Hậu Quả Của Việc Thiếu Tự Tin Trong Cuộc Sống Bạn Nên Lưu Ý
Thực tế, không phải ai cũng hiểu được những hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống. Nhiều người lầm tưởng, tự ti và nhút nhát không ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và các mối quan hệ. Nhưng ngược lại với suy nghĩ này, những tính cách tiêu cực chính là “hòn đá” cản trở con đường thành công của mỗi người.
Những hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống
Tự tin là tính cách rất cần thiết trong cuộc sống. Với tính cách này, bạn sẽ dễ dàng thể hiện quan điểm của bản thân, dám nghĩ dám làm, biết cách nhìn nhận và sửa đổi những điểm còn hạn chế. Có thể nói, tự tin chính là chiếc chìa khóa toàn năng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Người tự tin thường toát ra năng lượng tích cực, thu hút và hấp dẫn những người xung quanh. Họ không ngần ngại khó khăn và cũng không trốn tránh những điểm hạn chế của bản thân mà luôn đối mặt với mọi thứ, nỗ lực, tìm tòi để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Sự tự tin không chỉ giúp bạn nổi bật trong công việc, học tập mà còn giúp bạn chủ động trong tình yêu và các mối quan hệ với người thân, bạn bè.
Ngược lại với sự tự tin là thiếu tự tin hay còn gọi là tự ti. Người tự ti thường không có sự tin tưởng vào bản thân, luôn đánh giá thấp năng lực, ngoại hình và những khía cạnh khác của chính mình. Thiếu tự tin chính là “hòn đá” cản trở con đường đi đến thành công và đôi khi khiến bạn thụt lùi về phía sau.
Nhiều người không ý thức được hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống và cho rằng bản thân đang có cuộc sống ổn định. Họ thường không thích sự thay đổi và chọn một cuộc sống an toàn mà không hề biết rằng bản thân đang phải đối mặt với nhiều hậu quả về lâu dài.
Những hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống bạn nên biết:
1. Không thể hiện được năng lực của bản thân
Hậu quả đầu tiên của việc thiếu tự tin là không thể hiện được năng lực của bản thân. Với những người tự tin, họ rất mạnh dạn trong việc bày tỏ quan điểm và ý kiến cá nhân. Trong các cuộc họp, họ không bao giờ né tránh và luôn có đóng góp ý kiến để tìm ra hướng xử lý chung.
Những người tự tin dù năng lực không quá xuất sắc nhưng vẫn được đánh giá cao bởi sự nhiệt huyết, năng nổ và thái độ cầu tiến. Những tính cách này chính là “điểm cộng” giúp họ tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và ngày càng khẳng định được vị trí vững chắc trong công việc.
Khi còn đến trường, việc thiếu tự tin cũng khiến bạn không thể hiện được năng lực. Nhiều học sinh biết rõ câu trả lời và có những ý tưởng thú vị nhưng thường né tránh không phát biểu vì tự ti. Tuy nhiên trong môi trường giáo dục, học sinh thường có các bài kiểm tra nên việc thiếu tự tin không ảnh hưởng quá nhiều như trong công việc.
Thực tế, rất nhiều người có năng lực nhưng thiếu tự tin về bản thân nên không dám bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng. Họ chọn những công việc ổn định, ít va chạm để có nguồn thu nhập ổn định thay vì làm các công việc có khả năng thăng tiến và phù hợp với năng lực của bản thân.
2. Bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá
Người thiếu tự tin thường bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc sống. Khi được người khác đề bạt và trao cơ hội để thể hiện bản thân, họ thường từ chối vì không có lòng tin và nghĩ rằng bản thân sẽ thất bại. Ngoài ra, những người thiếu tự tin cũng e ngại trong việc thử những vai trò mới vì họ sợ sẽ làm không tốt và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Việc từ chối tất cả cơ hội trong cuộc sống sẽ khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội quý giá để có thể khẳng định bản thân và có nguồn thu nhập ổn định hơn. Ngoài công việc, tự ti cũng khiến cho bạn đánh mất những cơ hội trong việc học tập và các mối quan hệ tình cảm.
Thực tế, những người tự ti luôn sợ thất bại và họ không có lòng tin ở bản thân. Đây có thể là hậu quả do cách giáo dục không phù hợp hoặc do đã phải trải qua rất nhiều thất bại trong cuộc sống. Ngoài ra, khi sống chung với cha mẹ độc hại, trẻ lớn lên cũng có thể thiếu tự tin vì thường xuyên phải đối mặt với những lời trách móc, chì chiết.
3. Khó thăng tiến trong công việc
Ngoài chuyên môn, những kỹ năng mềm cũng có vai trò quan trọng trong công việc. Nếu như người tự tin luôn biết cách học hỏi, tìm tòi và không ngại cải thiện bản thân thì những người thiếu tự tin luôn né tránh những việc khó khăn vì nghĩ bản thân không đủ sức. Hơn nữa, tự ti cũng khiến cho họ trở nên nhút nhát và ngại tranh luận trong các cuộc họp.
Những người thiếu tự tin thường không nhận được sự tin tưởng của cấp trên và đồng nghiệp. Trong khi đó, người có tính cách tự tin luôn nổi bật trong mọi tình huống. Với tính cách cầu tiến và không ngừng nỗ lực, những người tự tin sẽ đạt được nhiều thành công và nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp.
Ngược lại, tính cách nhút nhát và tự ti có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội để khẳng định bản thân. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến việc thăng tiến trong công việc. Đa phần những người thiếu tự tin vào bản thân không có tham vọng thăng tiến mà chỉ muốn duy trì cuộc sống ổn định. Họ thường lựa chọn những công việc ổn định và ít phải cạnh tranh.
Những người tự ti thường có kỹ năng giao tiếp kém. Khi phỏng vấn xin việc hay trình bày dự án, họ thường mắc phải các lỗi như nói chuyện không lưu loát, mạch lạc, lúng túng, lời nói không thể hiện được chính xác ý muốn của bản thân,… Do đó, nhà tuyển dụng hoặc cấp trên thường nghi ngờ năng lực của họ mặc dù họ có kiến thức tốt và có tiềm năng phát triển.
4. Gặp khó khăn khi kết bạn
Những người tự ti thường có ít bạn bè do gặp nhiều khó khăn trong việc kết bạn. Trong khi đó, sự tự tin như một thỏi nam châm giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút ánh nhìn của mọi người. Công bằng mà nói, những người tự tin luôn có một sức hút rất đặc biệt. Sức hút này giúp họ có nhiều bạn bè và dễ dàng mở rộng các mối quan hệ.
Ngược lại, người thiếu tự tin và nhút nhát sẽ gặp khó khăn trong vấn đề này. Đa phần những người bạn có được đều là bạn bè cùng lớp, cùng trường hoặc là những người đồng nghiệp lâu năm. Khó khăn khi kết bạn thường bắt nguồn từ tâm lý thiếu tự tin và thiếu các kỹ năng xã hội như giao tiếp, tranh luận, kỹ năng hiểu cảm xúc thông qua biểu cảm khuôn mặt,… Hơn nữa, việc ngại chia sẻ những vấn đề riêng tư cũng tạo ra khoảng cách khiến họ khó thân thiết với những người xung quanh.
Nếu tình trạng thiếu tự tin gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập và kết bạn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và khiến trẻ lớn lên với những thiếu sót về kỹ năng xã hội. Chính vì vậy ngoài việc khuyến khích trẻ học tập, gia đình cũng cần có những biện pháp giáo dục nhằm trang bị cho trẻ các kỹ năng mềm cần thiết.
5. Đánh mất người mà mình yêu thương
Thiếu tự tin không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp và bạn bè mà còn khiến bạn đánh mất tình yêu thực sự. Trong tình yêu, việc chủ động là vô cùng cần thiết bởi đôi khi đối phương không thể hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Nếu tự ti không dám thể hiện tình cảm, bạn có thể đánh mất đi người mà mình thật sự yêu thương.
Nhiều người từ bỏ người yêu vì nghĩ rằng bản thân không xứng đáng và đối phương nên kết hôn với một người tốt hơn. Để rồi thứ mà bạn nhận lại được sự hối tiếc và thất vọng về bản thân vì không dám theo đuổi tình yêu. Bỏ lỡ tình yêu để lại tổn thương sâu sắc và đôi khi tạo ra rào cản khiến bạn không dám tiến xa hơn với bất cứ ai.
6. Không dám theo đuổi đam mê
Hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống là không dám theo đuổi đam mê. Những người tự ti và nhút nhát thường học tập, làm việc theo định hướng và sự sắp xếp của gia đình. Họ sợ phải tự mình quyết định và không dám theo đuổi đam mê của bản thân.
Để lựa chọn giữa đam mê và sự nghiệp là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu từ bỏ đam mê chỉ vì thiếu tự tin, chắc chắn bạn sẽ phải nuối tiếc vì quyết định của mình. Những người dám sống với đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê của chính mình thường có bản lĩnh, tự tin và mạnh mẽ. Dù thành công hay thất bại, họ đều cảm thấy nhẹ nhàng vì bản thân đã không yếu đuối từ bỏ và đã nỗ lực hết mình.
Trên thực tế, có rất nhiều người tài năng nhưng không dám theo đuổi đam mê vì nhiều lý do bao gồm cả việc thiếu tự tin. Họ lựa chọn cuộc sống ổn định để tránh những sự việc xảy ra không mong muốn. Tuy nhiên, bỏ lỡ cơ hội và đam mê chính là sự nuối tiếc lớn nhất. Vì vậy nếu không có lý do gì đặc biệt, đừng nên từ bỏ đam mê của chính mình chỉ vì thiếu tự tin vào bản thân.
7. Thiếu tự tin khiến chúng ta tự giới hạn bản thân
Thiếu tự tin khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá và tự giới bạn bản thân. Thay vì chấp nhận những nhiệm vụ khó nhằn để có cơ hội học hỏi, tìm tòi và cải thiện bản thân, không ít người từ chối vì thiếu tự tin và nghĩ rằng bản thân chắc chắn sẽ thất bại. Nếu như không cho bản thân cơ hội được thử, bạn sẽ không biết được mình có thể nỗ lực đến đâu.
Rất nhiều người tự giới hạn bản thân vì tính cách tự ti, nhút nhát và không tin tưởng vào chính mình. Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, người thiếu tự tin luôn đặt ra giới hạn nhất định để tránh thất bại và những tình huống xảy ra không như mong muốn. Tuy nhiên, điều này khiến cuộc sống diễn ra trong một khuôn khổ gò bó, không có cơ hội phát triển và hoàn toàn không có bất cứ trải nghiệm nào mới mẻ.
8. Cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán
Cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán là hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống. Người tự tin thường không ngại khó khăn và luôn muốn cải thiện bản thân với những thử thách, cơ hội mới. Trong khi đó, người thiếu tự tin có xu hướng né tránh và lựa chọn những phương án an toàn.
Về lâu dài, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và buồn bã. Những người thiếu tự tin và nhút nhát không dám thay đổi bản thân, công việc, bạn bè và thậm chí là người yêu. Họ lo sợ sẽ đánh mất những thứ đang có và không thể tìm kiếm những thứ tốt đẹp hơn. Kết quả là phải đối mặt với cuộc sống nhàm chán và thiếu đi những trải nghiệm quý báu.
9. Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
Ngoài những hậu quả đối với cá nhân của mỗi người, thiếu tự tin trong cuộc sống còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nếu như tất cả mọi người đều tự ti và nhút nhát, xã hội có thể phát triển thụt lùi. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ xây dựng tính cách tốt như tự tin, mạnh mẽ, bản lĩnh, lạc quan,… là điều rất cần thiết bên cạnh việc nâng cao kiến thức.
Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và xã hội, các gia đình cũng cần thay đổi phương pháp giáo dục. Thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn giữ lối giáo dục lạc hậu khiến trẻ bị gò bó và không thể phát triển theo ý muốn của bản thân. Vì đã quen với sự sắp xếp của bố mẹ nên trẻ thường nhút nhát và thiếu tự tin khi bước vào đời.
Lời khuyên cho những người thiếu tự tin trong cuộc sống
Thiếu tự tin gây ra nhiều hậu quả đối với cuộc sống của cá nhân nói chung và xã hội nói riêng. Để trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn và có cơ hội để thể hiện năng lực, người thiếu tự tin nên:
- Trước tiên, cần thay đổi suy nghĩ của bản thân. Nên nhận thức những lợi ích của sự tự tin và ý thức được hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống. Có như vậy, bản thân mỗi người mới có động lực để vượt qua sự nhút nhát và bản lĩnh hơn.
- Trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực của bản thân. Khi có năng lực, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn và hiểu ý của cấp trên trong các kế hoạch, dự án.
- Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị các kỹ năng mềm để xử lý tốt những tình huống xảy ra trong công việc cũng như cuộc sống. Thông qua cách xử lý vấn đề, cấp trên sẽ có những đánh giá về sự nhạy bén, linh hoạt của bạn bên cạnh vấn đề chuyên môn.
- Đặc điểm chung của những người tự tin, nhút nhát là hay để ý đến ánh mắt và lời nói của người khác. Để tự tin hơn, bạn không nên chú ý đến lời nói, ánh mắt của những người xung quanh. Thay vào đó, hãy nỗ lực hoàn thiện mình và luôn cố gắng, cầu tiến trong công việc.
- Ngoài vấn đề năng lực và kỹ năng mềm, bạn cũng có thể gia tăng sự tự tin bằng cách chăm sóc cho ngoại hình. Hãy bắt đầu bằng việc có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ thái độ sống tích cực và ngủ đủ giấc. Lối sống khoa học sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng, làn da, qua đó gia tăng sự tự tin khi đứng trước đám đông.
- Nếu không tự mình vượt qua được sự nhút nhát và tự ti, bạn nên chia sẻ với bạn bè và gia đình để được thấu hiểu, đồng cảm. Trong trường hợp cần thiết, có thể tham vấn tâm lý để các chuyên gia giúp đỡ bạn gia tăng sự tự tin trong cuộc sống và gạt bỏ những tính cách tiêu cực như bi quan, tự ti, nhút nhát, chán nản,…
Khi có hiểu biết sâu sắc về hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống, bạn sẽ ý thức được phải thay đổi bản thân. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và chuyên gia tâm lý. Thay đổi tính cách là một quá trình dài và khó khăn nhưng đây là điều cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tham khảo thêm:
có cách nào giúp mình tự tin hơn không. em vừa nhát gái vừa rất lúng túng trước đám đông mà mãi chưa khắc phục được
thực ra việc bạn thiếu tự tin kia cũng tại vì bạn sợ những ánh mắt người khác nhìn vào mình, sợ người ta nói dèm pha về mình, bàn luận về mình
anh nói đúng quá, lúc em đứng trước bạn gái mới quen hay đám đông thì luôn có 1 suy nghĩ trong đầu là không biết người ta đang nghĩ gì về mình, bàn gì về mình, có chê bai mình không nên rất lo lắng như vậy
bạn nên thoải mái điều này ra, thay đổi suy nghĩ, nếu đứng trước đám đông thì bạn không nhất thiết phải nhìn lại phía họ, bạn có thể tập trung vào một điểm gì đó để nhìn để không phải phân tâm vào ánh mắt của người khác
em cũng đã từng cố như vậy nhưng vẫn bị phân tâm
thế thì nên tập thuyết trình trước 1-2 người, có thể nhờ bạn bè cũng được sau đó có thể luyện dần ở những buổi gặp nhau đông người dần dần quen ý mà
đi gặp gỡ giao lưu nhiều vào bạn, tự bạn sẽ mạnh dạn hơn
em cũng ít bạn nên việc giao lưu cũng không được nhiều
thế mới cần giao lưu với những bạn mới, kể cả mới quen cũng hay giao lưu thành thân, như vậy bạn mới khắc phục được điểm yếu của mình
trước mình cũng như bạn mà sau này đi học giao lưu bạn bè mới rồi thuyết trình trước lớp mấy lần, hồi đó học phân nhóm thuyết trình mà, mấy lần đầu còn lắp ba lắp bắp sợ sai sợ này nọ nhưng sau mấy lần đó về mình lại cảm thấy vượt qua được rào cản bản thân và từ đó thì mình cũng bạo dạn hơn rất nhiều
em mỗi lần học nhóm mà thuyết trình thì em toàn để bạn em làm cái này
giờ bạn phải dần dần học cái đó đi, thuyết trình nâng tự tin giao tiếp của mình đấy, phải làm phải va vào mỡi nâng cao hơn được
thiếu tự tin do từ bé đã có tính cách nhút nhát rụt rè, bậc cha mẹ đang nuôi dậy còn không nên bao bọc con quá
đúng, phải cho va chạm nhiều với thế giới bên ngoài để cho mạnh dạn hơn
mình cho con đi học tiếng anh, ở đó có hoạt động ngoài trời, giao tiếp với người nước ngoài và nhiêu hoạt động năng động lắm, cho học ở đấy vừa bổ ích nhiều lại vừa khỏe người là kỹ năng giao tiếp cũng được nâng tầm
giống tôi thế, cả 2 đứa đều cho lớp tiếng anh luôn, giờ về nhà gặp ai cũng nói xa xả nhiều đến mức phải bảo con nói ít thôi
cô mình dạy con cũng kiểu bảo bọc nên giờ thắng bè gặp người là nhát lắm, toàn trốn trên gác, mỗi lần khách đến là chỉ chào rồi chuồn thảng lên gác luôn, khách hỏi cũng chả trả lời
cô bạn chắc là người cầu toàn
sao bạn biết hay vậy,cầu toàn lắm luôn và rất cẩn thận ý
vì cầu toàn thì thường ít cho con ra ngoài vì lo con bị này bị kia rồi không may đủ thứ nên xảy ra thế đấy
uầy, phân tích như nhà tâm lý học thế
đâu vì mình từng gặp trường hợp tương tự thế rồi mà
trung tâm có thể giúp con tôi mạnh dạn hơn được không cả ngày nó ở nhà chỉ ở trong phòng chơi game, khách đến cũng không quan tâm, ai nói gì thì lại sợ sệt tôi chả biết con tôi bi sao nữa
Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của ban, có thể con bạn đang gặp bất ổn tâm lý do nguyên nhân tiêu cực nào đó. Để rõ tình trạng con bạn hơn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn rõ hơn nhé.
bé thiếu tự tin còn có thể nghĩ là tâm lý còn non trẻ chứ lớn mà nhút nhát thiếu tự tin thì đúng là bất ổn tâm lý rồi
nhưng mà người lớn khắc phục dễ hơn trẻ nhỏ
không nói đến chuyện khắc phục dễ hay không mà nói đến chuyện mọi người nên nhận ra bất ổn tâm lý ở người lớn nếu còn sự nhút nhát, thiếu tự tin
anh của bạn thân tôi đúng kiểu như vậy, nhát lắm, nhiều hôm tôi sang chào hỏi có chút mà đi thẳng vào trong phòng luôn, đến giờ ăn cơm thì đợi mọi người ăn hết rồi mới ra ăn, xong có người bảo bị trầm cảm làm gia đình suy nghĩ vì không biết thông tin gì bệnh này, cuối cùng đi khám thì đúng là trầm cảm thật
đấy, tôi bảo rồi mà trốn tránh nhút nhát thiếu tự tin cũng là biểu hiện của một số vấn đề tâm lý mà
xong phải đi chữa mất đúng năm trời mới ổn định lại được, để nặng quá