từ đó mà tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể cũng được cải thiện, sức khỏe sẽ được nâng cao, cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng suy nhược cơ thể gây nên chứng thiếu máu và đưa ra một số cách xử lý hiệu quả. Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!