Cách Nói Chuyện An Ủi Người Trầm Cảm Giúp Họ Vực Dậy Tinh Thần
Nên nói chuyện an ủi người trầm cảm như thế nào để giúp họ vực dậy tinh thần, lấy lại niềm tin trong cuộc sống, nở lại nụ cười rạng rỡ trên môi là điều đang được rất nhiều người tìm kiếm. Thực tế thì đây là điều không hề dễ dàng, thậm chí còn có phần khó khăn nhưng chính sự kiên trì, chân thành và quan trọng nhất là sự lạc quan từ bạn sẽ sưởi ấm tảng băng trong lòng những bệnh nhân trầm cảm.
Nên nói chuyện an ủi người trầm cảm thế nào để họ vực dậy tinh thần?
Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng đáng sợ, nó giống như một sợi thép gai cuốn quanh cơ thể mà chúng ta không thể nào vùng vẫy thoát ra được, khắp cơ thể chỉ toàn những vết sẹo do sợi dây đó để lại. Khi đã hết sức lực, người bệnh sẽ chẳng còn thiết làm gì, cứ để mặc sợi dây cuốn quanh người, sống một cuộc đời vô vị còn lại. Kể cả khi có một bàn tay đưa ra giúp tháo gỡ nhưng họ lại lo lắng sợi thép gai sẽ cứa vào da thịt một lần nữa nên từ chối sự giúp đỡ.
Làm bạn với người bị trầm cảm thực sự là khó khăn bởi họ mang những năng lượng tiêu cực khiến chính những người xung quanh cũng dễ dàng bị ảnh hưởng. Nói chuyện an ủi người trầm cảm cần phải thận trọng vì nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến người bệnh suy nghĩ nhiều hơn, tình trạng bệnh tệ hơn. Những người xung quanh cũng cần thực sự kiên trì, chân thành để lan truyền sự tích cực cho bệnh nhân trầm cảm. Vậy nên nói chuyện an ủi người trầm cảm để họ vực dậy tinh thần?
Đừng nói “cố gắng lên” hãy nói “Hôm nay bạn đã làm tốt rồi”
Nếu bạn nghĩ người bị trầm cảm “cố gắng lên” tức là đã phủ nhận nỗ lực của họ, mặt khác đây cũng chỉ là câu nói vô thưởng vô phạt, chẳng mang lại ý nghĩa gì với các bệnh nhân trầm cảm. Thực tế họ đã cố gắng rất nhiều, cố gắng làm mọi cách để thoát ra khỏi sự tồi tệ trong tâm trí, cố gắng mỉm cười nhưng càng cố gắng họ lại càng cảm như nghẹt thở, mệt mỏi, giống như trượt chân xuống một hố cát lún không đáy vậy.
“Cố gắng lên, “tích cực lên” hay “suy nghĩ thoáng ra đi” là những câu nói cực kỳ vô nghĩa với không chỉ các bệnh nhân trầm cảm, mà đối với bất cứ ai đang buồn cũng vậy. Không phải bảo tích cực lên là họ có thể tích cực được, nếu vậy thì đã chẳng sinh ra trầm cảm. Chính bởi vì đã từng cố gắng mà không có kết quả nên bản thân họ mới buông bỏ tất cả, để mặc mọi thứ đến đâu thì đến hay muốn chấm dứt cuộc sống càng sớm càng tốt.
Điều quan trọng khi nói chuyện với người trầm cảm chính là khích lệ tinh thần bằng cách công nhận những nỗ lực của họ. Khi nói chuyện an ủi người trầm cảm hãy nói rằng hôm nay bạn đã làm tốt rồi, hôm nay đã tốt hơn hôm qua. Đôi khi chính họ cũng chẳng nhận ra rằng bản thân mình đã làm tốt nên cần một người chỉ ra và khích lệ để họ có niềm tin và tiến về phía trước.
Tuy nhiên bạn cũng cần nhìn nhận sự nỗ lực của họ để đưa ra lời khích lệ phù hợp. Người trầm cảm cực kỳ nhạy cảm, nếu bạn chỉ đưa ra những lời khen sáo rỗng, vô nghĩa họ sẽ nhận ra ngay và cảm thấy như bị lừa dối một lần nữa. Vì vậy hãy cố gắng chỉ ra những thay đổi tích cực của họ được thể hiện rõ ràng nhất, tránh thể hiện hay nói về điều gì quá xa xôi.
Khi nói chuyện an ủi người trầm cảm hãy nói “luôn có tôi ở bên cạnh bạn”
Một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều người bị trầm cảm chính là họ cảm thấy cô đơn, không có ai để chia sẻ, để giải tỏa những lo lắng, căng thẳng, bức bối. Những điều tiêu cực nếu không được loại bỏ sẽ sớm tích tụ trong người giống như một loại độc tố, lan đi khắp mọi cơ quan và hủy hoại cơ thể dần dần. Vì vậy lúc này, rất cần một người có thể sẵn sàng bên cạnh lắng nghe mọi chia sẻ, buồn bã, lắng lo của những bệnh nhân trầm cảm.
Khi nói chuyện an ủi người trầm cảm, hãy luôn cho họ biết rằng họ không hề cô đơn. ” Đừng lo lắng gì cả, mình luôn ở ngay bên cạnh bạn”. Một câu nói tuy đơn giản nhưng cũng có thể đủ sưởi ấm tâm hồn đang băng giá của những người bị trầm cảm. Hãy nói cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, muốn hiểu hơn về họ, muốn giúp đỡ họ. Quan trọng là bạn cần thực sự chân thành, đừng nói những gì quá cao siêu, hãy nói những gì đơn giản và gần gũi nhất.
Tuy nhiên như đã nói, bản thân người bị trầm cảm cực kỳ tiêu cực và những cảm xúc ấy có thể lan ra cho những người xung quanh một cách dễ dàng. Đôi lúc bản thân bạn cũng cảm thấy ngột ngạt và ám ảnh bởi những câu chuyện của họ. Vì vậy để tránh bị ảnh hưởng, chính bản thân bạn cũng phải học cách giải tỏa cảm xúc, giữ tinh thần luôn tích cực, vui vẻ thì mới có thể đồng hành giúp đỡ các bệnh nhân trầm cảm lâu dài.
Chú tâm lắng nghe
Khi một người trầm cảm đã quyết định mở lòng chia sẻ cùng bạn chứng tỏ họ đã cảm nhận được an ủi, nhận được những năng lượng tích cực từ bạn. Một lưu ý khi nói chuyện an ủi người trầm cảm chính là hãy cố gắng chú tâm lắng nghe những chia sẻ từ họ, tránh bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh như điện thoại, tin nhắn hay bất cứ điều gì khác. Điều này có thể làm giãn đoán câu chuyện và khiến người bệnh nghĩ rằng bạn không quan tâm họ, cảm thấy lạc lõng trong câu chuyện của mình và sẽ khép lòng lại lần nữa.
Bạn có thể tắt điện thoại, tìm kiếm những nơi thoáng đãng, yên tĩnh để dễ trò chuyện, chia sẻ với người bạn của mình hơn. Lắng nghe và có thể đặt mình vào chính câu chuyện để có thể đưa cho người bệnh những lời khuyên hữu ích. Những cũng có đôi lúc, bản thân người bệnh chỉ cần một người lắng nghe và đồng cảm với mình và ít nhất bạn cần hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Hạn chế việc đưa ra những ý kiến đối lập với điều mà họ muốn bởi người bệnh rất cần một sự đồng cảm, coi trọng những điều nỗ lực của họ chứ không phải là chỉ ra các thiếu sót, cho rằng họ không đúng. Nếu bạn nói rằng “cậu làm vậy cũng có lý nhưng mà tớ nghĩ.. ” thì cũng giống như đã đẩy họ ra bờ vực một lần nữa.
Đừng hỏi trực tiếp vào vấn đề
“Sao cậu lại bị như vậy, nguyên nhân là gì”, ” Vì sao cậu lại buồn, chuyện đó có gì đâu”.. Bạn không thể đi trực tiếp vào các vấn đề và bắt người bệnh phải trả lời mình ngay được, bởi điều này hầu như không có tác dụng. Nếu họ có thể định nghĩa vì sao họ buồn, biết được cảm xúc của bản thân hiện tại là gì, biết phải làm gì thì họ sẽ không trở nên chán chường và tuyệt vọng như thế.
Dù vậy bạn vẫn cần khơi gợi sự chủ động từ người bệnh, vì vậy hãy tạo cho họ một khoảng không gian thoải mái để chính bản thân họ có thể mở lòng chia sẻ. Chẳng hạn bạn có thể hỏi rằng “ngày hôm nay của bạn thế nào, mình ở đây để lắng nghe bạn” hay ” mặc dù không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng lúc nào mình cũng sẵn sàng bên cạnh và giúp đỡ bạn”.
Khi nói chuyện an ủi người trầm cảm hãy nói ” Bạn rất quan trọng”
Bản thân người trầm cảm cũng thường cho rằng không ai cần họ, cho rằng mình thật vô dụng nên mới không có ai yêu thương hay quan tâm mình. Vì vậy hãy nói rằng họ thật quan trọng với một ai đó, có thể là bản thân bạn, gia đình hay với cả những người xung quanh. Đây thực sự sẽ là một chiếc phao cứu sinh, có thể kéo họ ra khỏi vũng bùn lầy nhầy nhụa, là tia sáng trong cuộc đời tối tăm của họ.
Chẳng hạn ở những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, đứa con chính là điều tuyệt vời nhất để kéo người mẹ trở về với cuộc sống. Bởi bản thân người bệnh biết rằng nếu không có mình đứa con sẽ khổ, mình rất quan trọng với đứa bé. Bởi vậy mà họ cố gắng sống, cho dù với cuộc đời vật vờ nhưng sẽ không bỏ cuộc để đảm bảo cho đứa bé một cuộc sống tốt đẹp nhất.
Vì vậy hãy luôn nhấn mạnh rằng người bệnh thực sự rất quan quan trọng, họ không cô đơn, không phải là gánh nặng. Vẫn có rất nhiều người quan tâm, yêu thương, sẵn sàng bên họ bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể chỉ ra rằng vì sao họ lại quan trọng như thế, chẳng hạn nói rằng “Nếu không có cậu, ai sẽ đi ăn lẩu với tớ vào ngày mưa, ai sẽ cho lũ mèo hoang ăn, ai sẽ chăm sóc cho những bông hoa trước nhà”. Chỉ những điều đơn giản như vậy cũng đủ để an ủi tinh thần người bệnh rất nhiều.
Lan truyền những năng lượng tích cực khi nói chuyện an ủi người trầm cảm
Người bị trầm cảm thường được bác sĩ khuyến khích làm bạn, nói chuyện với những người tích cực để được lan truyền năng lượng này hoặc chí ít là để không phải hấp thụ thêm những điều tiêu cực. Vì vậy bạn cần phải luôn giữ tinh thần, cố gắng điều chỉnh sự lạc quan, tích cực để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn thực tế cũng chẳng cần phải cố gắng kể chuyện cười, cố gắng bày trò để người bệnh vui bởi đôi khi những điều ấy cũng trở nên vô nghĩa với bệnh nhân trầm cảm. Hãy thực sự thoải mái là chính bạn, không cần phải cố tỏ ra là mình hài hước, chỉ cần là bạn không nói về những thứ tiêu cực. Chẳng hạn khi thấy trời sắp mưa gió bão bùng, thay vì nói rằng “hôm nay trời mây đen âm u, buồn quá” thì bạn có thể nói rằng ” sắp mưa rồi, lãng mạn nhỉ” hay ” mưa xuống thì cây cối sẽ tốt tươi lắm đó”.
Đừng phủ nhận cảm xúc của họ
Trong mắt của những người trầm cảm, tất cả mọi thứ xung quanh đều mang một màu sắc đen tối, đều đang chống lại họ. Chính bởi vậy đôi khi họ có những cảm xúc, đánh giá và những cái nhìn không được đúng đắn, theo một chiều hướng quá tiêu cực. Là một người đóng vai trò lắng nghe, nếu muốn nói chuyện an ủi người trầm cảm bạn cần phải chấp nhận và không nên phủ nhận những cảm xúc từ họ.
Thực tế rằng bạn không thể nào hiểu hết được rằng họ đã trải qua điều gì nên không thể nào đưa cái nhìn của mình vào đánh giá. ” Chuyện ấy có gì đâu mà buồn, cậu chỉ cần quên nó đi thôi” chỉ cần nói một câu này cũng đủ để bạn phủi bỏ hết những nỗ lực mở lòng chia sẻ của bệnh nhân trầm cảm.
Bởi vậy, thay vì đưa ra các đánh giá quá vội vàng, trước hết bạn cần hoàn thành vai trò là “một người lắng nghe”. Nếu muốn an ủi người bệnh, bạn có thể nói rằng “điều ấy thật khó khăn với bạn, thật tiếc vì bạn đã trải qua điều này”. Chấp nhận và xoa dịu cảm xúc của người bệnh chính là điều bạn cần làm nếu muốn giúp đỡ những bệnh nhân trầm cảm.
Nói chuyện an ủi người trầm cảm trên nhiều “mặt trận”
Trầm cảm không phải một căn bệnh đơn giản, có những người phải điều trị 6 tháng, có người 1 năm, có người 2 năm. Có những người trải qua đợt trầm cảm này nhưng lại tái phát đợt trầm cảm khác nên vẫn phải duy trì gặp gỡ bác sĩ suốt cả đời. Bởi vậy nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ nói chuyện an ủi người trầm cảm thì cần thực sự phải kiên trì, không phải cứ nói chuyện chia sẻ ngày một ngày hai là có thể khỏi bệnh.
Không chỉ trò chuyện trực tiếp mà bạn còn cần liên kết, tương tác với người bệnh thông qua các phương tiện khác như online, gọi điện nhắn tin hay qua mạng xã hội mỗi khi không thể gặp nhau được. Một tin nhắn chúc buổi sáng tốt lành vào đầu ngày, một tin nhắn hỏi ngày hôm nay của bạn thế nào cũng đủ để bệnh nhân cảm thấy được bạn đang thực sự quan tâm họ. Hãy nhắc nhở rằng luôn có người bệnh cạnh họ nên họ có thể hoàn toàn an tâm.
Để nói chuyện an ủi người trầm cảm cũng không phải là điều dễ dàng nhưng chính sự chân thành, nhiệt huyết, lạc quan từ bạn sẽ kéo người bệnh trở lại ánh sáng của hy vọng. Ngoài ra người bệnh cũng vẫn cần tiếp nhận trị liệu tâm lý, gặp gỡ chuyên gia kết hợp với thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn mới có thể đảm bảo hết bệnh nhanh chóng nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình giúp đỡ những người mắc bệnh trầm cảm.
người trầm cảm cần nhất là sự đồng cảm và thấu hiểu của người thân
chuẩn, chỉ có đồng cảm và thấu hiểu họ mới có thể giúp họ chữa lành được vết thương bên trong
biết đã đành có trường hợp còn không biết bị trầm cảm, người trầm cảm thì cứ giấu diếm ý
có quan tâm thì sẽ nhận ra hết thôi, thực ra trầm cảm cũng có nguyên nhân từ phía người thân mà
quan tâm rồi, chiều chuộng vẫn mắc trầm cảm mà, như nhà bạn mình 2 vợ chồng thương con lắm, chiều con kinh khủng vậy mà thế nào thấy cháu cứ lầm lầm lì lì không ăn uống nhiều thế là cho đi khám lại ra trầm cảm
quan trọng cách quan tâm thế nào là đúng, không phải cứ nuông chiều là tốt đâu, đôi khi hay lắng nghe ý kiến của con xem con muốn gì, cần gì, tình thương là chưa đủ mà phải luôn sát cánh cùng con mới được, nhiều bé nhạy cảm cũng rất dễ trầm cảm nên việc quan tâm phải làm đúng cách
vợ mình mới sinh cũng gặp hiện tượng trầm cảm sau sinh, mình thì cứ đi làm miệt mài, cũng may mẹ mình có kinh nghiệm nên biết cách quan tâm thế là cũng tự hết trầm cảm sau sịnh luôn
đấy, có mẹ tâm lý sướng nhất bác
nhất nhủng gì đâu, chỉ là có kinh nghiệm trong chuyên chăm sóc người sau sinh thôi mà
thế là được rồi, nhiều người không được sướng như bạn đâu
chữa trầm cảm không chỉ đến từ bác sĩ chuyên gia mà cần có sự đồng hành của người thân trong gia đình nữa
chăm người trầm cảm cũng mệt phết đấy
tất nhiên, người trầm cảm mệt 1 thì người chăm mệt 10
cá nhân mình không thấy mệt vì đó chính là người mình yêu thương nhất mà
em cũng yêu thương mẹ em nhất đây mà nhiều lúc chăm stress phết đấy
streess là đúng rồi vì cái này cần sự nhẫn nại, kiên nhẫn và nhẹ nhàng mà
anh cũng từng như thế hả
ừ chứ sao nên mình biết cảm giác đó
tưởng trên này có mỗi mình mình là chăm người trầm cảm, hóa ra cũng có đồng bọn
chăm được là cả một nghệ thuật đó nên là không dễ dàng rồi
có nên vừa dùng thuốc vừa dùng tâm lý tri liệu chữa trầm cảm không nhỉ
nặng quá thì nên kết hợp cả 2
người nhà tôi bị trầm cảm 3 năm nay dùng thuốc không ăn thua chỉ cải thiện được thời gian lại bị lại nên đang tính chuyên phương pháp này
tái lại mấy lần rồi bạn
lần này lần 3 rồi
thế thì ở mức nặng rồi, mỗi lần tái lại là bệnh nặng thêm một chút do nó vẫn còn tiềm ẩn trong tâm trí mà
ok em liên hệ trung tâm luôn, sốt ruột lắm rồi
Chào bạn, việc trị liệu trầm cảm có dùng thuốc và kết hợp với tâm lý trị liệu được bạn nhé, khi tình trạng thuyên giảm thì có thể giãn thuốc ra dần dần rồi bỏ hẳn và chỉ dùng tâm lý trị liệu là có thể dứt điểm được tình trạng. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn rõ hơn nhé.
Một liệu trình chữa trầm cảm kéo dài bao lâu
Chào bạn, tùy từng tình trạng mỗi người sẽ có thời gian trị liệu khác nhau. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn rõ hơn nhé.