8 Tác Hại Của Việc Học Quá Nhiều Có Thể Ảnh Hưởng Đến Trẻ

Cận thị, loạn thị, stress (căng thẳng), suy nhược cơ thể,… là những tác hại của việc học quá nhiều mà trẻ phải đối mặt. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, trẻ có thể gặp phải các ảnh hưởng nặng nề hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu và một loạt các vấn đề tâm lý khác.

Tác hại của việc học quá nhiều
Rất nhiều trẻ nhỏ phải đối mặt với hàng loạt các hậu quả và tác hại của việc học quá nhiều

8 Tác hại, hậu quả của việc học quá nhiều bố mẹ nên biết

Tình trạng trẻ nhỏ phải học quá nhiều, học thêm tại các trung tâm sau giờ học/ vào những ngày cuối tuần đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây. Lịch học dày đặc không chỉ gặp ở các học sinh chuẩn bị thi chuyển cấp mà còn gặp ở các em học sinh cấp 1, cấp 2.

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, các gia đình đều có đủ điều kiện cho trẻ học tập và phát triển thêm các kỹ năng cần thiết khác. Thậm chí nhiều trẻ đã được bố mẹ định hướng sẽ học chuyên ngành, nghề nghiệp trong tương lai từ khi còn rất nhỏ. Sự kỳ vọng quá lớn từ các bậc phụ huynh khiến không ít trẻ phải học quá nhiều và không có thời gian vui chơi, giải trí.

Thực tế, áp lực học tập đôi khi tạo ra động lực để trẻ nỗ lực đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, song song với việc học, trẻ cần được nghỉ ngơi và vui chơi theo đúng độ tuổi. Tình trạng học quá nhiều xảy ra trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của con trẻ. Hơn nữa, tình trạng này đôi khi tạo ra ám ảnh khiến trẻ “sợ học”.

Dưới đây là một số tác hại của việc học quá nhiều bố mẹ cần biết để điều chỉnh lại thời gian học tập của con cái:

1. Tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ

Tác hại đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất của việc học quá nhiều là tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị,… Khi học tập trong một thời gian dài, mắt phải điều tiết liên tục khiến cho thị lực suy giảm và dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

Tác hại của việc học quá nhiều
Gia tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ là tác hại thường gặp của việc học quá nhiều

Hiện nay, tỷ lệ học sinh – sinh viên gặp phải các tật khúc xạ là rất cao, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm đến 15 – 40%. Điều này cho thấy thực trạng học sinh đang phải học tập quá mức và thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.

2. Sức khỏe suy giảm

Khi học tập quá nhiều, cơ thể dễ mất năng lượng, mệt mỏi và suy nhược. Hơn nữa, đa phần trẻ nhỏ đều phải học tập trong nhiều giờ liền và không có thời gian vui chơi, tập thể dục. Về lâu dài, trẻ có thể chậm phát triển, gầy yếu và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Bên cạnh đó khi phải học tập quá nhiều, trẻ sẽ phải đối mặt với stress (căng thẳng thần kinh). Stress làm gia tăng hormone cortisol ở tuyến thượng thận. Hormone này gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và khiến cho sức khỏe suy giảm theo thời gian. Nếu để lâu dài, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm do cơ thể suy nhược và hệ miễn dịch suy giảm.

3. Stress – căng thẳng thần kinh

Như đã đề cập, stress là vấn đề mà trẻ phải đối mặt khi học tập quá nhiều. Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về stress (căng thẳng thần kinh). Stress là thuật ngữ đề cập đến tất cả phản ứng của cơ thể nhằm thích nghi, vượt qua những vấn đề khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Stress ngắn hạn hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe, ngược lại còn tạo ra động lực và nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên nếu phải học quá nhiều trong một thời gian dài, trẻ có thể phải đối mặt với căng thẳng thần kinh kéo dài.

Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thể chất của con trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải chú ý đến sức khỏe của trẻ thay vì chỉ chăm chăm ép buộc trẻ học tập để đạt thành tích tốt và có tương lai xán lạn.

4. Giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi do các tế bào thần kinh bị thoái hóa. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này cũng có thể gặp phải ở học sinh, sinh viên phải học tập quá nhiều.

Khi học tập với cường độ cao trong một thời gian dài, não bộ phải dung nạp một lượng kiến thức “khổng lồ” dẫn đến tình trạng quá tải với biểu hiện là suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, giảm sự linh hoạt, nhạy bén và tư duy chậm chạp.

Tác hại của việc học quá nhiều
Học quá nhiều khiến trí nhớ của trẻ suy giảm, não bộ hoạt động kém, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo

Ngoài ra, tình trạng ngủ không đủ giấc và ăn uống tạm bợ ở trẻ cũng là nguồn cơn dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Khi trí nhớ suy giảm, trẻ rất khó ghi nhớ kiến thức và gần như không thể dung nạp thêm kiến thức mới. Đây cũng là lý do rất nhiều trẻ học hành siêng năng nhưng học trước quên sau và không đạt được thành tích như mong muốn.

5. Mất đi sự hứng thú, niềm vui khi học tập

Mục đích chính của học tập là rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực và kiến thức để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình học tập chỉ mang lại kết quả khả quan khi tìm thấy niềm vui và sự hào hứng.

Khi tìm thấy sự hứng thú, trẻ sẽ say mê và chủ động học tập, tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài. Trái lại nếu phải học tập với tâm thế bị ép buộc, trẻ sẽ gặp phải áp lực và dần mất đi sự hào hứng.

Đa phần trẻ bị phụ huynh ép phải học quá nhiều đều không nhận thức được ý nghĩa của việc học mà xem việc học làm nghiệm vụ phải hoàn thành. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen học tập, tư duy và định hướng tương lai của trẻ.

6. Gia tăng các vấn đề về giấc ngủ

Áp lực học tập có thể làm gia tăng các vấn đề về giấc ngủ. Tác hại đầu tiên là thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc. Thực tế cho thấy, học sinh phải học ở trường vào buổi sáng – buổi chiều, sau đó tiếp tục học thêm vào các buổi tối và những ngày cuối tuần. Lịch học dày đặc khiến học sinh không có đủ thời gian để ngủ dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng.

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt là hoạt động của não bộ. Nếu không được cải thiện sớm, thành tích học tập của trẻ sẽ đi xuống do giảm trí nhớ và tư duy chậm chạp. Ngoài ra khi phải đối mặt với áp lực quá lớn từ các kỳ thi, sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình, trẻ cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu,…

7. Tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý

Những năm gần đây đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý, tâm thần do áp lực học tập. Có thể nói, đây là tác hại nghiêm trọng nhất của việc học quá nhiều. Bởi việc tổn thương tâm lý sẽ để lại “vết sẹo” khiến trẻ ám ảnh dai dẳng về việc học, trở nên chán nản, mất hứng thú và không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.

Tác hại của việc học quá nhiều
Trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý do phải học quá nhiều trong một thời gian dài

Học quá nhiều có thể gây ra những vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu và thậm chí là trầm cảm (nhất là trong giai đoạn dậy thì khi trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý). Khi không đạt được thành tích như mong muốn và phải đối mặt với sự chì chiết, trách móc từ gia đình, một số trẻ còn có biểu hiện hoảng loạn, hội chứng Self-Harm và đôi khi giải tỏa bản thân bằng cách sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Một thực trạng đáng buồn ở nước ta là rất ít bố mẹ thấu hiểu được tâm lý của con cái. Đôi khi những hành vi phá phách, chống đối của trẻ là cách đáp trả non nớt với những áp lực từ việc học và sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Tuy nhiên trong mắt người lớn, các biểu hiện này thường bị quy chụp là do trẻ hư hỏng, thiếu giáo dục. Khi không nhận được sự chia sẻ và quan tâm đúng mực, không ít trẻ đã có những hành vi tự hủy hoại tinh thần và thể chất.

8. Các tác hại khác

Ngoài các tác hại trên, học quá nhiều cũng gây ra một số tác hại khác như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về cột sống
  • Suy nhược thần kinh
  • Tạo khoảng cách giữa con cái và bố mẹ
  • Tâm lý đặt nặng thành tích, điểm số khiến trẻ học tập một cách rập khuôn, từ đó làm giảm sự sáng tạo và giới hạn tư duy của trẻ.
  • Việc quá câu nệ thành tích, điểm số và ép buộc trẻ thực hiện theo quy tắc bố mẹ đặt ra làm gia tăng nguy cơ phát triển các dạng nhân cách bất thường như rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế,…
  • Thực tế, một số trẻ có thành tích học không quá xuất sắc nhưng có thiên bẩm về nghệ thuật và thể thao. Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ học quá nhiều có thể giới hạn năng lực và khiến trẻ không thể phát triển năng khiếu vốn có của bản thân.

Lời khuyên dành cho bố mẹ

Bất cứ ai cũng muốn con cái được giáo dục trong môi trường lý tưởng để có đủ năng lực vượt qua kỳ thi đại học và cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ học quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý, thể chất và giới hạn năng lực, sở thích của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nhìn nhận lại và dẫn dắt, hỗ trợ trẻ học tập một cách hiệu quả nhất.

Tác hại của việc học quá nhiều
Phụ huynh nên cho trẻ vui chơi sau giờ học để thoải mái đầu óc và được phát triển một cách tự nhiên nhất

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh:

  • Gia đình là chỗ dựa duy nhất của trẻ trong giai đoạn còn đi học. Do đó thay vì áp đặt, hãy tìm cách trò chuyện, chia sẻ với con cái để tạo mối quan hệ thân thiết. Trên thực tế, quá trình học tập khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề như kết quả không như mong muốn, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô,… Việc kết thân với con cái giúp phụ huynh nắm bắt rõ tình hình, tâm lý của con để kịp thời có hướng xử lý.
  • Lắng nghe xem con thích gì và muốn gì thay vì áp đặt hoàn toàn. Nếu trẻ yêu thích các môn thể thao và nghệ thuật, nên cho trẻ thoải mái phát huy năng lực. Tuy nhiên, cần đặt ra quy tắc để trẻ cân bằng được việc học và việc phát triển năng khiếu bản thân.
  • Hướng dẫn trẻ lên kế hoạch học tập khoa học để đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên xem xét việc cho trẻ học thêm những môn cần thiết thay vì học quá nhiều. Tình trạng này không mang lại hiệu quả, ngược lại còn gây ra áp lực tinh thần đối với trẻ và khiến trẻ mất đi hứng thú, niềm vui trong học tập.
  • Đảm bảo trẻ có đủ thời gian ngủ nghỉ, thư giãn, vui chơi và tập thể thao.
  • Chú ý các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề tâm lý học đường. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường chính là “chìa khóa” giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, từ đó dần hoàn thiện nhân cách và nâng cao năng lực.
  • Năng lực của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Ngay cả khi siêng năng học tập, thành tích học tập của trẻ cũng có thể không được như mong muốn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên quá kỳ vọng vào con cái. Thay vào đó, nên để trẻ học tập và phát triển tự nhiên, đồng thời khuyến khích trẻ tự tìm tòi, nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế.

Trên đây là 8 tác hại thường gặp của việc học quá nhiều đối với sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, từ đó biết cách điều chỉnh để con cái được học tập một cách lành mạnh và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Bình luận (34)

  1. Lý Hiền Nhi says: Trả lời

    dẫu biết là thành tích của các con có thể khiến bố mẹ nở mày nở mặt nhưng đừng vì thế mà tạo áp lực cho con, cái gì cũng vừa phải thôi là sẽ tốt, nhiều quá sẽ là tác dụng ngược đấy

  2. Hoàng Kim Thoa says: Trả lời

    trước nhà tôi cũng bắt cháu học nhiều, đi học về là lại đưa đi học thêm xong tối về làm bài tập về nhà và chuẩn bị cho ngày hôm sau, thế là một ngày của cháu chỉ có học ăn và học, 7 ngày thì đều như vắt chanh vậy, ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật thì tăng cường học thêm các thứ khác, một thời gian thấy cháu tiều tụy, ăn kém và mặt cháu lúc nào cũng ủ rũ, anh chồng tôi mới ra tâm sự chia sẻ thì cháu kêu mệt, sợ học nhưng sợ mẹ nên cố gắng, tôi thấy vậy cũng hoảng và xem lại lịch của cháu thì đúng là cháu không có thời gian để thư gian, giao lưu với bạn bè, vậy là tôi thay đổi cách học, giảm bớt lịch học và đưa cháu đi chơi nhiều hơn, hàng tuần. Từ lúc thay đổi như vậy mới thấy nụ cười và sự hứng thú của cháu, ăn uống sinh hoạt cũng điều độ vui vẻ hơn. tôi chia sẻ để các bậc phu huynh lưu ý mà rút kinh nghiệm cho con em mình nhé

    1. Nguyễn Thanh Khương says: Trả lời

      sợ nhỉ, nếu chồng bạn mà không quan tâm đến con nữa thì chắc cháu bé có thể bị trầm cảm đấy

      1. Hoàng Kim Thoa says: Trả lời

        đúng rồi, tôi nhìn lịch của cháu xong nghĩ đặt mình vào cháu tôi cũng sẽ rất mệt mỏi, nên phải thay đổi ngay

    2. Ngô Trọng Toàn says: Trả lời

      đúng là cái gì nhiều quá cũng không tốt

      1. Hoàng Kim Thoa says: Trả lời

        nhìn con tôi như vậy tôi cảm thấy có lỗi lắm

    3. Phương Cadillac says: Trả lời

      khiếp! học vậy thì đúng là tàu hỏa nhập ma rồi, không bất ổn cũng bất ổn sớm, may mà con phát hiện kịp đấy

    4. Nguyễn Dạ Thi says: Trả lời

      nở được mày nở được mặt nhưng đi bệnh viện cũng tẹt luôn ý

  3. Trần Hải says: Trả lời

    các bố các mẹ cho con học vừa vừa phai phải thôi, lố quá làm gì, cốt ở sau này ra học trường đời mới nên người

    1. Bùi Hiền says: Trả lời

      bác nói hay đấy, đúng là kiến thức lúc đi học với ra ngoài làm nó khác nhau một trời một vực

      1. Trần Hải says: Trả lời

        chả thế hả bác, ra ngoài học người ta vừa cho học vừa cho hành, rồi dẫn dắt từng bước, chịu khó ắt sẽ giỏi

    2. Châu Minh Trang says: Trả lời

      thằng bạn em trước nó học dốt cực, còn bị đúp lớp sau phải chuyển trường vây mà đến bây giờ đã làm giám đốc cty xây dựng, giờ nhà cửa êm ấm dã man

      1. Trần Hải says: Trả lời

        đấy, minh chứng sống cho trường đời đấy

    3. Vũ Hồng Quyết says: Trả lời

      trường đời là ngôi trường dạy cho mình những cái thực tế nhất rồi

  4. Công Thảo says: Trả lời

    các phụ huynh nên dạy con tính tự giác thì sẽ tốt hơn, lúc đấy con mình sẽ chủ động, sẽ biết hậu quả của việc mình làm nên sẽ tự giác, còn mình thì cũng nhàn hơn rất nhiều

    1. Dương Lệ says: Trả lời

      em là giáo viên cũng luôn nhắc nhở học sinh phải tự giác thường xuyên, vì chỉ có tự giác mới có thể nâng cao được mình

    2. Quách Thị Dung says: Trả lời

      cứ để con tự giác học, thỉnh thoảng có phần thưởng xứng đáng cho thành quả và nỗ lực của con để tạo nên sự hứng thú và cố gắng cho con

    3. Hà Ngân says: Trả lời

      có vẻ bác này kinh nghiệm dạy con đấy, chắc cũng là giáo viên nhỉ

      1. Công Thảo says: Trả lời

        bạn có con mắt tinh tế đấy

  5. Hồng Nhung says: Trả lời

    con em sắp vào lớp 1, có nên cho con đi học thêm trước không ạ

    1. Bùi Đàm Mai Quyên says: Trả lời

      thôi đừng, việc dạy con chữ nghĩa, viết đẹp các bố các mẹ dậy được mà, học trường lớp cũng chỉ có vậy thôi

    2. Hương Bé says: Trả lời

      ở nhà để tự dạy dễ hơn bạn, chưa cần thiết phải đi học thêm đâu

    3. Kim Phượng says: Trả lời

      tuổi này cứ mua quyển tập viết với tô màu cho bé vừa học vừa nghịch chị ạ

    4. Phạm Đài Thư says: Trả lời

      theo cách mình dạy con là tự dạy con em mình, sau đi học rồi sẽ kết hợp cùng cô giáo, đến tầm lớp 6 thì mới bắt đầu cho học thêm mấy môn chính

    5. Hồng Nhung says: Trả lời

      em cảm ơn mọi người đã chỉ bảo ạ

  6. Nguyễn Duy Nam says: Trả lời

    tuổi ăn tuổi học là tuổi đang phát triển tâm lý, nếu áp lực quá các con rất dễ bị loạn tâm lý, xáo trộn rất dễ trầm cảm đấy

  7. Vương Hữu Tú says: Trả lời

    giờ cứ thấy các bố các mẹ đua nhau khoe con thành tích này thành tích nọ ý, đi làm đi chơi là nói chuyện con cái, con học này được này nọ, rồi bố mẹ khác ganh tỵ lại về ép con học nhiều, rất nhiều gia đình là như vậy đấy

  8. Quỳnh Di says: Trả lời

    trầm cảm ở tuổi học sinh giờ cũng nhiều, áp lực học tập chỉ là một khía cạnh, vì vậy cần bố mẹ quan tâm thật nhiều con cái hơn nữa, đừng suốt ngày chúi mặt vào công việc

  9. Nguyễn Ngọc Mai Linh says: Trả lời

    con tôi đang học năm cuối c3, đi khám được chẩn đoán rối loạn cảm xúc mà năm cuối cấp rồi, chuẩn bị thi ra trường đến nơi, trung tâm có cách nào giúp đỡ con tôi được không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn, để rõ tình trạng của con bạn, bạn vui lòng liên hệ số hotline 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia liên hệ và tư vấn cho bạn

  10. Hoàng Phương says: Trả lời

    nhìn con tôi tôi thấy thương lắm.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm có thể giúp gì cho bạn? Nếu bạn cần hỗ trợ nhanh có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn nhé

  11. Tiến says: Trả lời

    Nhà e thì chỉ cho học ko coi phim hoặc chơi game e sợ nó quen game mà ngày nào nó cũng học cho đến ngày nó đi vô bệnh viện mới biết là bị trầm cảm.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, việc bắt ép con học và tạo áp lực cho con khiến con bạn bị dồn nén cảm xúc và luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nghĩ lo âu nhiều nên dẫn đến tình trạng Trầm cảm, điều quan trọng bạn cần có biện pháp can thiệp với chứng Trầm cảm càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được nguy hiểm của Trầm cảm và tạo nhiều điều thư giãn và gần gũi con bạn nhiều hơn để xoa dịu cảm xúc lo âu của con bạn bạn nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *