Rối loạn hành vi ở người lớn: Nhận biết và cách xử lý

Rối loạn hành vi không chỉ xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên mà còn xuất hiện ở những nhóm người trưởng thành, người lớn tuổi với mức độ cao hơn. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, rối loạn hành vi ở người lớn rất dễ chuyển biến sang các bệnh lý tâm thần khác nguy hiểm hơn rất nhiều.  Trị liệu tâm lý vẫn là liệu pháp được đánh giá cao với các bệnh nhân mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở người lớn

Rối loạn hành vi là sự bất thường trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân, khó khăn trong việc tuân theo các nguyên tắc hay luật lệ đã được đề ra. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Dù tỷ lệ rối loạn hành vi ở người lớn khá thấp, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng thường cao hơn do nhận thức người trưởng thành cao hơn và các hành vi cũng nguy hiểm hơn.

Rối loạn hành vi ở người lớn
Tổn thương tại thùy não trán là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mất kiểm soát về hành vi, cảm xúc

Rối loạn cảm xúc ở người lớn có thể xuất phát do các triệu chứng đã bắt đầu từ thời niên thiếu nhưng không được điều trị dứt điểm hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện mà khó có thể xác định thời gian rõ ràng. Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh ở người lớn bao gồm

  • Tổn thương thùy trán: Thùy trán là cơ quan đảm nhiệm chức năng biểu đạt, xử lý tình huống hay ghi nhớ. Khi cơ quan này bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng xử lý các xung đột, thực hiện theo kế hoạch cũng như khả năng ghi nhớ, học hỏi. Tổn thương thùy trán có thể do các nguyên nhân như chấn thương, đột quỵ hay các bệnh thoái hóa thần kinh. Đặc biệt là đột quỵ và thoái hóa thần kinh là những vấn đề thường gặp ở người lớn, người già nên cũng làm tăng nguy cơ rối loạn hành vi ở người lớn.
  • Một số nguyên nhân khác: rối loạn hành vi có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người lớn nghiện bia rượu, chất kích thích; gia đình thường xuyên có xung đột; người bị bóc lột; đời sống kéo hạnh phúc; bị bạo hành; hay những người có các tiền sử gặp các vấn đề về tâm lý, thần kinh trước đó; có các sự kiện gây sang chấn tâm lý đột ngột..

Theo các chuyên gia, khi xã hội đang ngày càng phát triển thì đòi hỏi tất cả mọi người để tồn tại cũng không ngừng cố gắng hơn nữa, điều này vô hình đè nặng áp lực lên vai những người trưởng thành, đang phải gánh vác trọng trách gia đình, phải nuôi con, chăm sóc cha mẹ. Khi áp lực tâm lý quá nhiều nhưng những thứ xung quanh lại không vận hành theo cách mà họ mong muốn thì họ sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, kiệt quệ và rất dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn hành vi ở người lớn

Các triệu chứng của rối loạn hành vi dù ở người lớn hay trẻ em cũng đều rất rõ ràng tuy nhiên hầu hết mọi người đều chỉ cho rằng đó là xu hướng tính cách, không phải là một bệnh tâm lý. Càng điều trị muộn mức độ nguy hiểm càng tăng bởi bản thân người lớn đều là những người đã trưởng thành, có đầy đủ nhận thức, có suy nghĩ nên những hành vi họ gây ra có thể gây nguy hại rất nhiều cho con người, xã hội.

Rối loạn hành vi ở người lớn
Triệu chứng hàng đầu của rối loạn hành vi ở người lớn là tình trạng bạo lực, thường xuyên hung hãn, đánh đập người khác

Cụ thể những dấu hiệu người lớn bị rối loạn hành vi điển hình bao gồm

  • Cư xử hung hãn, bạo lực, luôn gây hấn với những người xung quanh bằng cả hành động và lời nói
  • Độc ác với động vật, có thể đánh đập hay giết hại vật nuôi không thương tiếc
  • Không có lòng thương, không có sự đồng cảm
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích mỗi ngày, nếu không được sử dụng sẽ dễ bị kích động hơn
  • Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với những người xung quanh dù đó là các vấn đề rất nhỏ
  • Nói dối và trộm cắp thường xuyên
  • Khó khăn trong việc thích ứng với các khuôn khổ đạo đức đúng đắn
  • Cưỡng hiếp hay ép người khác quan hệ tình dục
  • Không thể làm việc ở những nơi tôn nghiêm, có nhiều quy tắc
  • Đe dọa đánh đập, bạo hành hay rất nhiều hành vi nguy hiểm khác cho những người xung quanh
  • Có những hành vi gây hại cho bản thân và cho xã hội

Những người bị rối loạn hành vi thường được đánh giá là những người xấu trong xã hội. Họ có thể là những kẻ trộm cắp, đột nhập nhà cửa, đua xe, bắt cóc hay bạo lực với những người xung quanh. Nếu đã lập gia đình họ có thể là một kẻ vũ phu, đánh đập vợ con, sử dụng vũ khí để đe dọa tấn công người khác hay thậm chí là đốt nhà.

Những người mắc chứng bệnh này thường khó khăn trong tìm kiếm các công việc đàng hoàng bởi họ không thể tuân thủ được các quy luật của công ty, phép tắc của xã hội. Cách hành xử của họ cũng khiến những người xung quanh không chấp nhận họ, không tiếp nhận họ làm việc nên họ thường trở thành những thành phần “bất hảo” trong xã hội.

Khó thích ứng với xã hội, không được mọi người chấp nhận khiến những người bệnh thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng và càng dễ kích động hơn vì không có ai có thể giúp đỡ họ. Một số người có thể trở nên ngày càng hung hãn hơn, có thể giết người, hiếp dâm hay các hành vi nghiêm trọng khác có dính líu đến pháp luật.

Hướng điều trị rối loạn hành vi ở người lớn

Không dễ dàng để có thể phát hiện ra chứng rối loạn hành vi ở những người trưởng thành hay người cao tuổi. Ở một số người bộc phát các triệu chứng bệnh đột ngột có thể khiến gia đình nghi ngờ và đưa đi khám bệnh. Ở một số bệnh nhanh khác sau khi thực hiện các hành vi bạo lực, trộm cắp có thể được tham gia đánh giá một số bài trắc nghiệm tâm lý thì mới phát hiện bệnh.

So với trẻ em, việc điều trị rối loạn hành vi ở người lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình và các bác sĩ cần có sự phối hợp song song với nhau trong một thời gian dài thì mới thực sự đem lại kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị y khoa

Gia đình nên đưa người bệnh đến các bệnh viện tâm thần hay các cơ sở y tế có chuyên khoa để được thực hiện đầy đủ các dịch vụ thăm khám, kiểm tra chính xác nhất. Người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm, chụp CT để phát hiện những bất thường trong bộ não đồng thời làm các bài trắc nghiệm tâm lý, từ đó mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Rối loạn hành vi ở người lớn
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các hành vi bất thường của người bệnh

Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát cảm xúc hay hành vi bất thường của bệnh nhân, kiểm soát xu hướng bạo lực, tức giận quá mức. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn hành vi ở người lớn như

  • Thuốc chống tâm thần đặc biệt: có thể chỉ định thuốc Risperidone nhằm kiểm soát được cảm xúc quá khích, hung hăng, giảm xu hướng bạo lực, hung hãn của bệnh nhân
  • Thuốc  kích thích: có thể sử dụng nhóm thuốc Methylphenidate và alpha agonist để giảm nhưng hành vi gây rối và dễ kích động
  • Thuốc an thần: giúp bệnh nhân ngủ ngon, nâng cao tinh thần và sự tỉnh táo hơn cho người bệnh
  • Thuốc ổn định cảm xúc: có thể sử dụng  Lithium và Acid Valproic ( Depakote)

Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng vì có thể gây hại ngược lại cho sức khỏe. Việc dùng thuốc có thể phải duy trì trong một thời gian dài để kiểm soát được những suy nghĩ, cảm xúc quá khích của bệnh nhân.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp được chỉ định chính trong điều trị rối loạn hành vi ở cả người lớn và trẻ em. Tâm lý triệu là phương pháp tác động trực tiếp đến tinh thần, cảm xúc, giúp thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bệnh nhân theo hướng đúng đắn hơn. Thông qua việc nói chuyện, các bác sĩ sẽ tìm ra căn nguyên gây bệnh nếu liên quan đến các tác nhân từ bên ngoài môi trường và giải thoát những áp lực tâm lý về bệnh nhân dần trở về với trạng thái cảm xúc thông thường.

Rối loạn hành vi ở người lớn
Trị liệu tâm lý là biện pháp được đánh giá hiệu quả trong điều trị rối loạn hành vi cho người lớn

Bên cạnh đó, nhà trị liệu cũng sẽ giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề mà họ đang gặp phải cũng như hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các trạng thái quá khích để ngăn chặn các hành vi bạo lực có thể tiếp tục xảy ra. Bệnh nhân cần hoàn toàn tin tưởng và phối hợp thực hiện các biện pháp được bác sĩ hướng dẫn chắc chắn sẽ mang đến kết quả cải thiện rất tốt.

Chuyên gia tâm lý cũng sẽ sắp xếp các buổi trị liệu nhóm để bệnh nhân có thể gặp gỡ những người trong trạng thái tương tự, thông qua đó giúp bệnh nhân có thể học lại các tương tác với xã hội theo đúng quy chuẩn đạo đức thông thường. Các buổi trị liệu gia đình cũng sẽ được thực hiện để gia đình hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, kiểm soát bệnh nhân trong một số trường hợp khẩn cấp.

Sự hỗ trợ của gia đình

Trong điều trị rối loạn hành vi ở người lớn, gia đình đóng vai trò rất quan trọng để bệnh nhân có thể lấy lại cảm xúc, suy nghĩ, có thể kiểm soát các hành vi sai trái của mình. Thay vì cố gắng la mắng, trách móc bệnh nhân vì những hành vi sai trái thì gia đình cần bình tĩnh, nhẹ nhàng nói chuyện để bệnh nhân hiểu được bản chất của hành vi đó và không nên lặp lại.

Để giảm các hành vi tiêu cực và hung hãn của người bệnh, gia đình nên cùng bệnh nhân tham gia các hoạt động mang tính kết nối, nâng cao tình yêu thương chẳng hạn như cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau đi du lịch. Tránh để người bệnh một mình, hay tham gia các hoạt động mang tính khối kháng có thể kích thích họ chơi ăn gian, chơi xấu, làm hại đối thủ để chiến thắng.

Những người bị rối loạn hành vi thường cảm thấy cô đơn do mọi người hay bày tỏ thái độ với họ, vì vậy hãy đánh vào tâm lý,xoa dịu trái tim cô đơn của người bệnh. Khi họ cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương chân thành sẽ tạo động lực vững vào để vượt qua những khó khăn trong quá trình kiểm soát hành vi, cảm xúc bất thường của bản thân.

Sự quyết tâm của chính người bệnh

Tuy nhiên như đã nói, những người lớn là những người đã có suy nghĩ đoàng hoàng, họ có thể lên kế hoạch cho các hành vi sai trái của mình, đôi khi chính họ có thể biết được điều đó nhưng càng những gì sai trái lại càng làm họ thấy thú vị hơn. Họ có thể nói dối để mọi người nghĩ là mình đã ổn và tiếp tục thực hiện các hành vi không đúng đắn của mình.

Rối loạn hành vi ở người lớn
Bản thân người bệnh phải quyết tâm điều trị, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để kiểm soát tinh thần

Do đó cần phải trị liệu tâm lý thành công, bản thân  người bệnh hiểu được bản chất bệnh tật của mình, hiểu được mình phải thay đổi thì quá trình trị liệu mới thực sự có kết quả. Người bệnh cũng có thể tham khảo một số biện pháp giúp giữ bình tĩnh, giảm sự bạo lực, hung hăng và nâng cao tinh thần lạc quan cố gắng hơn như

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe tinh thần
  • Học cách hít thở để kiểm soát được cảm xúc, giúp giữ bình tĩnh, trấn an được bản thân khi xuất hiện những ham muốn bạo lực, gây hấn với xung quanh
  • Coi trọng giấc ngủ hằng ngày, khi được ngủ đủ tinh thần sẽ thoải mái và tích cực hơn
  • Liệu pháp thiền và yoga cũng được đánh giá rất tốt cho những người bị rối loạn hành vi để kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, sự hung hãn trong tâm trí bệnh nhân
  • Giảm những cảm xúc tức giận, xu hướng bạo lực thông qua việc tìm kiếm những niềm vui mới, thử thách mới như học nấu ăn, học đan lát, học leo núi
  • Đọc sách cũng là cách để kiểm soát tinh thần, hướng đến sự lạc quan và kiểm soát sự bình tĩnh cho người bệnh

Rối loạn hành vi ở người lớn thường kèm theo những hệ lụy nghiêm trọng nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Gia đình và người thân cần sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của người bệnh để sớm có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *