Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian

Tình trạng mất ngủ là nỗi lo chung của nhiều bệnh nhân. Để cải thiện vấn đề này, bên cạnh phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện 10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả dưới đây.

10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian

Độc giả có thể dễ dàng áp dụng các bài thuốc dân gian, nấu trà thảo mộc và chế biến một số món ăn từ những loại dược liệu an toàn, lành tính sau:

1. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng mật ong

Mật ong nguyên chất là vị thuốc trị bệnh mất ngủ vô cùng quen thuộc. Thành phần fructose và glucose từ nguyên liệu này giúp ổn định quá trình tuần hoàn máu và giảm thiểu cảm giác đói bụng, nhờ đó, giấc ngủ đến với chúng ta nhanh chóng và trọn vẹn hơn.

10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian
Mật ong nguyên chất là vị thuốc trị bệnh mất ngủ vô cùng quen thuộc.

Đặc biệt, với nguồn tryptophan dồi dào, mật ong có thể kích thích tuyến yên của hệ thần kinh trung ương sản sinh nhiều melatonin (một loại hormon liên quan đến nhịp sinh học giữ vai trò điều hòa giấc ngủ).

Không chỉ dừng lại ở, mật ong nguyên chất cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng góp phần xoa dịu căng thẳng, tăng cường sức khỏe và phòng tránh tình trạng mất ngủ.

Lưu ý, những bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường không nên chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng mật ong.

Hướng dẫn thực hiện

Sử dụng mật ong đơn lẻ

  • Hòa tan 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm
  • Thưởng thức trước khi đi ngủ

Cách 2: Kết hợp sữa tươi và mật ong

  • Hòa tan 2 – 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất vào 200ml sữa tươi
  • Khuấy đều và thưởng thức

2. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng cây nữ lang

Cây nữ lang là thảo mộc nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Loài dược liệu này được ví von là vị cứu tinh của những người bệnh rối loạn giấc ngủ. Với nhiều hoạt chất an thần, rễ cây nữ lang có khả năng duy trì hoạt động của hệ thần kinh, phục hồi tế bào não bộ tổn thương và giảm thiểu tâm lý bất an, căng thẳng.

Vì vậy, vị thuốc này được chiết xuất thành nhiều loại thuốc điều trị:

  • Rối loạn giấc ngủ (nhất là tình trạng mất ngủ)
  • Căng thẳng, lo lắng, áp lực (kích động, nhức đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu, đau thắt ngực, hen suyễn thần kinh…)
  • Động kinh, run nhẹ, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, rối loạn tăng động giảm chú ý…
  • Chứng chuột rút
  • Đau nhức cơ – xương – khớp
  • Triệu chứng kinh nguyệt liên quan đến giai đoạn mãn kinh

Hướng dẫn thực hiện

Pha trà nữ lang

  • Hãm 2 – 3g rễ cây nữ lang khô với 250ml nước sôi trong vòng 20 phút
  • Uống từng ngụm nhỏ, khi trà còn ấm

Ngâm rượu nữ lang

  • Chuẩn bị một lượng rễ nữ lang vừa đủ
  • Rửa sạch vị thuốc với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Ngâm rễ nữ lang khô với rượu trắng 40 độ, tỷ lệ 1:5 trong vòng ít nhất 30 ngày
  • Dùng 4 – 6ml/ngày

3. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng chuối xanh

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chuối xanh chứa nhiều serotonin (chất dẫn truyền thần kinh có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ổn định tâm trạng và điều hòa giấc ngủ).

Bên cạnh đó, nguồn chất xơ, vitamin, magie và kali phong phú từ loại dược liệu này có thể bảo vệ tim mạch và thư giãn đầu óc.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 trái chuối tiêu xanh và 1 muỗng cà phê bột quế
  • Rửa sạch chuối xanh với nước muối pha loãng, cắt bỏ hai đầu
  • Luộc chín chuối tiêu cùng 550ml nước lọc trên lửa liu riu trong vòng 15 phút
  • Đổ nước chuối luộc ra ly, thêm vào lượng bột quế đã chuẩn bị, khuấy đều
  • Uống dung dịch trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ

4. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng đinh lăng

Theo một số nghiên cứu, thành phần saponin từ lá đinh lăng có công dụng an thần, giảm đau và thông kinh hoạt lạc. Do đó, loài thảo dược này giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đồng thời điều trị chứng hoa mắt, nhức đầu, mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 10g chi liên, 10g phục linh, 10g nhiệt bì, 16g xấu hổ, 20g nham tăng, 20g rau má, 20g đinh lăng khô, 20g cỏ nhỏ nồi và 20g đồng hải bì
  • Sắc kỹ toàn bộ dược liệu với 800ml nước sạch cho đến khi dung dịch cô cạn còn một nửa
  • Lọc lấy nước, loại bỏ bã
  • Dùng vào hai buổi sáng – tối, kiên trì áp dụng 7 ngày liên tục

5. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng cây lạc tiên

Cây lạc tiên rất giàu hoạt chất chống oxy hóa như: flavonoid, saponin, alcaloid… Nhờ đó, vị thuốc này có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, đánh bay căng thẳng, thư giãn tinh thần, tạo giấc ngủ ngon và bảo vệ tế bào não bộ khỏi sự tấn công của gốc tự do.

Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng cây lạc tiên
Cây lạc tiên rất giàu hoạt chất chống oxy hóa như: flavonoid, saponin, alcaloid…

Hướng dẫn thực hiện

Pha trà lạc tiên

  • Chuẩn bị 15g lạc tiên khô
  • Rửa sạch nguyên liệu
  • Ngâm lạc tiên trong 500ml nước sôi khoảng 12 phút
  • Chắt lấy nước trà, chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống hàng ngày

Luộc hoặc nấu canh lạc tiên

  • Chuẩn bị 1 nắm rau lạc tiên tươi xanh
  • Rửa rau thật sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Luộc chín để ăn trực tiếp hoặc nấu canh lạc tiên với thịt bằm

Kết hợp lạc tiên với nhiều vị thuốc khác

  • Chuẩn bị 2g tim sen, 10g dâu tằm, 30g lá vông nem, 50g lạc tiên khô và 90g đường phèn
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc
  • Sắc kỹ nguyên liệu với đường phèn và 4 chén nước lọc cho đến khi nước cạn còn 2 chén
  • Lọc lấy nước cốt, chia thành 2 phần bằng nhau
  • Dùng đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tháng

6. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng lá vông

Đông y quan niệm, lá vông tính bình, vị đắng – chát, có tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ và cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 20g lá vông tươi
  • Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi nguyên liệu cùng 500ml nước trên lửa nhỏ khoảng 1 – 2 phút
  • Dùng nước lá vông khi còn ấm, có thể ăn cả phần cái

7. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng hoa bách hợp

Là một loại cỏ ngọt mọc hoang trong rừng, hoa bách hợp tính mát, vị ngọt, có công dụng an thần, giảm thiểu căng thẳng, hạn chế lo âu và góp phần cải thiện giấc ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng gà, 25g đường phèn và 100g hoa bách hợp
  • Rửa sạch hoa bách hợp với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Hấp chín nguyên liệu
  • Trộn đều bách hợp với lòng đỏ trứng gà và đường phèn, tiếp tục hấp cách thủy trong vòng 10 phút
  • Thưởng thức khi món ăn còn nóng, trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng

8. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng trà thảo mộc

Theo kinh nghiệm dân gian, những loại trà thảo mộc thơm ngon, thanh mát dưới đây chính là thức uống tuyệt vời giúp điều trị chứng mất ngủ an toàn và hiệu quả.

Trà gừng

Hoạt chất cineiol từ củ gừng có khả năng hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, đẩy lùi triệu chứng đau đầu và cải thiện tâm trạng trước khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Thói quen thưởng thức một tách trà gừng vào mỗi buổi tối giúp tăng cường sự tuần hoàn máu não, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Hãm 2 – 3 lát gừng tươi với một lượng nước vừa đủ trong vòng 15 phút
  • Thêm chút mật ong nguyên chất và dùng hết khi trà còn ấm

Trà nghệ

Củ nghệ giúp chống viêm, giảm đau, hồi phục vết loét đại tràng và điều trị bệnh mất ngủ an toàn, hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, những hoạt chất quý giá của vị thuốc này sẽ thúc đẩy quá trình vận chuyển khí oxy lên não bộ, ổn định tiền đình, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và bảo vệ hệ thần kinh.

Không chỉ dừng lại ở đó, thành phần chống oxy hóa từ dược liệu cũng góp phần giảm lượng cholesterol, ngăn chặn quá trình lão hóa và nâng cao sức đề kháng.

Hướng dẫn thực hiện

  • Hòa tan 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào 350ml nước sôi, khuấy đều
  • Thêm một chút sữa tươi hoặc mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà nghệ hàng ngày, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng đồng hồ

Trà bạc hà

Với hoạt chất menthol cùng nhiều thành phần chống oxy hóa khác, trà bạc hà có thể thư giãn tinh thần, làm dịu hệ thần kinh, giảm thiểu âu lo, căng thẳng, điều hòa huyết áp và duy trì trạng thái tỉnh táo của não bộ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi hoặc khô
  • Làm sạch nguyên liệu
  • Hãm lá bạc hà trong 350ml nước sôi khoảng 10 phút
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Trà tâm sen

Tâm sen (tim sen) là vị thuốc an thần, giải nhiệt, dưỡng tâm vô cùng nổi tiếng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thành phần axit amin, flavonoid, alkaloid của tâm sen giúp phòng chống tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và xoa dịu tâm trí nhanh chóng.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị một chút tâm sen sao vàng
  • Hãm một chút tâm sen với 500ml nước sôi trong vòng 12 phút
  • Trong khoảng thời gian đầu, bệnh nhân nên pha trà hơi loãng để cơ thể quen dần, sau đó, tăng dần độ đậm đặc và nhâm nhi nhiều lần trong ngày

Lưu ý

  • Không uống trà tâm sen thay thế nước lọc
  • Thời gian chữa bệnh mất ngủ bằng trà tâm sen kéo dài tối đa 30 ngày

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng kháng viêm, giảm đau, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, xua tan phiền muộn và chữa lành tổn thương thần kinh.

Trà hoa cúc
Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng trà hoa cúc

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 5 – 7 bông cúc khô
  • Hãm trà hoa cúc với 350ml nước sôi khoảng 12 – 15 phút
  • Thưởng thức 1 – 2 tách trà hoa cúc/ngày, tránh để qua đêm

Trà hoa nhài

Y học cổ truyền quan niệm, hoa nhài vị đắng, tính bình, hơi hàn, có công dụng an thần, lợi thấp, giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng. Trà hoa nhài có thể điều trị chứng mất ngủ ở người lớn tuổi và mất ngủ mạn tính vô cùng hiệu nghiệm.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 6g hoa nhài và 8g tâm sen
  • Hãm hai nguyên liệu trong 200ml nước sôi
  • Dùng nhiều lần trong ngày, áp dụng đều đặn 7 – 10 ngày

Trà hoa hòe

Hoa hòe tính hàn, vị thơm và đắng nhẹ, có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa bệnh tật. Thành phần rutin giúp thảo dược này dễ dàng thẩm thấu vào mao mạch để làm dày thành mạch, từ đó hạ huyết áp và cầm máu nhanh chóng. Vì vậy, trà hoa hòe chính là thức uống lý tưởng dành cho những người bị mất ngủ và cao huyết áp.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 25 – 30g nụ hoa hòe khô
  • Đổ 300ml nước ấm vào nguyên liệu, tráng sơ rồi bỏ đi
  • Hãm trà hoa hòe với 200ml nước sôi trong vòng 7 – 10 phút
  • Bỏ bã, lấy nước, dùng ngay khi còn ấm

Trà hoa tam thất

Đông y quan niệm, hoa tam thất có công dụng an thần, điều hòa khí huyết, hạn chế căng thẳng, kích thích quá trình tuần hoàn máu và tạo giấc ngủ ngon.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 4 nụ hoa tam thất khô
  • Hãm nguyên liệu với 500ml nước sôi khoảng 20 phút
  • Chia nước trà thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Dùng hàng ngày

Lưu ý, những người bị huyết áp thấp không nên dung nạp trà hoa tam thất.

Trà táo đỏ

Theo y học cổ truyền, táo tỏ tính ấm, vị ngọt, có tác dụng dưỡng huyết, an thần, đẩy lùi tình trạng buồn phiền, lo âu, suy nhược tinh thần. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ, kali và polyphenol từ vị thuốc này cũng góp phần bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 2 lát gừng tươi, 5 trái táo đỏ khô và một chút đường phèn
  • Xắt nhỏ táo đỏ
  • Hãm táo đỏ với gừng tươi cùng 300ml nước sôi trong vòng 15 phút
  • Thêm đường phèn vào, khuấy đều
  • Dùng khi trà còn ấm, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng đồng hồ

Trà la hán quả

Với nguồn glucose tự nhiên dồi dào, la hán quả có thể tiêu đờm, kháng viêm, ổn định đường huyết, thanh nhiệt – giải độc, xoa dịu căng thẳng và điều trị các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 trái la hán quả
  • Rửa sạch nguyên liệu với nước muối pha loãng
  • Cắt vị thuốc thành lát mỏng
  • Hãm lá hán quả với 1 lít nước sôi
  • Uống trà hàng ngày

Trà hương thảo

Hương thảo (mê điệt hương) sở hữu mùi thơm vô cùng độc đáo. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng axit rosmarinic và axit carnosic trong thảo dược rất cao. Đây đều là hai hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do cùng các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, vị trà tinh tế và hương thơm dễ chịu cũng góp phần giảm đau đầu, cải thiện trí nhớ, thư giãn tinh thần, giải tỏa áp lực và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 5 – 10g lá hương thảo khô
  • Hãm nguyên liệu trong 300 – 400ml nước sôi khoảng 10 phút
  • Lọc lấy phần nước
  • Bổ sung thêm chút mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Uống trà khi còn ấm

Lưu ý, vị thuốc có thể tương tác với một số thành phần của thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm và thuốc đông máu. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng mẹo dân gian này.

Trà cam thảo

Trong quan niệm Đông y, với vị ngọt, tính bình, cam thảo có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận phế, bồi bổ tỳ vị và điều trị mất ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Nấu sôi vài lát cam thảo trong 250ml nước lọc trên lửa liu riu 2 – 3 phút
  • Chia nước trà thành hai phần bằng nhau
  • Dùng hết trong ngày
  • Liều lượng dung nạp tối đa là 20g/ngày

Trà đông trùng hạ thảo

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần cordyceps có khả năng loại bỏ axit lactic, thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế căng thẳng, đẩy lùi mệt mỏi, phòng chống quá trình lão hóa, phục hồi tổn thương và kéo dài tuổi thọ.

Hướng dẫn thực hiện

Đối với đông trùng hạ thảo tươi

  • Chuẩn bị 1g đông trùng hạ thảo tươi (có thể cắt khúc nhỏ hoặc để nguyên con), một số loại dược liệu khác (lạc tiên, linh chi, táo đỏ, mật ong…) và nước ấm 65 – 70 độ C
  • Tráng sơ ấm trà bằng 20ml nước nóng
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, tráng qua một lần
  • Đổ nước ấm vào, đợi 5 – 7 phút
  • Thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất (tùy khẩu vị)
  • Bạn có thể hãm 1g đông trùng hạ thảo 2 – 3 lần cho đến khi nước trà nhạt dần

Đối với đông trùng hạ thảo khô

  • Chuẩn bị 1g đông trùng hạ thảo khô
  • Tráng sơ ấm trà bằng 20ml nước nóng
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, tráng qua một lần bằng 100ml nước ấm
  • Đổ 150ml nước ấm vào, đợi 5 – 7 phút
  • Thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất (tùy khẩu vị)

9. Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng các món ăn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân có thể điều trị bệnh mất ngủ tại nhà bằng cách chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây:

Canh long nhãn

Y học cổ truyền quan niệm, long nhãn tính bình, vị ngọt, có khả năng an thần, dưỡng tâm, bổ huyết, tạo giấc ngủ ngon, trị chứng phiền muộn, lo âu, hay quên, khó tiêu, ho khan, ho gió…

Canh long nhãn
Long nhãn tính bình, vị ngọt, có khả năng an thần, dưỡng tâm, bổ huyết, tạo giấc ngủ ngon, trị chứng phiền muộn, lo âu, hay quên, khó tiêu, ho khan, ho gió…

Trong khi đó, y học hiện đại cũng khẳng định rằng những dưỡng chất thiết yếu từ dược liệu này như: chất béo, tanin, saponin, glucose giúp an thần, kiểm soát tình trạng táo bón và đẩy lùi chứng mất ngủ.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 100g long nhãn và một lượng đường phèn vừa đủ
  • Sơ chế nguyên liệu cẩn thận
  • Nấu sôi long nhãn với 250ml nước lọc trong vòng 5 phút
  • Cho thêm đường phèn, khuấy đều
  • Thưởng thức trước khi đi ngủ 30 phút đều đặn hàng ngày

Canh hoa bách hợp cá diếc

Hoa bách hợp (tỏi rừng) vị ngọt, hơi đắng, có công dụng an thần, bổ trung, ích khí, thanh tâm, nhuận phế và điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả. Món canh hóa bách hợp cá diếc có thể hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa suy nhược cơ thể (vì tuổi tác hay lao động quá sức).

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 25g hoa bách hợp, 500g cá diếc tươi và 3 lát gừng tươi
  • Sơ chế nguyên liệu kỹ lưỡng
  • Phi thơm hành tỏi, chiên vàng cá diếc
  • Cho cá diếc vào nồi cùng một lượng nước lọc vừa đủ, nấu sôi
  • Thêm hoa bách hợp
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Trang trí món ăn với gừng tươi

Chè đậu xanh

Đậu xanh tính mát, vị bùi, có tác dụng an thần, tiêu trừ phiền muộn, điều hòa ngũ tạng, ích khí lực, thanh nhiệt giải độc và bồi bổ cơ thể.

Thêm vào đó, vị thuốc này cũng giàu dưỡng chất quan trọng như: vitamin A, vitamin C, omega-3, polyphenol, carotenoid, flavanoid… Do đó, đậu xanh có thể kháng viêm, điều hòa đường huyết, ức chế quá trình lão hóa, hỗ trợ giảm cân và chữa bệnh mất ngủ.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 10g đường phèn và 50g đậu xanh
  • Rửa sạch đậu xanh, loại bỏ hạt lép, ngâm nước vài tiếng đồng hồ, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi đường phèn với 500ml nước lọc cho đến khi hạt đậu chín nhừ
  • Bổ sung đường phèn, nấu thêm 5 phút
  • Thưởng thức chè đậu xanh khi còn ấm

Cháo nấm linh chi hạt sen

Cháo nấm linh chi hạt sen có thể nhanh chóng ổn định thần kinh, cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Món ăn này rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, người trung niên và người cao tuổi.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 20g đường phèn, 50g gạo nếp, 50g nấm linh chi và 60g hạt sen
  • Sơ chế nguyên liệu kỹ lưỡng
  • Nấu nhừ gạo nếp
  • Cho hạt sen và nấm linh chi vào
  • Để lửa liu riu
  • Cho thêm đường phèn
  • Thưởng thức cháo nấm linh chi hạt sen trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ

Cháo thịt heo viễn chí, phục linh

Món cháo thịt heo viễn chí, phục linh có công dụng an thần, dưỡng tâm, bổ não, loại bỏ lo âu, ưu phiền, điều trị mất ngủ và bồi bổ cơ thể.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 12g viễn chí, 15g phục thần, 100g gạo tẻ, 150g thịt nạc heo, rau thơm và gia vị vừa đủ
  • Sắc kỹ viễn chí và phục linh, lấy nước, loại bỏ bã
  • Sơ chế thịt heo, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn
  • Ninh nhừ gạo tẻ trong nước thuốc, sau đó cho thêm thịt nạc
  • Tiếp tục đun 10 – 15 phút
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Trang trí món ăn với rau thơm

Thịt bò xào hoa thiên lý

Đông y quan niệm, hoa thiên lý tính bình, vị ngọt, có khả năng tiêu độc, an thần, giải nhiệt, dưỡng tâm và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Thịt bò chứa nhiều protein và chất sắt, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường sức khỏe, cải thiện hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.

Món thịt bò xào hoa thiên lý giàu giá trị dinh dưỡng, rất phù hợp với những bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 100g hoa thiên lý, 200g thịt bò, tỏi bằm cùng nhiều gia vị khác
  • Sơ chế thịt bò, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, ướp thịt với tỏi băm, hạt nêm, dầu ăn trong vòng 15 phút
  • Loại bỏ cuống hoa thiên lý, rửa sạch trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Phi thơm hành tỏi, xào nhanh thịt bò
  • Khi thịt bò chín tới, thêm hoa thiên lý vào chảo
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức món thịt bò xào hoa thiên lý với cơm nóng

Gà hầm thuốc Bắc

Với thành phần dưỡng chất phong phú (protein, kẽm, magie, các vitamin nhóm B), món gà hầm thuốc Bắc có khả năng an thần, dưỡng huyết, trấn kinh, bồi bổ cơ thể, kích thích vị giác, cải thiện chứng rối loạn ăn uống và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn chế biến

  • Chuẩn bị 5g đương quy, 10 quả đại táo, 20g đẳng sâm, 20g hoàng kỳ, 150g thịt gà và gừng tươi xắt sợi
  • Sơ chế thịt gà kỹ lưỡng, rửa sạch, ướp thịt với hạt nêm trong vòng 20 phút
  • Cho gà vào nồi, đổ ngập nước, thêm thuốc Bắc
  • Hầm thịt trong 2 – 3 tiếng đồng hồ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức khi món ăn còn ấm
  • Chỉ ăn món gà hầm thuốc Bắc 2 lần/tuần

Ngâm chân – Cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà an toàn, phổ biến

Ngâm chân trong nước ấm là mẹo trị bệnh mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm. Là một bộ phận quan trọng của cơ thể, bàn chân tập trung trên 60 huyệt đạo khác nhau. Trong đó, đa số huyệt đạo đều liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh trung ương.

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, mỗi tối trước khi nghỉ ngơi, độc giả nên ngâm chân với nước ấm trong vòng 20 phút, thêm vài lát gừng và một chút muối hạt, đồng thời kết hợp xoa bóp, bấm huyệt nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi.

Một số lưu ý khi chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian

Những bài thuốc trị mất ngủ trên thường phát huy công dụng tối đa ở những bệnh nhân mất ngủ nhẹ vì căng thẳng, lo âu, suy nhược cơ thể. Hơn nữa, người đọc tránh lạm dụng những cách làm này (thời gian thực hiện tối đa 1 tháng). Ngoài ra, trong quá trình điều trị tại nhà, bạn cần ghi nhớ:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cẩn thận trước khi áp dụng
  • Không ăn quá no vào buổi tối
  • Ưu tiên dung nạp nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, tryptophan và vitamin nhóm B vào buổi tối
  • Tránh xa thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, một số loại thực phẩm gây khó ngủ, đầy hơi (khoai, đậu, ngô, sắn…), trà đặc, thuốc lá, cà phê, rượu bia…
  • Xây dựng khung thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn khoa học, hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể
  • Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ, đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm cố định, không thức khuya và ngủ nướng (kể cả ngày nghỉ)
  • Tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời (nhằm kích thích các tế bào thần kinh từ võng mạc đến vùng dưới đồi, từ đó nâng cao khả năng ổn định tinh thần, kiểm soát giấc ngủ, điều hòa nồng độ hormon, nhiệt độ cùng các chức năng khác)
  • Tắt mọi thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ
  • Hạn chế tập thể dục trước giờ đi ngủ 2 – 3 tiếng, thay vào đó, hãy rèn luyện sức khỏe vào buổi sáng
  • Tạo nên tâm trạng thư thái, nhẹ nhàng, dễ chịu bằng cách ngâm chân, tắm nước ấm, nghe nhạc êm dịu, đọc sách, uống sữa ấm, thiền định…

Bài viết đã giới thiệu 10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà theo phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Căn cứ vào tình hình tài chính và điều kiện thực tế, bạn có thể dễ dàng lựa chọn giải pháp hỗ trợ điều trị an toàn, phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *