Bạo Hành Tinh Thần Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Bạo hành tinh thần là một trong những hình thức bạo lực khá phổ biến nhưng lại rất khó để nhận biết. Nạn nhân của thực trạng này sẽ phải đối diện với các kiểu hành hạ như chửi bới, chì chiết, sử dụng những lời nói xúc phạm, thô thiển xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm.
Bạo hành tinh thần là gì?
Thông thường chúng ta sẽ cảm thấy quen thuộc hơn với khái niệm bạo hành thể chất. Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng bạo hành tinh thần lại chiếm tỉ lệ cao hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những người sử dụng hình thức bạo hành tinh thần có nghĩa là họ sẽ sử dụng những lời nói, hành vi làm tổn thương đến tâm lý của nạn nhân, thường sẽ không sử dụng các hành vi bạo hành làm ảnh hưởng đến thể chất của người khác.
Nạn nhân của tình trạng này sẽ thường xuyên đối mặt với những lời chửi mắng, những hành vi hạ nhục, lời lẽ nặng nề, thô thiển, xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự. Bên cạnh đó, bạo hành tinh thần còn có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như khủng bố tinh thần, đe dọa tinh thần,…tạo nên những sự khủng hoảng về tâm sinh lý, ý thức của nạn nhân cũng dần bị méo mó. Thậm chí nó còn có thể biểu hiện với hình thức “chiến tranh lạnh”. Đây được xem là một kiểu hành hạ tình cảm, tâm lý biểu hiện bởi sự thờ ơ, vô trách nhiệm, lạnh nhạt đối với người yêu, vợ hoặc chồng, thậm chí thường xuyên đem người đó đi so sánh với những đối tượng khác khiến cho họ bị ức chế tâm lý nghiêm trọng.
Một điều đáng buồn đó chính là tình trạng bạo hành tinh thần lại xuất hiện rất thường xuyên trong các gia đình, đối với đời sống hôn nhân cũng như các mối quan hệ thân thiết khác. Theo số liệu thống kê nhận thấy, tỉ lệ bị bạo hành tinh thần đối với phụ nữ trong mối quan hệ vợ chồng tại nước ta chiếm khoảng 53,6%. Một điều đáng bất ngờ hơn đó chính là tình trạng bạo hành tinh thần lại phổ biến hơn ở những gia đình trí thức, trình độ học vấn cao.
Tuy bạo hành tinh thần là một hình thức vô cùng phổ biến nhưng lại rất ít người quan tâm. Hình thức này cũng rất khó nhận biết và diễn ra một cách âm thầm. Không có sự xô xát, đánh đập, không để lại bất kì thương tích, vết xước nào trên cơ thể và cũng không quá ầm ỉ nên không gây được sự chú ý và quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, hậu quả và di chứng mà bạo hành tinh thần gây ra có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hoặc thậm chí là gây nên những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết bạo hành tinh thần
Thực tế, rất khó có thể phân định được đúng đắn và chính xác về ranh giới mong manh của những khó khăn, cản trở trong mối quan hệ và hình thức bạo hành tinh thần. Chúng ta có thể nhận biết việc người khác chửi mắng, la hét, quát tháo mình một cách thậm tệ nhưng không dám chắc rằng đó chính là hành vi bạo hành tinh thần.
Để có thể xác định được cách hành xử đó có phải là bạo hành tinh thần hay không còn phải tùy thuộc vào cảm nhận của nạn nhân khi đối diện với nó. Nếu đối phương làm cho bạn cảm thấy bản thân thấp kém, mất đi danh dự, nhân phẩm, bị kiểm soát và không thể biện minh hay nói ra những điều phải trái thì đó chính là bạo hành tinh thần.
Nếu những hành vi, lời nói của đối phương khiến cho bạn không thể thể hiện được quan điểm cá nhân và buộc bản thân phải thay đổi hành động của mình cho phù hợp với ý muốn của người đó thì đây đích thị chính là bạo hành tinh thần. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đối phương đang bạo lực tinh thần với bạn:
- Không ngừng sử dụng những lời nói, ngôn ngữ sỉ nhục, chê bai bạn trước mặt những người khác.
- Thường xuyên đùa giỡn, cợt nhả một cách ích kỷ hoặc ác ý.
- Liên tục chỉ trích, phán xét những hành động của bạn khiến cho bạn có cảm giác mọi việc làm của mình đều sai trái.
- Luôn tìm cách kiểm soát và điều khiển mọi thứ thuộc về bạn, kể cả hành động, lời nói của bạn.
- Xem thường cảm xúc của bạn, luôn cho rằng những điều bạn suy nghĩ và hành động đều sai và đánh giá bạn là một người nhạy cảm.
- Không ngừng nhắc nhở bạn về những thất bại và sai lầm của bản thân, dù nó đã xảy ra trong quá khứ.
- Bạn sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi và hoảng loạn khi ở một mình cùng với đối phương, đặc biệt là khi họ nhìn bạn bằng ánh mắt dò xét, không hài lòng.
- Luôn coi thường những ước mơ, những thành quả mà bạn đạt được.
- Thờ ơ, lạnh nhạt, dừng việc thể hiện tình cảm, kể cả việc quan hệ tình dục giống như một hình thức để trừng phạt.
- Đánh giá thấp năng lực của bạn, cho rằng bạn không đủ khả năng và năng lực để tự nhận thức về điều gì là phù hợp và tốt cho mình.
- Tiết lộ và chia sẻ thông tin hoặc những bí mật của riêng bạn cho nhiều người khác, mặc dù chưa có sự đồng ý của bạn.
- Thường xuyên đổ lỗi, vu oan cho bạn.
- Họ sẽ làm cho bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ nếu bạn có ý định muốn gặp gỡ bạn bè, người thân khi không có mặt của họ.
- Đối phương luôn cho rằng bản thân luôn đúng và bạn luôn là người sai.
- Họ luôn thể hiện rằng bản thân đã vô cùng bao dung khi trao tình cảm cho bạn và bạn phải biết ơn vì điều đó.
- Cố gắng kiểm soát mọi chi tiêu và tài chính của bạn nhằm bó buộc mọi hành động của bạn.
- Liên tục nhắn tin, gọi điện để kiểm tra xem bạn đang làm gì, ở với ai,…
- Tìm mọi cách để buộc tội bạn bằng một lý do vô cùng phi lý và ép buộc bạn phải giải thích để chứng minh tình yêu dành cho họ.
Bạo hành tinh thần ảnh hưởng như thế nào?
Bạo hành tinh thần tuy không để lại những tổn hại về mặt thể chất nhưng hậu quả và các di chứng của nó lại kéo dài âm ỉ, thậm chí là mãi mãi. Hình thức bạo hành này gây nên những tổn thương nặng nề đối với lòng tự trọng và sự tự tin của nạn nhân. Thậm chí nó còn tác động đến nhận thức của chúng ta về chính bản thân mình.
Khi phải đối mặt và chịu đựng với nạn bạo hành tinh thần, chúng ta sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, bất an và liên tục hoài nghi về bản thân. Nếu tình trạng cứ liên tục kéo dài có thể khiến cho nạn nhân gặp phải rất nhiều các vấn đề sức khỏe tâm thần như mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn và dần bị suy nhược về thể chất.
Hậu quả của bạo hành tinh thần không chỉ dừng lại ở nạn nhân mà còn làm ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Khi tình trạng này không được khắc phục tốt sẽ làm cho không khí gia đình trở nên u ám, tinh thần của các thành viên khác trong gia đình cũng bị tác động, đặc biệt là trẻ em.
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu trẻ nhỏ sinh sống và lớn lên trong một gia đình bạo hành tinh thần thì sẽ trẻ có nhiều xu hướng trở nên tự ti về chính bản thân và gia đình, dần sống khép kín và luôn có tâm lý sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ bị ám ảnh và mắc phải các chứng bệnh rối loạn như trầm cảm, tự kỷ.
Một số trường hợp khác sau khi lớn lên trẻ sẽ rất sợ hôn nhân, không muốn lập gia đình và chán ghét thực tại. Đối với bé gái thì khi trưởng thành sẽ rất khó khăn trong chuyện tình cảm, trẻ sẽ không có niềm tin vào tình yêu và luôn có lòng ngờ vực đối với đàn ông. Còn đối với bé trai sau này có thể bắt chước theo các hành vi bạo hành của người lớn và họ sẽ tiếp tục đối xử với vợ mình bằng hình thức này.
Cách xử lý tình trạng bạo hành tinh thần
Nếu bạn đang là nạn nhân của bạo hành tinh thần hoặc nhận thấy bất cứ ai đang phải gánh chịu hình thức bạo hành này thì hãy thử áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:
1. Trao đổi thẳng thẳng với nhau
Ngay khi nhận ra những bất ổn trong mối quan hệ và hiểu rằng đối phương đang cố gắng bạo hành tinh thần đối với mình thì điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là thẳng thắn trao đổi với họ. Vợ chồng hoặc bất kì mối quan hệ nào khác cũng vậy, bạn cần ngồi lại và nói chuyện với nhau để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đó cả hai hãy cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong lòng, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau nhiều hơn. Chỉ có giúp nhau thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đối phương mới là cách tốt nhất để bạn giải quyết được tình trạng này.
2. Tự nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần của bản thân
Cho dù nạn nhân của tình trạng bạo hành tinh thần là nữ giới hay nam giới thì cũng phải tự tìm ra biện pháp trấn an và ổn định tinh thần để có được cuộc sống thoải mái hơn. Hãy tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống, thực hiện những điều mà bản thân yêu thích thay vì cứ để tâm và chú ý đến những lời nói xúc phạm của người khác.
Bạn có thể đăng kí tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc tập trung hơn vào công việc hiện tại. Đồng thời chăm sóc bản thân nhiều hơn, dành thời gian để thư giãn, làm đẹp, mua sắm và tận hưởng cuộc sống. Hãy tự làm chủ cuộc đời của mình và độc lập về mọi thứ để không phải ràng buộc vào bất kì ai.
3. Không nhân nhượng với đối phương
Nếu bạn đã trò chuyện thẳng thắn với đối tượng đang bạo hành tinh thần mình mà vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề thì cách tốt nhất là không nên nhân nhượng. Những đối tượng bạo hành thường muốn thực hiện những hành vi tồi tệ nhằm thu hút sự chú ý của bạn và chứng tỏ tầm quan trọng của bản thân.
Vì thế, cách để xử lý tốt nhất tình trạng này đó chính là bạn hãy ngừng chú tâm và không nên phản ứng lại với những điều mà họ đối xử với bạn. Thậm chí dù bạn có nhận được hàng loạt các tin nhắn đe dọa, chửi mắng thì cũng nên phớt lờ và không trả lời. Điều này không phải chứng tỏ bạn là người thiếu lịch sự mà đây chính là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ mình tránh khỏi những tổn thương và làm cho họ không thể kiểm soát bạn được nữa.
Nếu thực sự cần thiết thì bạn nên cắt đứt quan hệ với người đang bạo hành tinh thần. Đây không phải là một hành vi trốn tránh hay yếu đuối mà nó chứng tỏ rằng bạn đủ bản lĩnh và dũng cảm để tự bảo vệ mình tránh khỏi những sự áp bức. Lâu dần họ sẽ cảm thấy chán nản và không còn nhiều sự bận tâm đến bạn nữa.
4. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và người thân
Nếu cảm thấy mệt mỏi, bế tắc bởi quá nhiều sự tổn thương về mặt tinh thần thì tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy chia sẻ với họ về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng giúp cho bạn bè, người thân thiết hiểu được tình trạng của bạn, đôi lúc họ sẽ có những lời khuyên hữu ích và phù hợp với bạn.
5. Nhờ đến sự can thiệp của luật pháp
Đối với các trường hợp bạo hành tinh thần quá nghiệm trọng, nó làm ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe tinh thần và cuộc sống của bạn thì bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự can thiệp từ luật pháp. Đối với vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167 về quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Trong đó, những hành vi bạo hành tinh thần tùy vào từng mức độ sẽ có hình phạt khác nhau từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ khoảng 100.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Người vi phạm cũng sẽ gánh chịu những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả như buộc thu hồi tư liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân; buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Trong các trường hợp người bạo hành thực hiện hành vi nghiêm cấm nạn nhân và các thành viên trong gia đình rời khỏi nơi cư trú, không cho gặp gỡ bạn bè, người thân hoặc liên hệ với các mối hệ xã hội lành mạnh, hợp pháp với mục đích muốn cô lập sẽ có mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với các tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, người bạo hành tinh thần cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý vu khống, làm nhục người khác với mức phạt nặng hơn như cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
6. Tham vấn tâm lý để kiểm tra sức khỏe tinh thần
Bạo hành tinh thần không gây ra những tổn thương về mặt thể chất nhưng lại có thể gây ra những tổn thương về tinh thần khó chữa lành và khiến cho người bị bạo hành khó có thể có được sự bình an, hạnh phúc thật sự từ bên trong hoặc có những hành vi sai lệch trong cuộc sống. Chẳng hạn, những người tinh thần yếu có thể có xu hướng thu mình, né tránh, sợ hãi và trở nên tự ti trong cuộc sống. Những người có tinh thần mạnh mẽ có thể trở nên bạo lực với người khác. Và còn rất nhiều ảnh hưởng tâm lý khác vì sự tác động của bạo lực tinh thần tới mỗi người là khác nhau. Thậm chí là những người bị bạo lực tinh thần có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, mất cân bằng cuộc sống,…
Do đó, tham vấn tâm lý sẽ giúp người trong cuộc kiểm tra sức khỏe tinh thần và sớm có phương hướng điều chỉnh để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Tham vấn sức khỏe tinh thần do bạo hành tại NHC Việt Nam
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chữa lành tâm bệnh với đội ngũ ccác chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy giàu kinh nghiệm, tận tâm và uy tín.
Trước khi đến tham vấn tâm lý, bạn nên đặt lịch trước để tránh đi lại mất công. Bên cạnh đó, trung tâm cũng có dịch vụ tham vấn tâm lý online dành cho những ai ở xa hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại. Sau khi tham vấn, các chuyên gia sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe tâm lý của bạn đang như thế nào, có cần trị liệu hay không hay hướng đồng hành của gia đình với người thân của họ như thế nào? Nếu cần trị liệu tâm lý, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn liệu trình trị liệu phù hợp nhất.
Thực tế, Trung tâm đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị bạo lực tinh thần gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự hạnh phúc, thành công trong cuộc sống. Trải qua quá trình trị liệu, các khách hàng đã có cuộc sống bình an, vui vẻ, tích cực, hạnh phúc, biết yêu thương bản thân, tự tin và có mục tiêu, khát vọng sống của riêng mình.
Để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.
Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin cần thiết để giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng bạo hành tinh thần. Nếu bạn hoặc người thân bên cạnh đang là nạn nhân của tình trạng này thì hãy dũng cảm đứng lên tự bảo vệ bản thân và chính gia đình của mình thoát khỏi những tổn thương tâm lý nặng nề.
Tham khảo thêm:
ui, vấn đề này ở việt nam mình nhiều lắm, nhiều người chả hiểu nghĩ gì cậy có tí quyền lực mắng chửi rồi đánh giá thấp người khác mà trong khi đó bản thân họ ngoài quyền lực ra cũng chả hơn người ta được cái gì cả, đúng là thật bất công
bác lên đây bất bình thuê à
đọc bài viết này lại liên tưởng đến mấy vụ trong công sở chỗ mình ngày trước, mấy ông trưởng phòng cậy quyền lộng hành gây áp lực nhân viên nên hơi bức xúc tí
chuyện công sở là thường ngày rồi, chỗ nào chả có drama hả bác
việt nam mình mặc dù cũng đã cải thiện tư tưởng nhiều nhưng đâu đó vẫn còn tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ nên nhiều gia đình nhất là các chị em vẫn bị áp lực bởi tư tưởng phong kiến này
lấy phải ông nào là con trưởng rồi dòng họ lâu năm mà không sinh được con trai nhỉ, chắc phát ngốt luôn, không khủng hoảng cũng bị gia đình nói ra nói vào cũng thành khủng hoảng tâm lý ý
chưa kể gặp phải thằng nào gia trưởng rồi lăng nhăng nữa thì có khi nó còn đánh cho, rồi nó chửi bới ý, nhiều vụ trên mạng xã hội có rồi, bầm mày bầm mặt ra
kể đâu xa chứ ngay tầng 3 khu tập thể nhà tôi, chồng đánh vợ rồi vứt hết cả đồ đạc ra ngoài đuổi không cho vào nhà này, không hiểu sao có nhiều người là đàn ông lại mặc váy đánh phụ nữ nhẫn tâm vậy
nói chung là vẫn còn tư tưởng phong kiến, vẫn đề cao cái tôi thì vẫn còn tồn tại vấn đề này, không hết được
vấn nạn này ở học đường nhiều mà, đơn cử như mấy vụ bạo hành học đường ý, trường nào chả có
nhớ lại thời mình học sinh lúc đi học về là luôn thấy mấy ông choi choi đứng ở cổng trường chỉ chờ trực đánh con nhà người ta rồi
nhiều đứa nó sợ nó không dám ra khỏi trường luôn ý
vụ thằng bạn lớp mình ngày xưa đây, xích mích chuyện điểm số thôi mà chúng nó gọi bạn bè lên đánh nó tím hết chân tay, xong nó sợ phải nghỉ học mấy hôm rồi bố mẹ lên làm um xùm trường xong xin chuyển trường luôn
giờ vẫn còn mà bạn, đang dịch thì chưa đi học nên chưa thấy thôi chứ trước dịch vẫn thấy trên báo ầm ầm các vụ, có vụ còn đánh chết người cơ
thế nên lúc nào tôi cũng phải đưa đón con đi học, trông chừng nó không xảy ra vấn đề gì mình còn xử lý kịp
bạn bè nói rèm pha, rồi chơi xấu rồi tẩy chay các thứ, rồi khách quan hơn là nhưng lời nói chê bai của thầy cô giáo cũng khiến con em mình tổn thương lắm chứ
sợ nhất là bạn bè tẩy chay đấy, lúc đấy tổn thương và cảm giác mình mất hết tự tin ý, mình đã từng bị một lần như vậy, cảm giác cô đơn và chán lắm
em trai em đến nay 17 tuổi, bị sợ tiếp xúc với người ngoài, chỉ thích chơi một mình và rất sợ những lời to tiếng từ nhỏ ở với dượng và bị dượng đánh rất nhiều nên em nghĩ có thể vấn đề là từ lúc đó trung tâm tư vấn em cách chữa trị với
Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn và có thể em bạn đang gặp phải tính trạng ám ảnh hoảng sợ. Để được hỗ trợ tốt nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn
bạo hành tinh thần có thể thành trầm cảm không mọi người, em lo lắng quá, em trai em hôm qua đi chơi không hiểu kiểu gì lại xích mích với bọn bên ngoài bị chúng nó đánh cho giờ về nhà cứ thấy thu lu một góc, chân tay cầm vật gì thấy run run
có bạn nhé, mà em bạn có dấu hiệu run run có vẻ như đang rất sợ vấn đề đó rồi thì phải, và mình đoán có khi em bạn ra ngoài là sẽ có cảm giác lo lắng là người ta rình rập đánh tiếp đấy. lâu dần là thành trầm cảm nhen
vậy nên quan tâm thế nào là tốt nhất hả chị
ra chia sẻ và tâm sự với em bạn, rồi lái sang những câu chuyện vui vẻ đồng thời dẫn em bạn đi thư giãn bằng game, nhạc, hay ăn uống gì đó cho em bạn quên dẫn cái đó đi là được
bạn nên quan tâm vấn đề này nhé, có thể vì nguyên nhân đó lại gặp phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đấy, bạn đọc bài viết này mà xem https://tamlytrilieunhc.com/roi-loan-lo-au-am-anh-so-hai-2680.html
đọc xong mà em cảm thấy hoang mang quá, đã 5 ngày nay như vậy rồi
khó quá thì dẫn đi trị liệu tâm lý, mới chớm thì hết nhanh thôi bạn
dễ xảy ra vấn đề này nhất với các cặp vợ chồng mới cười, hoặc mới có con
nhiều lúc nhờ đến pháp luật mà pháp luật không can thiệp sâu vào được vấn đề riêng tư gia đình ý, nhiều vụ chỉ nhắc nhở xong cũng không giải quyết được gì thêm
con toi 16 tuoi thi co dieu tri bang phuong phap nay duoc khong
Chào bạn, với trường hợp của con bạn thì Trung tâm vẫn tiếp nhận trị liệu bạn nhé. Để được tư vấn rõ nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn