Bài Test Đánh Giá Rối Loạn Đa Nhân Cách MMPI

Bài test MMPI thường được sử dụng nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần, đặc biệt là chứng rối loạn đa nhân cách. Thang đánh giá này được nghiên cứu và thiết kế từ năm 1939 tại Hoa Kỳ và được tin dùng đến ngày nay. 

Bài Test Đánh Giá Rối Loạn Đa Nhân Cách MMPI
Test đánh giá rối loạn đa nhân cách sẽ giúp bạn biết rõ nguy cơ mắc bệnh của mình

Lịch sử ra đời thang đánh giá nhân cách MMPI

Vào năm 1939, tại Hoa Kỳ, S.R. Hathaway và J.C. Mc Kinley đã cùng nhau thiết kế và cho ra đời thang đánh giá MMPI. Với mong muốn có được một công cụ nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình thăm khám và đánh giá về mức độ rối loạn tâm thần của bệnh nhân nên 2 ông đã cùng nhau nghiên cứu ra thang đánh giá này.

Cơ sở chính để xây dựng nên MMPI đó chính là dựa vào tiêu chuẩn kinh nghiệm thực tiễn và các tiêu chuẩn bên ngoài. Thang đánh giá này được xây dựng tựa như một thước đo tâm lý và cấu trúc tính cách của mỗi con người.

Từ khi ra đời cho đến nay, MMPI cũng đã được bổ sung và thay đổi để cải thiện tốt khả năng diễn giải đối với các thang đo lâm sàng ban đầu. Đồng thời cũng có một số thay đổi về số lượng mục bên trong thước đo và một số phản ứng khác phản ánh về việc sử dụng hiện tại như một công cụ nhằm hướng đến chứng thái nhân cách hiện đại và rối loạn đa nhân cách.

Tuy rằng đã phát triển vào cuối những năm 1930 nhưng thang đánh giá rối loạn đa nhân cách MMPI đã được chỉnh sửa, tối ưu và cập nhật nhiều lần nhằm cải thiện tốt độ chính xác và tính hợp lệ. Bài test này sẽ bao gồm các câu hỏi khẳng định về những mối quan hệ xã hội, thể chất cùng các yếu tố khác của nhân cách con người.

Mỗi câu hỏi sẽ có 3 đáp án để bạn có thể lựa chọn, mỗi câu trả lời sẽ được quy đổi thành điểm thô và điểm chuẩn T để thuận tiện cho việc đánh giá. Thiết đồ của thang đánh giá nhân cách MMPI sẽ có tổng cộng 10 thang lâm sàng và 3 thang phụ. Bao gồm:

  • Các thang lâm sàng gồm: Hs – Nghi bệnh; Hy – Hysteria; D – Trầm cảm; Mf – Nam tính/nữ tính; Pa – Paranoia; Pd – Rối loạn nhân cách; Pt – Suy nhược tâm thần; Ma – Hưng cảm nhẹ; Sc – Tâm thần phân liệt; Si – Hướng nội xã hội.
  • 3 thang phụ gồm: Thang nói dối – L, thang tin cậy F và thang điều chỉnh K.

Các loại bài test kiểm tra rối loạn đa nhân cách MMPI

Hiện tại, MMPI có tổng cộng 3 loại bài kiểm tra, bao gồm MMPI; MMPI, MMPI-2 và MMPI-2-RF.

1. Kiểm tra MMPI

Đây là một bài kiểm tra tính cách nhiều giai đoạn, nhằm đánh giá các khía cạnh về các mặt nhân cách của con người. MMPI cũng được xem là bài kiểm tra nhân cách có tính hợp lệ cao nhất và được sử dụng phổ biến để kiểm tra và đánh giá tiêu chuẩn hóa.

Bài kiểm tra này là tổng hợp hơn 500 câu hỏi, mỗi câu đều yêu cầu người thực hiện phải trả lời, dù đúng hay sai. Bạn phải hoàn thành các câu hỏi này trong vào 1 đến 1,5 tiếng. Bài test này có thể được thực hiện riêng lẻ từng cá nhân hoặc theo nhóm.

2. Kiểm tra MMPI -2

MMPI – 2 chính là phiên bản cập nhật từ MMPI, bài kiểm tra này sẽ có tổng cộng 567 câu hỏi và cần được thực hiện trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Xét về mức độ phổ biến thì MMPI – 2 chỉ đứng sau các bài kiểm tra IQ và thành tích phổ biến khác.

Nguồn gốc của bài test này có thể truy nguyên dựa vào một tiêu chuẩn mới trên 2600 người có xuất thân từ cùng một nền tảng đại diện hơn so với MMPI. Nhờ đó mà các chủ đề mới được bổ sung vào có khả năng giúp cho bác sĩ giải thích được kết quả của những chẩn đoán lâm sàng ban đầu.

3. Kiểm tra MMPI-2-RF

Bài test kiểm tra nhân cách này sẽ có tổng cộng 338 câu hỏi và kèm theo một ấn phẩm về luật nuôi dạy con cái. Bạn chỉ mất khoảng 35 đến 50 phút để hoàn thành bài test này. Những mẫu tương quan có trong thang đo MC của bảng đánh giá MMPI-2-RF và những giá trị hệ số alpha sẽ giống với các quần thể khác.

Các thang điểm lâm sàng MMPI

Các danh mục kiểm tra trong bài test rối loạn đa nhân cách MMPI sẽ được thiết kế để xác định được vị trí của bạn đối với 10 thang đo sức khỏe tâm thần. Tuy rằng mỗi thang đo sẽ có sự liên quan đến một tình trạng tâm lý hoặc một mô hình nhất định nhưng nó cũng có nhiều điểm tương đồng và trùng lặp.

Bài Test Đánh Giá Rối Loạn Đa Nhân Cách MMPI
Việc thực hiện bài test nên được sự hướng dẫn và quan sát của chuyên gia sức khỏe tâm thần

Sau khi tiến hành thực hiện bài test nếu bạn đạt được điểm số rất cao cũng đồng nghĩa với việc bạn đang mắc phải chứng rối loạn đa nhân cách hoặc một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó. MMPI bao gồm các thang điểm đánh giá sau:

  • Thang điểm 1 – Hypochondriasis: Thang MMPI này sẽ có tổng cộng 32 mục và được xây dựng để đo lượng và đánh giá xem bạn có lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân hay không. Nếu kết quả của thang điểm này cao tức nghĩa là sự lo lắng của bạn đã làm trở ngại đến các sinh hoạt cuộc sống và gây nên nhiều vấn đề có liên quan đến mối quan hệ xung quanh.
  • Thang điểm 2 – suy thoái: Đối với thang điểm này sẽ có 57 mục dùng để đo lường mức độ hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống hiện tại. Những người có thang điểm này cao thì có nhiều khả năng đối mặt với chứng trầm cảm lâm sàng hoặc nhiều nguy cơ tự sát.
  • Thang điểm 3 – Hysteria: Bao gồm 60 mục để đánh giá về phản ứng của bạn đối với stress, căng thẳng (cả về những triệu chứng cảm xúc và thể chất). Những người bị đau mãn tính có thể đạt điểm số cao đối với thang điểm này vì sự bất an, lo lắng kéo dài dai dẳng.
  • Thang điểm 4 – chứng thái nhân cách lệch lạc: Nếu đạt điểm số cao ở thang điểm này chứng tỏ bạn có nhiều nguy cơ mắc phải chứng rối loạn nhân cách. Bởi mục đích của thang đánh giá này là tiết lộ xem bạn có đang phải trải qua một vấn đề sức khỏe tâm thần nào hay không. Tất cả 50 mục của thang đánh giá đều có mục đích đo lường và xác định các hành vi, thái độ chống đối xã hội của người thực hiện bài test.
  • Thang điểm 5 – nam/nữ tính: Tháng đánh giá MMPI 56 câu này có mục đích khơi lại các thông tin về khía cạnh tình dục của mỗi người.
  • Thang điểm 6 – hoang tưởng: Bao gồm 40 câu hỏi có thể đánh giá và nhận xét về những triệu chứng có liên quan đến các rối loạn tâm thần.
  • Thang điểm 7 – chứng suy nhược thần kinh: Thang điểm này có tổng cộng 48 mục giúp đo lường tốt sự phiền muộn, lo ngại, các hành vi cưỡng chế và những triệu chứng của OCD – rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Thang điểm 8 – tâm thần phân liệt: Với tổng cộng 78 mục, thang điểm này được xây dựng với mục đích xác định nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tâm thần phân liệt. Nó giúp cho bạn biết được bản thân có đang phải trải qua các cảm xúc giác ảo tưởng, ảo giác hoặc những cơn suy nghĩ vô nghĩa hay không. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn xác định được khả năng bạn có thể xa lánh, lạ lẫm với một phần còn lại của xã hội.
  • Thang điểm 9 – hypomania: Mục đích chỉnh của thang điểm này là để đánh giá về những triệu chứng có liên quan đến tình trạng hưng cảm. Nếu bạn đạt được số điểm cao ở thang điểm này thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực.
  • Thang điểm 10 – hướng nội xã hội: Đây là thang điểm được bổ sung trong thời gian sau này với 69 mục để đo lường về tính hướng nội hoặc hướng ngoại của mỗi người.

Làm sao để thực hiện bài test đánh giá rối loạn đa nhân cách MMPI online?

Để thực hiện bài test đánh giá rối loạn đa nhân cách MMPI bạn có thể truy cập vào một số trang web trực tuyến. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên làm bài kiểm tra dưới sự giám sát của các chuyên gia đã được cấp giấy phép chuyên môn.

Việc thực hiện bài test online đôi lúc sẽ không thể giúp bạn đánh giá tốt nguy cơ mắc bệnh bởi bản thân bạn không thể tự giải thích được cho kết quả của mình. Đồng thời, bạn không nên tự đánh giá bản thân bằng cách tự thực hiện bài test bởi bạn sẽ có tự làm quen với các câu hỏi và cách tính điểm.

Bài test sàng lọc nguy cơ mắc rối loạn nhân cách

Nếu đang nghi ngờ bản thân mắc phải chứng rối loạn đa nhân cách thì bạn có thể tìm kiếm và thực hiện các bài test online tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ của bản thân. Bên cạnh bài kiểm tra nhân cách MMPI thì bạn cũng có thể thử qua các bài test sau.

Vào những năm 1970, nhà tâm lý học Robert D. Hare đã sáng lập ra Danh sách các dấu hiệu tâm thần của Hare với 20 câu hỏi nhằm mục đích đánh giá và biết được nguy cơ mắc phải chứng rối loạn nhân cách của con người. Mỗi câu hỏi của bài kiểm tra sẽ bắt buộc bạn phải trả lời với 3 đáp án tương ứng với từng điểm số. Cụ thể là KHÔNG – 0; CÓ (ở một mức nhất định) – 1; HOÀN TOÀN CÓ – 2.

Sau khi tiến hành xong bài kiểm tra nếu điểm số đạt được trên 30 chứng tỏ bạn có nhiều nguy cơ bị rối loạn nhân cách. Dưới đây là 20 câu hỏi của bài kiểm tra.

1. Bạn thường đánh giá cao về bản thân?

2. Bạn luôn tỏ ra hấp dẫn đối với người xung quanh?

3. Bạn luôn nói dối và không ngừng nói dối?

4. Bạn luôn cần một thứ gì đó để tự khích lệ chính mình?

5. Bạn ít khi có cảm giác có lỗi, hối hận?

6. Bạn rất dễ điều khiến người khác và rất xảo quyệt?

7. Bạn thiếu sự đồng cảm, rất nhân tâm?

8. Bạn không có nhiều cảm xúc?

9. Bạn gặp nhiều khó khăn về việc tự kiểm soát hành vi?

10. Bạn sẵn sàng sống dựa dẫm và lợi dụng vào những người xung quanh?

11. Bạn có xu hướng quan hệ tình dục bừa bãi?

12. Bạn không có trách nhiệm?

13. Bạn quá bốc đồng?

14. Bạn tồn tại các vấn đề về hành vi từ thời thơ ấu?

15. Bạn không có những dự định, mục tiêu thực tế hoặc dài hạn?

16. Bạn đã từng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên?

17. Bạn không có trách nhiệm với những lời nói, hành động của bản thân?

18. Bạn mắc rất nhiều loại tội?

19. Bạn đã từng bị thu hồi quyền được thả tự do từ án tù?

20. Bạn có khá nhiều các mối quan hệ hôn nhân nhưng không thể kéo dài?

Như vậy, MPPI là bài test đánh giá có thể giúp cho các bác sĩ sức khỏe tâm thần chẩn đoán được các rối loạn và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Để quá trình thực hiện bài kiểm tra đạt được kết quả tốt và chuẩn xác thì bạn cũng nên tiến hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của bác sĩ để biết rõ được tình trạng rối loạn đa nhân cách của mình.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *