[THVL1] Trầm cảm vì áp lực học tập – Học sinh trường chuyên chia sẻ cách vượt qua
Từng bị trầm cảm vì áp lực học tập, em Nguyễn Phạm Đăng Khoa (Hồ Chí Minh) đã trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn, sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện tốt, đặc biệt là đạt được thành tích rất tốt.
Trầm cảm vì áp lực học tập
Áp lực học tập hiện đang là một trong những lý do phổ biến khiến học sinh, sinh viên dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Trầm cảm có thể khiến học sinh, sinh viên học tập sa sút, tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống suy giảm, khó ngủ, mất ngủ, và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Áp lực học tập có thể đến từ phía gia đình, nhà trường hoặc từ chính các bạn học sinh, sinh viên. Lứa tuổi khiến trẻ dễ bị trầm cảm nhiều nhất là từ 12 – 19 tuổi.
Chia sẻ tại chương trình Sức khỏe trong tầm tay của đài truyền hình Vĩnh Long 1, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Cao Kim Thắm, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang trị liệu trầm cảm cho rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên. Đa phần các em đang học cuối cấp 2, học cấp 3, đang học đại học hoặc đi du học. Đây là thời điểm nhạy cảm mà trẻ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Đặc biệt là thời điểm các bạn trẻ mới bước vào môi trường mới như vừa lên cấp 3, vừa lên đại học hoặc mới đi du học”.
Tham gia chương trình “Trầm cảm tuổi dậy thì” của truyền hình Vĩnh Long 1 với tư cách là khách mời chia sẻ câu chuyện vượt qua trầm cảm của chính mình, em Nguyễn Phạm Đăng Khoa (chuyên Hóa, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) thổ lộ: “Mọi chuyện bắt đầu khi em không đỗ vào trường chuyên mà mình mong muốn. Đó là nơi mà em đặt mọi niềm tin và hy vọng nhưng kết quả lại làm em cực kỳ thất vọng, hụt hẫng về bản thân mình, tưởng chừng như mọi chuyện đang đổ sập ngay trước mặt mình. Bản thân em không chấp nhận thực tại đó và em dần trở nên thu mình với cuộc sống hơn, bản thân không còn tin tưởng vào chính mình như trước nữa”.
Sau khi bị stress, căng thẳng vì chuyện thi lên cấp 3, sức khỏe của em Khoa dần yếu đi, ăn không ngon, mất ngủ và em bị rất nhiều bệnh lý.
“Em bị rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực. Sau khi khám bác sĩ và uống thuốc thì em có đỡ nhưng những lo lắng, suy nghĩ của em ngày một nhiều hơn. Khi đó, em bắt đầu cảm nhận được rằng mình đang mắc chứng trầm cảm”.
“Khi em bị trầm cảm, cuộc sống của em đã thay đổi rất nhiều. Những suy nghĩ tiêu cực nó đến ngày một nhiều hơn với cường độ mạnh hơn. Vì bản thân em không chấp nhận được thực tại nên em càng cố gắng để tim cách thoát ra khỏi thực tại đó. Nhưng mọi nỗ lực đã diễn ra trong vô vọng khiến em càng mất đi niềm tin vào chính mình. Khi đó, em cô lập bản thân với thế giới bên ngoài và chỉ muốn ở một mình”, em Khoa chia sẻ.
Mọi thứ cứ diễn ra theo một vòng tròn xoắn ốc ngày một lớn hơn như vậy cho đến một ngày, em Khoa cảm thấy bất lực, mệt mỏi và không muốn phải làm thêm bất cứ điều gì nữa. Em bắt đầu mất kiểm soát hành vi của mình, phải chống chọi với những nỗi đau về mặt tinh thần và nhiều lúc nghĩ rằng “kết thúc cuộc sống” là con đường duy nhất mà em muốn tới.
Hành trình vượt qua trầm cảm học đường và tìm lại chính mình
Sau khi xác định được vấn đề của mình, em Khoa đã tìm hiểu rất nhiều các trung tâm về trị liệu tâm lý tại Hồ Chí Minh và biết đến Tâm lý NHC Việt Nam. Những chia sẻ từ khách hàng đã từng trị liệu tại Trung tâm đã giúp em xác định được những mong muốn của mình. Em muốn sống vui vẻ, hạnh phúc hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Em muốn có những bữa ăn ngon miệng, giấc ngủ ngon và sâu. Và em đã quyết định mình sẽ đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để hiện thực hóa những mong muốn đó của mình.
Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của Khoa khi đến với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Hồ Như Huệ, người đồng hành cùng Khoa trong suốt quá trình trị liệu trầm cảm cho biết: “Ngày đầu đến với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, Khoa bị mất ngủ, nhịp tim cao (104 nhịp/phút) và rất hiếm khi cười. Lúc đó, em cảm thấy cuộc đời của mình rất tăm tối và không có hạnh phúc. Mặc dù em học rất giỏi nhưng thời gian dành cho việc cực kỳ nhiều và rất áp lực. Áp lực không đến từ ai cả mà đến từ chính Khoa”.
Sau khi đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ, Chuyên gia Hồ Như Huệ đã xây dựng liệu trình trị liệu để giải quyết vấn đề và cung cấp cho em những kỹ năng tương hỗ cho những mong muốn, khao khát, ước mơ của Khoa.
Thông qua các quy trình trị liệu tâm lý, Khoa đã có chuyển hóa rõ rệt:
- Quy trình vị trí quan điểm giúp Khoa kết nối với vô thức và lắng nghe bản thân mình nhiều hơn. Khoa hiểu rằng, tất cả những điều bản thân tự nói hay suy nghĩ với chính mình đều được vô thức đón nhận. Những lời nói cay đắng sẽ làm tổn thương mình và lâu dài, nó sẽ chuyển hóa thành nỗi sợ. Thông qua quy trình vị trí quan điểm này, Khoa đã phần nào hóa giải được nỗi sợ và cảm thấy tin tưởng vào bản thân mình hơn.
- Qua quy trình dòng thời gian giúp em quay ngược thời gian trở về quá khứ tìm lại những trải nghiệm mang đầy cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ để nhìn lại và rút ra kết luận, bài học theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, em dần định hình lại chính mình và xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực, lấy lại sự tự tin nơi bản thân mình.
- Quy trình tái đóng khung niềm tin và quy trình kiến tạo hành vi mới giúp Khoa xây dựng và định hình nên con người mà em mong muốn được trở thành trong tương lai, xác định được mục tiêu trong tương lai gần của mình và chuyển hóa thành hành động.
Trong những buổi đầu, em Khoa có rất nhiều lo lắng, suy nghĩ tiêu cực khiến em không thể tập trung vào việc trị liệu. Nhận ra vấn đề của em, Chuyên gia Hồ Như Huệ đã giúp em lấy lại được sự tập trung để hoàn thành chương trình trị liệu của mình.
Bên cạnh các buổi trị liệu trực tiếp cùng chuyên gia, Khoa được hướng dẫn thực hiện các bài tập, quy trình trị liệu tại nhà.
Em đã học được cách tự lên kế hoạch cho bản thân mình mỗi ngày thông qua quyển sổ nhật ký thành công và học cách biết ơn cuộc sống thông qua nhật ký biết ơn mà em viết mỗi ngày.
Tất cả những điều đó đã tạo ra sự thay đổi tuyệt vời ở Khoa. Em bắt đầu thay đổi góc nhìn, suy nghĩ của mình theo chiều hướng tích cực hơn. Sức khỏe và hiệu quả học tập bắt đầu có sự cải thiện tốt.
Đồng hành cùng Khoa trong suốt quá trình trị liệu tâm lý, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Hồ Như Huệ rất ấn tượng với sự chuyển hóa của em.
Từ một chàng trai chạy không nổi 1km, sau 3 tháng Khoa đã cùng chuyên gia Huệ chạy 10km một cách dễ dàng.
Từ một học sinh đầy áp lực trong việc học, dành rất nhiều thời gian để học tập nhưng kết quả vẫn chưa được như ý, sau quá trình trị liệu việc học của Khoa đã trở nên đơn giản hơn. Em học tập có kế hoạch và khoa học hơn, thời gian dành cho việc học ít hơn, lượng bài tập cũng giảm đi nhưng chất lượng, hiệu quả tốt hơn trước rất nhiều.
Em cũng đúc kết được rất nhiều bài học sâu sắc, gây ấn tượng mạnh với Chuyên gia Huệ thông qua cuốn sổ biết ơn.
Thông qua chương trình trị liệu trầm cảm không dùng thuốc tại NHC Việt Nam, em đã học được nhiều kỹ năng tương hỗ cho cuộc sống của mình. Em biết cách cân bằng cảm xúc của chính mình, biết cách kết nối với những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ với cha mẹ, biết cách yêu thương và ghi nhận chính mình. Không chỉ được cải thiện về tinh thần, mối quan hệ, sức khỏe thể chất của em cũng được cải thiện tốt, nhip tim trở về mức bình thường (khoảng 70 nhịp/phút).
Ấn tượng về sự chuyển hóa mạnh mẽ của Khoa trong quá trình trị liệu, Chuyên gia Hồ Như Huệ chia sẻ: “Khoa đã nắm bắt rất tốt tất cả các quy trình, bài tập mà Huệ chia sẻ và ứng dụng trong cuộc sống của mình. Bản thân Huệ rất vui mừng khi nhận được tin nhắn của Khoa nói rằng: Em rất trân quý cuộc sống này, em bắt đầu cảm nhận được cái niềm hạnh phúc khi sống trên cuộc đời này. Điều mà Huệ ấn tượng và trân quý hơn là Khoa vẫn thường xuyên ứng dụng các phương pháp đó trong cuộc sống và giữ kết nối với Huệ đến ngày hôm nay”.
Ứng dụng tâm lý trị liệu để kiến tạo tương lai
Thời điểm kết thúc quá trình trị liệu tại Tâm lý trị liệu NHC cũng vừa là lúc Khoa hoàn thành chương trình học lớp 10. Em đứng thứ 16 của lớp. Sau đó, Khoa vẫn tiếp tục ứng dụng các giải pháp, quy trình mà Chuyên gia Huệ chia sẻ trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Kết thúc năm học lớp 11, em đã có một kết quả học tập rất tuyệt vời. Em đứng thứ 3 trong lớp và được chọn đi thi Olympic, đi thi học sinh giỏi cấp quốc gia.
Chương trình trị liệu tâm lý tại Tâm lý NHC Việt Nam không chỉ giúp Khoa hồi phục sức khỏe mà còn là bậc thang giúp em có những bước tiến vững chắc trong tương lai.
Trong chương trình Sức khỏe trong tầm tay của truyền hình Vĩnh Long 1, em Khoa chia sẻ rằng: “Sau khi kết thúc liệu trình đó, em thấy sức khỏe của em đã cải thiện rất là nhiều và em cảm thấy mình đã sẵn sàng để bước đến phía trước. Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam vì tất cả. Sự hỗ trợ của Chuyên gia Tâm lý trị liệu đã mang đến những điều tốt lành cho em bây giờ và nó đã bắt đầu ươm mầm, kết trái và là khởi nguồn cho những thành công sau này của em. Em mong muốn các bạn trẻ đang bị trầm cảm cũng có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và hướng đến những ước mơ, khát khao của tuổi trẻ”.
Câu chuyện của Khoa sẽ trở thành động lực cho các bạn trẻ đang mắc trầm cảm, rối loạn lo âu có niềm tin, hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc hơn trong tương lai. Đó là thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển vững mạnh của đất nước.
Nếu bạn cần có sự hỗ trợ của Chuyên gia Tâm lý trị liệu, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt lịch hẹn với Chuyên gia tại đây.
Nguyễn Phạm Đăng Khoa chia sẻ hành trình vượt qua trầm cảm trong chương trình Sức khỏe trong tầm tay của Truyền hình Vĩnh Long 1:
* Mọi thông tin trong bài viết đã được khách hàng Đăng Khoa và gia đình cho phép chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!