Làm Sao Để Rèn Luyện Thói Quen Suy Nghĩ Tích Cực?
Suy nghĩ tích cực có thể làm cuộc sống của bạn trở nên đơn giản nhẹ nhàng, góp phần vào sự thành công ở hiện tại và cả tương lai. Tuy nhiên để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực không phải là điều dễ dàng, đặc biệt ở những người vốn đã có có xu hướng tiêu cực trước đó. Sự kiên trì thay đổi từng ngày sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn về con người và đưa bạn đến với bến bờ hạnh phúc từ sâu trong tâm hồn.
Làm sao để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực?
Mỗi người sinh ra đều có một tính cách riêng, mang đặc trưng của bản thân và bất cứ ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Những người tích cực thường sẽ luôn khiến những người xung quanh thoải mái, muốn tiến gần đến hơn bởi sự vui vẻ và năng lượng của họ khiến ai tiếp xúc cũng thấy vui vẻ. Ngược lại người tiêu cực lại mang đến không khí trầm lặng, làm những người xung quanh đôi khi cảm thấy ngột ngạt và bi quan theo.
Những lợi ích mà sự tích cực đem lại đã hoàn toàn được chứng minh và chúng ta cũng cảm thấy rất rõ. Sự tích cực giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, không bỏ cuộc, cuộc sống cũng đơn giản nhẹ nhàng hơn. Những người tích cực thường cũng dễ thành công hơn là những người tiêu cực. Vậy làm thế nào để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực?
Biết cảm ơn và xin lỗi
Một nghiên cứu mang tên “Science of Gratitude” của Đại học Pennsylvania đã chứng minh rằng việc nói lời cảm ơn có tác động rất nhiều đến sự hạnh phúc và tích cực của chúng ta. Người biết nói lời cảm ơn không chỉ là người hiểu về đạo lý cuộc sống, người lịch sự mà còn biết nhìn nhận các mặt trong cuộc sống. Chúng ta có thể nói lời cảm ơn với tất cả mọi thứ, với cuộc sống hay thậm chí cả trong những tình huống xấu bạn cũng hoàn toàn có thể cảm ơn vì đã cho bạn một bài học quý báu.
Thực tế cho thể thấy rằng, ở những người có cảm xúc tiêu cực thường sẽ có xu hướng thích đổ lỗi. Bất cứ tình huống nào đó xảy ra có phải do lỗi của họ hay không thì suy nghĩ đầu tiên của những người tiêu cực vẫn là. phủ định cho rằng đó là lỗi người người khác, họ chỉ là nạn nhân. Trong khi đó người tích cực thường sẽ xin lỗi trước, sau đó mới xem xét các vấn đề và tìm cách giải quyết hợp lý nhất.
Mặt khác lời xin lỗi và cảm ơn cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt nếu bạn muốn thành công và hoàn thiện bản thân hơn. Đôi khi việc nhận lỗi không hẳn là bạn thua cuộc mà sẽ thể hiện bạn là một người có văn hóa, văn minh, xứng đáng được tôn trọng hơn.
Tìm ra mặt tích cực của các vấn đề
Khi đứng trước một vấn đề nào đó chúng ta thường chỉ nhìn nó vào một kia cạnh tổng quát. Chẳng hạn nếu vô tình lỡ mất một hợp đồng bạn sẽ cảm thấy thật xui xẻo, xúi quẩy, bực tức. Tuy nhiên bạn có thể nhìn nhận nó theo một hướng hài hước và tích cực hơn chẳng hạn việc mất hợp đồng này đã cho phép bạn nghỉ ngơi sau một thời gian dài mệt mỏi, sẽ có nhiều hợp đồng hấp dẫn hơn và công ty này đã bỏ lỡ một nhân tài như bạn.
Hoặc ví dụ vào một ngày mưa mà bạn phải đến một buổi tiệc quan trọng cần lịch sự và sạch sẽ, thay vì cảm thấy ghét thời tiết thì hãy cho rằng đây là dịp để bạn được đi ôtô dự tiệc thật sang trọng bởi bình thường sẽ chẳng bao giờ bạn dám đi. Nói chung mỗi vấn đề trong cuộc sống đều có rất nhiều khía cạnh, tốt hay xấu, tiêu cực hay tích cực đều do góc nhìn và thứ mà trái tim bạn muốn nghe mà thôi. Tập sống chậm lại và nhìn nhận nhiều khía cạnh sẽ giúp bạn rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực mỗi ngày.
Loại bỏ những năng lượng tiêu cực mỗi ngày
Một người trông tích cực không có nghĩa là cuộc sống của họ lúc nào cũng vui vẻ và không buồn phiền. Tất nhiên họ cũng có lúc cảm thấy tức giận mà mệt mỏi, chán chường chỉ là họ không thể hiện ra nơi đông người. Và bản thân những người tích cực cũng luôn có những cách để giải tỏa những bức bối trong lòng thay vì cứ để nó tích tụ dần dần trong tâm trí sẽ rất dễ bùng nổ như “núi lửa phun trào”.
Vậy làm sao để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực? Mỗi ngày sau khi đi làm, đi học về bạn có thể ngồi viết hết ra những gì khó chịu trong lòng hoặc chia sẻ với ai. Chỉ cần giải tỏa được ra thì những điều tiêu cực sẽ tiêu tan. Ngoài ra bạn cũng có thể đọc sách, tập thể dục, thiền hay bất cứ việc gì đó mà bạn yêu thích để nạp lại năng lượng. Việc loại bỏ những điều tiêu cực cần phải được thực hiện hằng ngày.
Bên cạnh viết ra những điều tiêu cực, bạn cũng hãy liệt kê ra ít nhất 3 điều mà bạn cảm thấy vui vẻ trong ngày hôm nay. Những thức tích cực bạn có thể lưu giữ lại còn những điều tiêu cực có thể loại bỏ đi bằng cách đốt hay xóa đi. Để một lúc nào đó khi nhìn lại bạn sẽ thấy xung quanh bản thân luôn hiện hữu những điều tuyệt vời.
Cho đi là cách để nhận lại nhiều hơn
Nếu bạn đã từng đi tình nguyện ở các vùng quê khó khăn hay những trại trẻ mồ côi, chắc chắn bạn đã từng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi nhìn thấy những nụ cười của những đứa trẻ ở đó. Bởi cho đi là một cách để bạn nhận lại. Những thứ bạn cho đi có thể mang giá trị vật chất nhưng thứ bạn nhận lại là giá trị tinh thần rất lớn, thứ mà dù có tiền nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được.
Hơn hết, khi nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, tự bản thân bạn sẽ nhận thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Đây là một nguồn động lực to lớn giúp bạn không ngừng phấn đấu và cố gắng hơn thay vì cứ mãi bi quan, chán nản, than thân trách phận.
Rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực – hãy chơi với những người tích cực
Sự tích cực và tiêu cực đều rất dễ “lây lan” ra xung quanh. Chẳng hạn khi làm việc với những người tích cực bạn sẽ thấy tinh thần luôn thoải mái và tràn đầy năng lượng, làm việc gì cũng cho kết quả tốt. Trong khi đó làm việc với những người tiêu cực, luôn cáu gắt bạn sẽ trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chán chường. Bởi thế để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực hãy luôn làm quen với những người có tính cách vui vẻ, tích cực.
Ở bên cạnh những người tích cực bạn thực sự sẽ học được rất nhiều thứ hoặc ít nhất sẽ thấy cách mà họ xử lý các vấn đề một cách rất dễ dàng. Những câu chuyện, sự hài hước của những người tích cực thực sự là liều thuốc bổ cho những trái tim đang cảm thấy mệt mỏi hay tổ thương. Bởi thế mà ở những bệnh nhân trầm cảm các bác sĩ cũng luôn khuyến khích người bệnh nên làm bạn với những người tích cực, tràn đầy năng lượng để cải thiện bệnh tốt nhất.
Suy nghĩ đơn giản, ngưng phức tạp các vấn đề
Để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực bạn còn cần học cách suy nghĩ đơn giản hơn, không nên phức tạp hóa các vấn đề. Việc suy diễn thực tế chỉ có bản thân bạn là cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi nghĩ nó theo một hướng tiêu cực. Khi bạn đã nghĩ về điều gì đó không hay, tự khắc sẽ trở nên căng thẳng khiến cơ thể sản xuất ra rất nhiều hormone gây stress khiến bạn trở nên tiêu cực và bức bối hơn.
Chẳng hạn khi thấy chồng đi làm muộn chưa về, bạn có thể nghĩ rằng chồng đang tăng ca hay kẹt xe, công việc nhiều thay vì cho rằng chồng đang đi nhậu nhẹt, ngoại tình hay không còn yêu thương vợ con. Hãy “Stop” tâm trí ngay lập tức khi cảm thấy bản thân đang suy diễn theo một hướng quá xa. Hít thở sâu và thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Nhìn nhận các sự việc một cách đơn giản, tự khắc bạn sẽ thấy cuộc đời đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.Đặt ra mục tiêu cho bản thân
Vì sao có những con người luôn cực kỳ nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng nhưng có những người lại vô cùng tẻ nhạt, chỉ muốn mỗi ngày trôi qua thật nhanh chóng? Đó chính là bởi họ thường có những mục tiêu trước mắt nên không ngừng nỗ lực để đạt được. Mục tiêu là những thứ ở tương lai không hề dễ để có được, đó chính là nguồn động lực vô hình để chúng ta sống có ích hơn, không ngừng nỗ lực và cũng không dậm chân tại chỗ.
Mục tiêu và việc rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi khi đạt được mục tiêu ấy thì chúng ta thường trở nên hạnh phúc hơn. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, chán chường hay muốn buông bỏ, bạn hãy nghĩ đến những thành quả tuyệt vời, những cái nhìn ngưỡng mộ của người khác khi bạn đạt được mục tiêu đó và cố gắng hơn nữa thay vì gục ngã. Khi đạt được mục tiêu này hãy tiến dần đến mục tiêu khác để những năng lượng của bạn không bao giờ cạn kiệt.
Thay đổi thói quen sống lạnh mạnh hơn
Muốn rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực hơn bạn cũng nên thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn mỗi ngày. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi nếu bạn cứ mãi thức đêm, thiếu ngủ, lười vận động, ăn uống không đủ chất thì chắc chắn tinh thần không thể đủ năng lượng để làm việc hằng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần luôn song hành cùng nhau nên bạn không thể bỏ qua 1 trong hai thứ này.
Vì vậy để có một thói quen sống lành mạnh hơn, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau
- Đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, nên đi ngủ trước 11h
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
- Luyện tập yoga và thiền vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho tâm trí để loại bỏ những điều tiêu cực
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất hằng ngày
- Nên ưu tiên ăn rau củ, trái cây, đạm và chất béo lành mạnh; tránh xa các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh quá nhiều
- Uống đủ 3 – 2,5 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế lạm dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích
- Có biện pháp thư giãn cơ thể hằng ngày như tắm hay ngâm chân với nước nóng, xông hơi tinh dầu..
Không ngừng học hỏi và làm việc hết mình
Việc học tập chưa bao giờ là đủ với bất cứ ai. Trong thời đại mà mỗi ngày người ta lại phát minh ra thêm nhiều kiệt tác vĩ đại thì mỗi chúng ta đều không thể ngừng học tập để bắt kịp với xu thế. Càng học tập, càng hiểu biết rộng chúng ta càng thêm tự tin hơn trong mọi vấn đề. Sự tự tin cũng đóng một vai trò quan trọng trong thành công và sự tích cực của mỗi chúng ta. Người vừa lạc quan lại vừa tự tin thì tỷ lệ thành công thường sẽ nhân gấp nhiều lần.
Đồng thời trong bất cứ vấn đề nào, dù là học tập, công việc hay tình cảm bạn cũng cần hết mình để khi nhìn lại sẽ không bao giờ cảm thấy tiếc nuối. Quá khứ chính là thứ thường khiến con người mệt mỏi, tiếc nuối khi nghĩ về bởi không thể nào thay đổi được. Chỉ khi chúng ta đã làm hết mình thì cho dù không thành công nhưng bạn cũng không phải hối hận và sẽ luôn tiến về phía trước.
Biết hài lòng với hiện tại giúp rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực
Trước bất cứ khó khăn nào bạn cũng không được gục ngã mà hãy luôn tự động viên rằng bạn làm được, bạn sẽ làm được và cố gắng hết sức mình để không phải hối hận. Mỗi chúng ta đều cần có một mục tiêu, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thành hiện thực. Quan trọng là ở giây phút đó chúng ta đã sống hết mình, ở giây phút hiện tại chúng ta vẫn không ngừng nỗ lực nên ở giây phút tương lai cũng không bao giờ phải tiếc nuối.
Biết hài lòng với hiện tại cũng là cách để bạn tận hưởng trọn vẹn với cuộc sống này, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt đơn giản hơn. Đôi khi không phải có nhiều tiền mới là hạnh phúc, quan trọng hơn là những gì bạn đã nhận được ở cuộc sống này. Đó chính là tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng, hay tình yêu. Tận hưởng sự yêu thương của những người xung quanh cũng giúp bạn rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực và nhìn nhận giá trị cuộc sống một cách hoàn hảo nhất.
Ngày hôm qua là lịch sử, ngày mai là bí ẩn còn ngay hôm nay làm một món quà. Giá trị món quà ấy là gì hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà bạn suy nghĩ. Yêu thương trân trọng bản thân mình hơn, học cách cảm ơn những gì mà cuộc sống đem lại và tận hưởng những gì đang có cách để bạn rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực và hoàn thiện bản thân mình hơn mỗi ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!