Ảnh Hưởng Tâm Lý Khi Bị Bạn Bè Trêu Chọc Và Cách Giúp Trẻ Vượt Qua
Ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc có thể theo trẻ đi đến suốt cuộc đời và gây ra rất nhiều các vấn đề tâm lý nguy hiểm như trầm cảm hay chứng sợ xã hội. Gia đình cần nhanh chóng kết hợp với nhà trường để có phương pháp giúp đỡ con kịp thời, đưa con ra khỏi nỗi ám ảnh vì bị bắt nạt, trêu chọc và có cơ hội được phát triển toàn diện về mọi mặt.
Ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc do những nguyên nhân nào?
Những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường thực sự là một khoảng thời gian hạnh phúc bởi lúc này còn vô lo vô nghĩ, không phải lo cơm áo gạo tiền, có thể ở nhà và được cha mẹ yêu thương. Dù vậy với không ít người, đây lại là khoảng thời gian ám ảnh mà họ không muốn phải nghĩ về. những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc, bạo lực bằng lời nói có thể trở thành vết thương đi theo một người đến suốt đời.
Trẻ nhỏ thường hay trêu chọc nhau là rất bình thường, quan trọng là những lời trêu chọc đó mang tính chất vui vẻ hay ác ý. Nếu trẻ trêu đùa nhau để vui vẻ thường chỉ nhằm mục đích gây sự chú ý cho đối phương và thường có thể dừng lại khi chúng thấy bạn bè khó chịu. Tuy nhiên có những đứa trẻ không chỉ dừng ở việc gây sự chú ý mà còn muốn khẳng định bản thân, ra oai với bạn bè hoặc ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
Trẻ có thể bị trêu chọc bởi những điều gì?
- Một bí mật xấu hổ mà trẻ muốn giấu nhưng vô tình lại bị bạn phát hiện, chẳng hạn như còn tè dầm khi ngủ hay bị xếp chót lớp
- Gia cảnh khó khăn hơn các bạn cùng lớp hay có cha/ mẹ kế chẳng hạn
- Giọng nói hay vùng miền, chẳng hạn những bé từ quê lên thành phố học cũng là đối tượng rất dễ bị trêu chọc
- Màu da, bé là người dân tộc thiểu số trong khi các bạn là dân tộc kinh
- Ngoại hình kém hơn so với các bạn khác, ăn mặc đơn giản hơn hay thường xuyên mặc đồ cũ
- Những điểm yếu của bản thân, chẳng hạn hay bị điểm kém
Tình trạng bị trêu chọc thường rất dễ gặp ở những trẻ có địa vị, đời sống thấp hơn bạn bè trong lớp hoặc những bé có tính cách ít nói, thường chơi một mình. Những kẻ bắt nạt thường nhắm vào những đứa trẻ hiền lành, không phản kháng. Việc trẻ báo thầy cô hay cha mẹ thậm chí có thể bị bắt nạt nghiêm trọng hơn.
Những lời trêu đùa ban đầu bắt nguồn chỉ để chọc quê bạn nhưng dần dần có thể tăng lên mức độ đe dọa, nhục mạ hoặc mang ý nói xấu, cô lập trẻ. Đặc biệt ở những trẻ có hoàn cảnh khó khăn hơn thường rất dễ bị các bạn lập bè phái để trêu chọc và cô lập, thậm chí điều khiển con làm những việc không hay. Không chỉ bị bắt nạt ở đời thực, không ít trẻ còn bị bắt nạt trực tuyến như trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là tỷ lệ bắt nạt học đường bằng lời nói hiện nay đang cực kỳ phổ biến. Những đứa trẻ có thể bị lây nhiễm từ gia đình, anh chị em hay phim ảnh. Đặc biệt trong thời đại internet đang cực kỳ trở nên phổ biến, trẻ học cấp 1 cũng có thể chơi game, lên mạng xã hội nếu tiếp xúc với các thông tin độc hại rất dễ bị tiêm nhiễm những điều này vào trong suy nghĩ và đi bắt nạt bạn bè. Không ít trẻ còn lập các bè phái để đi bắt nạt người khác.
Ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc
Lời nói là một con dao hai lưỡi bởi nó có thể khiến một người trở nên vui vẻ, hạnh phúc nhưng cũng có thể làm một người trở nên sợ hãi, ám ảnh, dần đánh mất bản thân. Những lời nói bông đùa tưởng chừng như “cậu béo như heo”;” sao cậu ăn nhiều thế, bảo sao cậu lại béo” có thể khiến một đứa trẻ mất ăn, mất ngủ, không còn dám ăn uống và luôn ám ảnh bởi thân hình của chính mình.
Ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc có thể khiến con học hành sa sút, sợ hãi khi đến trường, luôn muốn chuyển lớp. Những đứa trẻ bắt nạt thường có xu hướng thành nhóm, trong đó có 1 đứa trẻ đứng đầu và những đứa trẻ khác có xu hướng hùa theo bạn cho vui. Điều này khiến con cảm thấy bị cô lập khi đến lớp, không có ai để giúp đỡ, chia sẻ nên chỉ muốn ở trong nhà. Thậm chí ngay cả khi đang ở nhà, con cũng có thể gặp những ác mộng về những lời trêu ghẹo của bạn bè.
Việc con bị trêu chọc quá nhiều sẽ ngày càng trở nên thiếu tự tin. Chẳng hạn việc bị cô phê bình khi trả lời sai, sau đó bị các bạn suốt ngày đem ra trêu chọc, làm trò cười sẽ làm con nghĩ rằng bản thân mình thực sự kém cỏi. Mỗi khi con đứng lên phát biểu sẽ lại sợ sai, sợ bị các bạn nhìn và tiếp tục trêu chọc.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay chứng sợ xã hội đang ngày càng tăng. Đây chính là hệ lụy từ những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc. Nếu không được giúp đỡ kịp thời, trẻ có thể mang những ám ảnh này đến suốt cuộc đời, trở thành những bóng đen tâm lý không thể nào vượt qua. Một số trẻ có thể mắc chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể nếu thường xuyên bị trêu chọc ngoại hình.
Không ít trẻ sau khi bị trêu chọc quá mức có thể nảy sinh các tư tưởng thù hằn, muốn trả thù bạn. Báo chí đã đưa không ít các thông tin về các trường hợp những đứa trẻ mới chỉ học cấp hai đã cầm dao đâm bạn vì bị trêu chọc quá nhiều. Bởi khi những oan ức, khó chịu, tủi thân không được chia sẻ sẽ dần tích tụ lại như núi lửa, có thể chực phun trào bất cứ lúc nào. Những đứa trẻ từ nạn nhân trở thành thủ phạm, đánh mất đi tương lai của bản thân mình chỉ vì thiếu sự quan tâm của người lớn.
Một số thống kê khi hỏi các bạn học sinh sẽ làm gì khi bị bạn bè trêu chọc, có khoảng 38,8% trẻ cho biết sẽ đối chất lại ngay với bạn, 29,6% sẽ dùng hành động như đánh trả bạn và khoảng 36,7% sẽ nói cho gia đình. Tuy nhiên cũng khoảng 4% trẻ sẽ chỉ im lặng và không làm gì. Nhóm này chính là những trẻ bị cô lập, có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn, ít nhận được sự giúp đỡ nên con thường chấp nhận cam chịu.
Mặc dù việc bạo lực qua lời nói là không hiếm, tuy nhiên nếu chỉ dừng ở mức độ lời nói thì lại không được người lớn quan tâm và giải quyết. Nhiều người vẫn chỉ cho rằng đó là trêu chọc bình thường, là bạn bè vui vẻ với nhau mà không hề quan tâm đến những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng những đứa trẻ bị trêu chọc. Lời nói còn sắc hơn cả dao bởi những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc mà nó mang lại sẽ hằn sâu trong tâm trí đến suốt đời mà chỉ người đó mới có thể cảm nhận được.
Làm thế nào để giúp đỡ con khi bị bạn bè trêu chọc?
Để giúp đỡ con sớm thoát khỏi những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc, gia đình cần hiểu được tình huống con đang gặp phải là gì, các bạn trêu con để vui hay cố ý bắt nạt con. Bên cạnh đó gia đình cũng cần kết hợp với sự hỗ trợ từ nhà trường để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
Trò chuyện ngay với con
Ngay khi con nói rằng mình bắt nạt, điều đầu tiên là phụ huynh cần nói chuyện trực tiếp với con để biết các bạn trêu chọc con về điều gì, bắt đầu từ khi nào, các sự việc bị trêu ghẹo có thật hay không. Tuy nhiên như đã nói, không phải trẻ nào cũng sẵn sàng nói cho gia đình là mình đang bị bạn bè bắt nạt. Phụ huynh có thể phát hiện qua một số dấu hiệu như con thường xuyên nói không muốn đi học, điểm số giảm sút, thường xuyên gặp ác mộng hay có xu hướng sợ ra ngoài, trẻ mũm mĩm có thể có xu hướng nhịn ăn.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân con bị trêu ghẹo sẽ giúp mẹ xác định rõ tình huống và có hướng giải quyết phù hợp. Nếu những lời nói đó mang hàm ý trêu chọc cho vui đơn thuần, mẹ có thể dạy con cách hòa nhập, pha trò cùng bạn. Còn những lời nói của bạn mang tính ác ý, xấu tính thì nên học cách chống trả thay vì im lặng.
Hãy hỏi con rằng con cảm thấy thế nào khi bị bạn nói như thế, con đã ứng xử thế nào. Khi nói chuyện mẹ tuyệt đối không nên dùng những từ ngữ mang tính thù hằn, thô bạo chẳng hạn như “đồ vô giáo dục”; ” đồ hư hỏng” sẽ khiến con học theo. Mẹ có thể nói rằng “bạn đó làm như thế là không tốt”.
Ngoài ra khi bị bắt nạt, hẳn trẻ đang cảm thấy rất cô đơn và tủi thân. Gia đình cần bên cạnh động viên con, nói cho con biết rằng bản thân mình không làm gì sai. Chẳng hạn nếu con bị điểm kém và bị các bạn trêu chọc, mẹ có thể động viên con lần sau cố gắng được điểm cao hơn hẳn bạn sẽ làm bạn tâm phục khẩu phục và không dám trêu chọc con nữa.
Dạy con các bình tĩnh và chống trả
Một số trẻ sẽ cố nín nhịn và một số trẻ sẽ có xu hướng đáp trả lại như những gì bạn đã thực hiện với mình, thậm chí là đánh bạn. Tuy nhiên hãy dạy con cách làm thế nào để bình tĩnh và đối phó với bạn. Chẳng hạn ví dụ khi con bị bạn trêu là hôi miệng thì con cần phải đánh răng sạch sẽ hơn, nếu bạn trêu con thì thậm chí con có thể giả vờ bịt mũi lại khi nói chuyện với bạn, điều này có thể làm bạn quê và không trêu chọc con nữa.
Một cách khác để con sớm vượt qua sự trêu chọc của bạn chính là bình tĩnh, tảng lờ như không có gì. Một số trẻ thường thích thú việc nhìn thấy bạn tức giận, khóc lóc khi bị trêu chọc. Vậy con hãy ứng xử lại bằng cách không thèm quan tâm bạn muốn nói gì, hãy cứ tập trung làm bài hay làm một việc gì đó mà con thích. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy chán nản, không còn hứng thú và cũng sẽ chẳng trêu chọc con nữa.
Một cách khác, mẹ hãy dạy con cách chống lại, phản ứng với kẻ bắt nạt. Chẳng hạn nói với bạn rằng “mình không muốn bạn nói vậy” hay “bạn làm như thế là không đúng”. Kẻ bắt nạt thường cảm thấy hứng thú khi bạn cam chịu, uất ức, vì vậy việc trẻ phản ứng lại sẽ khiến chúng cảm thấy giật mình và có thể thay đổi suy nghĩ về việc trêu chọc con.
Dạy con cách bản vệ bản thân
Khi con cảm thấy tự tin hơn về bản thân thì cũng có thể thoát khỏi những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc. Im lặng chưa chắc đã phải cách giải quyết tốt vì vậy hãy dạy con cách bảo vệ mình bằng cách dám đứng lên và nói ra suy nghĩ. Hãy làm cho những kẻ bắt nạt tôn trọng và tâm phục, khẩu phục bằng chính năng lực của con.
Với học sinh, điểm số sẽ là thứ rõ ràng nhất giúp bạn thể hiện được năng lực của bản thân. Vì vậy mẹ hãy khuyến khích con cố gắng học tập để điểm số cao hơn bạn, chỉ khi đó bạn mới có thể không trêu chọc con. Chẳng hạn nếu bạn trêu con “mập” thì con có thể trả lời rằng “nhưng tớ thông minh”. Đảm bảo rằng kẻ bắt nạt sẽ không thể đáp trả bởi đó chính là sự thật.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho con đi học võ. Học võ không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn là cách để con tự bảo vệ bản thân mình trong các trường hợp bất đắc dĩ. Tuy nhiên cha mẹ nhớ chú ý dạy con rằng học võ là để bảo vệ bản thân, không phải là cách để con ra oai hay bắt nạt bạn bè. Mặt khác, học võ cũng là một cách luyện tập thể dục thể thao và rất tốt cho tinh thần của những trẻ đang bị stress hay các vấn đề tâm lý khác.
Nói chuyện với kẻ bắt nạt
Đôi khi có những trường hợp cha mẹ cần phải ra mặt, nói chuyện với kẻ bắt nạt để giúp con thoát khỏi những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc. Ban đầu phụ huynh có thể nhờ giáo viên hỗ trợ nhắc nhở chung các bạn không được trêu chọc bạn bè, không được dùng những từ như thế. Hoặc gia đình có thể trực tiếp nói chuyện với bạn, thường nếu các bé không có ý xấu sẽ nhanh chóng hiểu được vấn đề.
Dù vậy thực tế không phải đứa trẻ nào cũng là người hiểu chuyện. Với những đứa trẻ có ác ý, muốn cô lập bạn bè để thể hiện bản thân, việc nói chuyện với chúng không chỉ không có hiệu quả mà còn khiến con bạn bị bắt nạt nhiều hơn. Phụ huynh cần thực sự khéo léo, không nên ra mặt trước lớp, trước đám đông mà cần gặp kẻ bắt nạt riêng để tránh làm chúng cảm thấy xấu hổ và làm tình huống tệ hơn.
Như đã nói, việc một đứa trẻ đi bắt nạt bạn bè có thể chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình hay môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa là đôi khi việc nói chuyện với những đứa trẻ quá ngỗ nghịch thường không có kết quả, kể cả khi đã nói chuyện với cha mẹ chúng. Con bạn có thể bị bắt nạt nghiêm trọng hơn sau cuộc nói chuyện. Bởi vậy trong trường hợp này, cha mẹ có thể xem xét việc cho con chuyển lớp hay chuyển trường. Đảm bảo cho con có một môi trường học tập và phát triển lành mạnh là ưu tiên hàng đầu mà phụ huynh cần quan tâm.
Thoát khỏi ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc bằng tâm lý trị liệu
Như đã nói, những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc có thể gây ra rất nhiều vấn đề tâm lý cho trẻ nhỏ trầm cảm hay rối loạn lo âu. Với trường hợp này, tốt nhất gia đình nên sớm đưa con đi trị liệu tâm lý để được hỗ trợ và điều trị tốt nhất. Những vấn đề tâm lý có thể hằn sâu trong tâm trí của trẻ nhỏ, nếu không được giải quyết sẽ dần trở thành một loại “độc tố” khiến con sống trong bóng tối và khó có thể thoát ra được.
Thông qua các cuộc nói chuyện với bác sĩ tâm lý sẽ giúp con hiểu rằng bản thân mình không có lỗi, không phải ngại ngùng hay xấu hổ. Những nút thắt trong lòng dần được gỡ bỏ giúp con dần lấy lại sự tự tin, hồn nhiên theo đúng lứa tuổi. Các chuyên gia tâm lý cũng giúp con biết cách giữ bình tĩnh, cách giải quyết vấn đề và hướng đến những điều tích cực hơn.
Trị liệu tâm lý thực sự là biện pháp hữu ích cho những đứa trẻ bị ám ảnh tâm lý do bị bạn bè bắt nạt. Gia đình cũng nên trao đổi với các bác sĩ để có hướng giúp đỡ con hiệu quả, đưa con sớm trở về với cuộc sống vui vẻ thường ngày.
Những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc lên tâm trí của những đứa trẻ là rất nghiêm trọng nên gia đình cần có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ con sớm nhất. Nhà trường và gia đình cũng cần có biện pháp hướng con đến những điều tích cực, không để con bắt nạt bạn bè hay có những tư tưởng xấu để giúp con phát triển toàn diện nhất.
mình hồi nhỏ cũng từng bị bạn bè trêu chọc rồi chế giễu nên rất hiểu cảm giác này
tủi thân lắm, em vẫn nhớ như in ngày trước bị điểm kém xong bị cả lớp chê, hồi đó em làm lớp trưởng nữa nên bị bạn bè trêu nhiều vì vụ này lắm
còn chị ngày bé do tính hơi keo kiệt nên bị bạn bè bỏ chơi, rồi bị đem ra chế giễu mỗi khi có vấn đề gì liên quan đến tiền, cảm tưởng mình như là phép so sánh của họ vậy, cả ngày cứ lủi thủi ngồi một mình, xong đi học đi về một mình, nhớ lại thấy cô đơn dã man
nhưng mà phải công nhân tâm lý của chị em mình hồi còn nhỏ so với trẻ con bây giờ là kiểu một trời một vực nhỉ, ngày trước mạnh mẽ bao nhiêu thì bây giờ tâm lý bọn trẻ mong manh dễ vỡ bấy nhiêu
thời cấp 2 cũng đã một lần bị hắt hủi vì người mình có mùi lạ, hồi đó thấy bạn bè cứ đi cách mình tận 2 mét lận và không ai dám đến gần khiến mình tủi thân kinh khủng, phải như thế 1 năm học liền xong rồi cuối cùng chuyển trường sang môi trường mới thì không bị xa lánh nữa
tâm lý bác cũng mạnh mẽ phết nhỉ
không mạnh đâu bạn, hồi đó cứ bị xa lánh xong xì xào cảm giác tức lắm, toàn chạy ra chỗ không có ai xong ngồi khóc đấy
trẻ nhà mình mà như bác ngày đó chắc giờ chúng nó tổn thương có khi gặp bất ổn tâm lý cả rồi ý
bây giờ cha mẹ đùm bọc quá nên vậy, con cái bị làm sao là ra dỗ dành bế bồng rồi, sau gặp vấn đề gì không có bố mẹ ở bên thì kiểu gì cũng bị tổn thương nặng lắm
mình cũng đang rèn luyên tâm lý cho con đây, bắt con em phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, thế mới đảm bảo tâm lý vững đi học được
nhớ quả tè dầm hồi đi học mầm non mà xấu hổ dã man, bị các bạn thấy xong bị cười trêu ầm hết cả nhà mẫu giáo lên, xong còn chả dám đi học, bố mẹ bắt đi cũng không đi, ở nhà tuần trời mới ổn định hơn mới dám đến lớp
hình như cái này ai cũng bị một lần tè dầm ở lớp mà, chắc chỗ bạn trẻ trẻ con ở đấy kiểu gì ý chứ chỗ em điều đó bình thường
căn bản mình lớp bé nhưng được sang học chung với các anh chị lớn, mà các anh chị lớn không bị thế mỗi mình bị chứ
xưa học chỗ mình còn quả 5 bạn đái dầm cùng lúc, lại còn nằm cạnh nhau, như sông luôn kk
có đồng bọn còn đỡ, chứ tôi 1 mình cảm thấy như bị xa lánh ý
giờ trẻ con mong manh lắm, động tí là gào mồm khóc rồi, hôm nọ vừa quát con cái, cũng không phải quát to mà cũng nhẹ nhàng thôi mà đã rơm rớm rồi
cái tuổi lớn lớn cấp 1 hay vậy mà, căn bản cũng đùm bọc quá nên vậy chứ cho cái kiểu tự ngã tự đứng dậy xem, có mà khóc khối
cái vấn đề này nên quan tâm con nhiều hơn, bởi những tổn thương này lâu dần có thể khiến trẻ bất ổn tâm lý đấy
chuẩn rồi chị, em gặp nhiều đứa trẻ bất ổn tâm lý ý, nó cứ trốn tránh thôi rồi nấp sau người thân không dám nhìn,mình lại gần thì nó gào toáng lên xong vừa chạy vừa la hét
trẻ còn mà gặp bất ổn thì khó chữa hơn cả người lớn nhỉ
đúng rồi ạ, người lớn còn nhận thức này nọ được chứ trẻ con nhận thức không tốt rồi lại còn bất ổn càng khó hơn, mất thời gian hơn người lớn nhiều
từng câu chuyện của trẻ mỗi ngày đi học nên hỏi han để trẻ thổ lộ hết, đừng để con cái giấu diếm cảm xúc, rất khó quan tâm mà cũng dễ bị tổn thương nữa
nên quan tâm vừa phải thôi,mình gặp trường hợp bố mẹ quan tâm quá nên cái gì con thích cũng cấm, làm gì cũng quát mắng không cho xong con chơi thì lại bắt con học xong thành ra con em rất nhút nhát và sợ giao tiếp, có đứa còn tự kỉ ý
con tôi 15 tuổi thường xuyên bị bạn bè nói xấu bàn tán khiến con bé không dám đi học, có phải gặp sang chấn tâm lý rồi không
tổn thương rồi, bất ổn lớn mới trốn tránh vậy, dễ bị rối loạn cảm xúc vì trêu trọc lắm
vậy nên làm sao hả bạn
bạn nên áp dụng tâm lý trị liệu thử với con em mình xem, 15 tuổi là tiếp thu phương pháp này tốt lắm
em còn chưa biết phương pháp này như nào nên chưa dám nghĩ đến việc cho con đi khám
bạn vào báo vtc đọc tham khảo này, ok lắm đấy https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html
Chào bạn, dấu hiệu bạn nói đến xuất phát từ bất ổn nào đó trong cuộc sống của con bạn. Để hỗ trợ bạn tốt nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn