Hậu Quả Của Việc Áp Đặt Con Cái Cha Mẹ Nên Quan Tâm
Hậu quả của việc áp đặt con cái là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm. Bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của con đối với bố mẹ mà còn là nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều thất bại trong tương lai.
Những hậu quả của việc áp đặt con cái bố mẹ nên biết
Trong quan niệm của người Việt, con cái phải sống theo sự sắp xếp và gò ép theo định hướng của bố mẹ là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, quan niệm này cần phải được thay đổi sớm để tránh những hậu quả lâu dài cả về tương lai và sức khỏe của con.
Thực tế, con trẻ đang phải đối mặt với sự áp đặt quá mức từ gia đình và xã hội. Rất ít bố mẹ thực sự hiểu được con cái muốn gì và cần gì. Thay vì lắng nghe con, họ thường có xu hướng kiểm soát và định hướng con phát triển theo kế hoạch đã định hướng sẵn. Tuy nhiên, việc áp đặt quá mức chỉ khiến con cái sống cuộc đời mà bố mẹ mong muốn và sẽ tiếp tục ép buộc con cái của mình thực hiện ước mơ bị cấm đoán, dang dở.
Các bậc làm cha làm mẹ ai cũng muốn con cái được hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, khái niệm này đang bị hiểu sai trầm trọng. Con cái chỉ hạnh phúc thực sự khi được học được làm những công việc mà mình yêu thích. Trong khi đó, các bậc phụ huynh lại cho rằng, ép con học giỏi, học tốt và có công việc ổn định là tạo dựng hạnh phúc cho con.
Về mặt tích cực, việc áp đặt con cái phần nào giúp trẻ nỗ lực trong học tập và tránh xa những thói hư tật xấu. Tuy nhiên nếu không biết cách tiết chế, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả như:
1. Gây ra áp lực gia đình
Gia đình là nơi yên bình và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái. Tuy nhiên nếu cha mẹ áp đặt quá mức, con cái sẽ phải đối mặt với áp lực gia đình. Khác với người lớn, con trẻ cần có môi trường lành mạnh để học tập và phát triển. Áp lực sẽ khiến cho trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy ngột ngạt trong chính căn nhà của mình.
Biết rằng việc răn đe, giáo dục là cần sự nghiêm khắc nhưng áp đặt con cái sẽ khiến trẻ buồn phiền và lo sợ khi trở về nhà. Một thực trạng đáng buồn hiện nay là cả nhà trường và gia đình đều quá khắt khe với các con, hậu quả là trẻ mất đi sự lạc quan, hồn nhiên vốn có.
2. Giới hạn năng lực của con – Hậu quả không ngờ của việc áp đặt con cái
Mục đích của bố mẹ khi áp đặt con cái là mong con nỗ lực học tập để phát triển năng lực. Tuy nhiên, điều này không thực sự giúp ích cho trẻ mà ngược lại còn khiến con trẻ bị giới hạn năng lực. Thực tế, bố mẹ luôn muốn con cái học giỏi để làm bác sĩ, nhân viên ngân hàng hoặc nối nghiệp kinh doanh của gia đình mà không hề biết con thích gì, muốn gì.
Rất nhiều trẻ có năng khiếu về thể thao, âm nhạc, hội họa,… không thể phát huy khả năng của mình mà phải gò bó trong các lớp học thêm. Trong khi đó, trẻ hoàn toàn không có thế mạnh về các môn tự nhiên hay xã hội. Việc áp đặt con cái sẽ khiến trẻ bị giới hạn năng lực và thất bại trong tương lai. Bố mẹ có xu hướng trách móc, chì chiết con cái nhưng không hề biết rằng, chính bản thân là nguyên nhân “giết chết” tương lai của con.
3. Trẻ sống xa cách, tách biệt với gia đình
Thói quen dạy con bằng sự độc đáo và uy quyền thể hiện rõ sự áp đặt của cha mẹ đối với con cái. Đây là đặc điểm thường thấy của phụ huynh Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Khoảng cách thế hệ khiến bố mẹ giữ cách giáo dục cũ mà không hề biết rằng, việc áp đặt sẽ khiến cho con sợ hãi và sống tách biệt, xa cách với gia đình.
Mối liên kết giữa bố mẹ và con cái có vai trò rất quan trọng trong hành trình trưởng thành. Khi gắn kết với gia đình, trẻ mới có thể thoải mái bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình và chia sẻ với bố mẹ tất cả những gì mình đang phải trải qua.
Ngược lại, thói quen áp đặt con cái của các bậc phụ huynh sẽ gây ra hậu quả là trẻ sống tách biệt với gia đình và che giấu những vấn đề đang gặp phải như áp lực học tập, mâu thuẫn với bạn bè, bị bắt nạt, tẩy chay,… Chính vì vậy, cha mẹ cần phải điều chỉnh phương pháp giáo dục để hiểu hơn về tâm lý của con và tạo dựng được mối quan hệ đáng tin cậy.
4. Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý
Một hậu quả nặng nề khác của việc áp đặt con cái là gia tăng các vấn đề tâm lý. Áp đặt con cái vô tình tạo cho con gánh nặng “vô hình”, điều này ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Dần dần, trẻ mất đi sự vui vẻ, lạc quan đúng với lứa tuổi và chìm đắm trong trạng thái u uất, căng thẳng.
Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, trẻ bị bố mẹ áp đặt quá mức sẽ phải đối mặt với những hậu quả như:
- Stress
- Rối loạn lo âu
- Trầm cảm
- Hội chứng Self-Harm
Ngoài ra, việc áp đặt con cái còn khiến trẻ tự ti về bản thân, nhút nhát và không dám thể hiện năng lực bởi bố mẹ luôn cho rằng trẻ không hề có năng khiếu nên bắt buộc phải chăm chỉ học tập. Nhiều bố mẹ còn có những lời nói chì chiết, trách móc khi trẻ không đạt được kết quả học tập cao.
5. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách
Ngoài những hậu quả trên, việc áp đặt con cái còn gây ra hậu quả là ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Những lời nói trách móc nặng nề sẽ khiến cho con bị tổn thương, sợ hãi và căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến con hình thành nhân cách yếu và nhạy cảm quá mức.
Hơn nữa, việc áp đặt con cái cũng khiến cho con không dám bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân nên bố mẹ không phát hiện sớm những suy nghĩ lệch lạc. Dần dần, trẻ mang quan niệm sai lầm bày bước vào tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ được nuôi dạy quá nghiêm khắc và áp đặt rất khó thành công trong cuộc sống vì không có khả năng tự quyết định và thiết kỹ năng quản lý, xử lý tình huống.
Ngoài ra, việc áp đặt con cái đã được xác định có liên quan đến các rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách ái kỷ (bệnh ái kỷ), rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách né tránh. Vì vậy để con được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, bố mẹ nên thay đổi cách giáo dục mang tính áp đặt.
Ngăn chặn hậu quả của việc áp đặt con cái bằng cách nào?
Cách hiệu quả nhất có thể ngăn chặn các hậu quả của việc áp đặt con cái là thay đổi cách giáo dục. Bố mẹ nên nghĩ đến cảm nhận của con trước khi áp đặt con làm bất cứ điều gì. Ở lứa tuổi này, bố mẹ cũng đã phải chịu đựng sự áp đặt từ ông bà. Vì vậy, hãy hiểu cho con cái và tập lắng nghe để biết rõ sở thích, thế mạnh và mong muốn của con.
Nên cho con phát triển theo ý muốn thay vì áp đặt và hoạch định sẵn tương lai cho con cái. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tạo động lực cho con bằng những câu nói khích lệ. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, vẫn cần sự nghiêm khắc để con phân biệt được đúng – sai và đưa ra lời khuyên để con có những quyết định đúng đắn.
Bản thân con trẻ chưa có sự hiểu biết sâu sắc nên đôi khi có những quyết định khá nông nổi. Việc của bố mẹ là hiểu được tâm lý của con và định hướng cho trẻ con đường đúng đắn nhất. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể tham vấn tâm lý để có cách ứng xử, lời nói phù hợp hơn, tránh làm tổn thương tâm lý và khiến trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng.
Hậu quả của việc áp đặt con cái là vấn đề cần phải quan tâm. Để ngăn chặn những hậu quả về lâu dài, bố mẹ cần điều chỉnh cách giáo dục phù hợp và học cách hiểu tâm lý con cái. Nếu có phương pháp giáo dục đúng đắn, bố mẹ vừa có thể giúp trẻ phát triển năng lực vừa rèn cho con những tính cách tốt.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!