Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trị mất ngủ về đêm: nguyên nhân và tác hại nguy hiểm

Chứng mất ngủ về đêm là nỗi ám ảnh kinh hoàng với không ít người dù là các bạn trẻ. Nếu không được tìm ra nguyên nhân và có phương pháp can thiệp sớm sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ căn bệnh này thì đừng vội bỏ qua các thông tin dưới đây.

mất ngủ về đêm nguyên nhân do đâu
Chứng mất ngủ về đêm là nỗi ám ảnh kinh hoàng với không ít người dù là các bạn trẻ

Dấu hiệu của chứng mất ngủ về đêm

Chứng mất ngủ về đêm là chứng bệnh có thể nhận thấy một cách rõ rệt nhưng lại đang bị nhiều bạn trẻ “phớt lờ” do lối giờ giấc sinh hoạt không khoa học. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết loại bệnh lý này, nếu bạn có từ 2 biểu hiện bất thường trở lên, hãy đến gặp các chuyên gia để sớm được can thiệp trước khi cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn nhé!

  • Càng về đêm càng cảm thấy khó ngủ hoặc phải thức trắng đêm.
  • Có thể ngủ nhưng chỉ chập chờn và có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào.
  • Sáng thức dậy từ rất sớm và có cảm giác mệt mỏi như mình vừa thức trắng đêm.
  • Tâm trạng luôn cáu gắt, trầm cảm, lo âu, căng thẳng và nhức đầu
  • Rất khó để tập trung vào công việc, cơ thể luôn uể oải và nhức mỏi.
  • Mắc chứng lo lắng, sợ hãi thái quá về giấc ngủ

Nguyên nhân chứng mất ngủ về đêm

Sau thời gian dài cả nước cùng chiến đấu với đại dịch Covid-19 thì mất ngủ là một trong những vấn đề về sức khỏe chiếm tỷ lệ khám và điều trị cao nhất hiện nay. Trong số đó, dân văn phòng bị mất ngủ cũng tăng lên đáng kể.

Lý do bởi vì, mất ngủ về đêm thường có nguồn gốc từ các vấn đề về tâm lý và nguyên nhân mà đại đa số gặp phải đó là stress – lo âu quá độ hoặc kéo dài. Ngoài ra vẫn còn một số các yếu tố sau:

Các tác nhân đến từ môi trường xung quanh

Thói quen thường ngày và môi trường sống xung quanh cũng có thể trở thành tác nhân gây hại nếu như bạn không kiểm soát chúng:

  • Thói quen sinh hoạt chưa đúng: Trong số những người mắc chứng mất ngủ đều có đặc điểm chung là lười vận động hoặc có chế độ ăn uống không khoa học.
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích: Các chất kích thích có khả năng làm người ta hưng phấn ở một khoảng thời gian nhất định nhưng lại kéo đến rất nhiều các tác nhân xấu gây nguy hại cho sức khỏe của người dùng. Nếu giữ thói quen sử dụng mỗi ngày thì việc mất ngủ sẽ còn biến chứng nặng hơn nữa.
  • Sử dụng thuốc sai hướng dẫn: Với một số bệnh lý như: trầm cảm, huyết áp cao,… sẽ được sử dụng một số loại thuốc có khả năng an thần. Nhưng nếu người bệnh sử dụng không đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Giờ giấc sinh hoạt không điều độ: giờ giấc đi ngủ và thức dậy rất quan trọng, nếu lặp đi lặp lại sẽ hình thành ra thói quen xấu.
  • Căng thẳng lo âu quá độ – stress kéo dài: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng mất ngủ về đêm và cũng là lý do khiến nhiều người điều trị nhiều năm không thể khỏi.
nguyên nhân gây khó ngủ về đêm
Căng thẳng lo âu quá độ – stress kéo dài – nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng mất ngủ về đêm

Các tác nhân bệnh lý

Chứng mất ngủ về đêm cũng là biểu hiện của một trong số các loại bệnh lý sau đây:

  • Bệnh lý liên quan đến thần kinh hay tâm thần như: trầm cảm, rối loạn cảm xúc,  rối loạn lo âu lan tỏa, stress…
  • Mắc bệnh lý về tuyến giáp hay viêm khớp, trào ngược thực quản, dị ứng, bệnh tim.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, cơ thể dần thay đổi nội tiết tố bên trong.
  • Mắc bệnh liên quan đến giấc ngủ: mộng du. chứng hoảng loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng,…

Tác hại của chứng mất ngủ về đêm

Ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới mà cụ thể là nước Mỹ, tỷ lệ người gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ chiếm tới 23% dân số; trong đó có tới 50% người đang rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên hơn một tháng.

Còn ở Việt Nam nếu chỉ tính riêng Sài Gòn – thành lớn và sa hoa nhất thì tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ đã lên tới 33% dân số và trong đó có 30% bệnh nhân đã có triệu chứng liên quan đến hệ tâm thần. Chứng mất ngủ về đêm có thể dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm như:

Biến chứng thành bệnh trầm cảm

Như đã nói, stress là nguồn cơn chính gây ra vô số các trường hợp mất ngủ triền miên. Nếu người bệnh vẫn cứ tiếp tục thức trắng đêm với một tâm trạng lo âu, rầu rĩ thì dần dần sẽ bị xoáy vào vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực.

Theo như khảo sát, các bệnh nhân mắc phải chứng mất ngủ về đêm thường có tâm lý bất thường, họ luôn cảm thấy mình cô đơn, ngại giao tiếp hoặc để ý tới mọi thứ xung quanh vì cơ thể quá mệt mỏi. Nếu kéo dài những tình trạng này thì khả năng rất cao sẽ biến chứng thành bệnh trầm cảm.

Teo não và có nguy cơ đột quỵ cao

Trên trang Neuroscience của Mỹ đưa tin, chứng mất ngủ về đêm gây ra bệnh teo não chiến tới 25% số người mắc. Đây là chứng bệnh rất nguy hiểm, nó có thể khiến con người dần mất đi khả năng kiểm soát và nhận thức.

Với các bạn trẻ, nếu chỉ ngủ từ 4 – 5 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 8 lần so với những người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm,

Có khả năng thay đổi ADN và mắc bệnh ung thư

Theo công bố của tạp chí y khoa Anaesthesia cho thấy, những người bị gọi lúc nửa đêm có khả năng bị tổn hại ADN cao hơn những người có thể ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người bệnh sẽ phải đối mặt mới một số loại bệnh liên quan đến gen như ung thư.

Suy giảm khả năng sinh lý

Theo trang tin của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) công bố, đã có nghiên cứu về tác hại của giấc ngủ đối với sức khỏe sinh lý nam cho thấy mất ngủ thể gây suy giảm khả năng sinh lý một cách đáng kể.

Trong thời gian chứng mất ngủ kéo dài, nồng độ testosterone trong cơ thể của đàn ông sẽ giảm đi rất nhiều khiến họ dần mất đi sự ham muốn, xuất tinh sớm và gặp phải chứng rối loạn cương dương.

Gây tổn hại lớn đến hệ tim mạch

Chưa xét đến việc bạn bị mất ngủ hoàn toàn, nếu giấc ngủ thường xuyên không liền mạch sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, hoạt động không ngừng nghỉ dẫn tới quá tải và tạo áp lực cho tim. Khi nhịp tim tăng và huyết áp cao sẽ có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến, mạch vành,…

Cơ thể béo phì, xấu xí

Người mắc bệnh thiếu ngủ – mất ngủ thường sẽ bị suy nhược cơ thể, tâm trạng rầu rĩ lo âu nên sẽ có xu hướng bỏ bê bản thân và không quan tâm đến ngoại hình.

Với một số người khi mắc phải chứng mất ngủ sẽ thường cảm thấy đói bụng và ăn rất nhiều về đêm. Chỉ cần lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ,… làn da cũng sẽ chảy xệ, đen sạm đi trông thấy.

Trị liệu mất ngủ về đêm không cần dùng thuốc

Để cải thiện chứng khó ngủ – mất ngủ về đêm bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau:

Mất ngủ nhẹ, chưa kéo dài lâu:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh:

Hãy tự đặt ra cho mình một quy định bắt buộc để dần dần tạo lập một thói quen sống khoa học hơn. Bạn cần ngừng sử dụng thiết bị điện tử lúc 22 giờ, đi ngủ trước 23 giờ và thức dậy lúc 5 – 6 giờ sáng mỗi ngày.

Trong thời gian này, bạn nên tạm thời quên đi các buổi vui chơi đêm muộn hay những loại đồ ăn, thức uống có chứa thành phần gây khó ngủ. Thay vào đó là thử tập một số bộ môn rèn luyện sức khỏe như: yoga, bơi lội, gym,…

  • Thiết kế lại không gian sống:

Không gian sống nên được thiết kế theo đúng sở thích của bạn nhưng vẫn đảm bảo được sự sạch sẽ, thoáng mát và có nhiệt độ phòng từ 19 – 22 độ C.

Trước khi đi ngủ (sau khi ngưng sử dụng thiết bị điện tử) hãy bật đèn ngủ cho ánh sáng dịu nhẹ và sử dụng thêm máy xông tinh dầu để tâm lý được thư giãn.

  • Xây dựng lại chế độ ăn uống mỗi ngày:

Những loại thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ như: đồ ăn nhanh, chất kích thích, trà sữa,… Thay vào đó hãy sử dụng hạnh nhân, mật ong, sữa chua, trà hoa cúc, chuối và rau xanh,… vào mỗi bữa ăn chính mỗi ngày.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, đừng nên ăn bất kỳ món gì trước giờ đi ngủ tối thiểu 3 tiếng nhé!

Tình trạng mất ngủ về đêm kéo dài

Một người được xem là mất ngủ mãn tính nếu các triệu chứng kéo dài trong vòng một tháng trở lên. Trong vòng 2 – 3 tuần đầu nếu phát hiện mình có những triệu chứng mất ngủ về đêm thường xuyên bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm để được thăm khám và có giải pháp can thiệp phù hợp.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc ngủ hoặc các liệu pháp gây ngủ nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Với những trường hợp mắc chứng mất ngủ kéo dài, đã điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp trị liệu tâm lý của trung tâm NHC Việt Nam.

Việc trị liệu tâm lý là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá là có tác dụng rất hiệu quả với các triệu chứng mất ngủ kéo dài có nguồn gốc từ stress, rối loạn lo âu. Các chuyên gia sẽ tác động đến vùng sâu thẳm của não bộ để giúp bạn giải tỏa mối lo ngại mà đôi khi chính bạn cũng không thể nhận ra. Đã có rất nhiều người bình phục, tìm lại giấc ngủ một cách tự nhiên, không lo biến chứng và ổn định cuộc sống hạnh phúc thường ngày nhờ sử dụng phương pháp này.

Trung tâm tâm lý trị liệu NhHC Việt Nam – nơi giúp bạn xóa tan các triệu chứng mất ngủ dai dẳng

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề mất ngủ về đêm mà nhiều người đang quan tâm. Bệnh lý này vẫn đang ngày một lan rộng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của mỗi người. Hãy chia sẻ các thông tin trên đến với những người thân xung quanh để mọi người nâng cao cảnh giác và có thêm kiến thức bảo vệ cơ thể nhé!

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *