Rối loạn nhân cách: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Sự phát triển của thời đại công nghệ hiện đại cùng phim ảnh giúp chứng rối loạn nhân cách được biết đến rộng rãi hơn nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về căn bệnh này. Người mắc bệnh này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng trầm trọng, nguy hại cho những người xung quan nhưng đôi khi chính họ cũng không thể cảm nhận được.
Phân loại và triệu chứng của từng dạng rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách (Personality Disorder) hiểu đơn giản nhất tập hợp những trái thái bất biến của cuộc sống trong đó người bệnh có hướng cư xử, nói chuyện, suy nghĩ hoàn toàn khác biệt với bình thường và không lành mạnh. Personality Disorder thường có đặc tính cứng nhắc, nghi ngờ, khó thích nghi việc việc kết nối, tương tác giữa những mối quan hệ trở nên khó khăn.
Có rất nhiều dạng rối loạn nhân cách. Các nghiên cứu đã chia rối loạn nhân cách thành 3 dạng chính với các dấu hiệu điển hình như sau
Nhóm A: Phân liệt, hoang tưởng và dạng phân liệt
Điển hình của rối loạn đa nhân cách các nhóm A chính là sự nghi ngờ, thiếu quan tâm đến người khác, lãnh cảm và cực đoan. 3 dạng rối loạn thường gặp trong nhóm A bao gồm
Rối loạn nhân cách hoang tưởng Paranoid ( Paranoid PD)
Những người mắc chứng Paranoid PD thường có xu hướng thiếu tin tưởng, luôn nghi ngờ người khác, ho cho rằng rất cả những người xung quanh luôn muốn hãm hại, sỉ nhục, coi thường hay lợi dụng họ. Đồng thời họ cũng không ngừng đi tìm các bằng chứng để chứng thực mình đúng và củng cố cho niềm tin này của mình.
Khi bị người khác từ chối, tâm trạng họ rất buồn bã, tuột dốc, nhạy cảm, không chấp nhận lỗi sai ở mình mà đổ lỗi cho người khác. Rối loạn nhân cách hoang tưởng cũng khiến nhân cách này xó thói quen chỉ trích, chấp nhặt, ích kỷ, thù dai, ganh tỵ, thù dai thái quá. Bởi vì luôn nghi ngờ và ganh tỵ nên họ không có quá nhiều mỗi quan hê xung quanh với người khác.
Các dấu hiệu chính:
- Đa nghi, không có niềm tin vào người khác
- Thù dai, nhớ lâu về những lỗi lầm của người khác và khó tha thứ
- Đổ lỗi
- Nhạy cảm với phản ứng của người khác.
- Nóng tính, cáu gắt, dễ tấn công và soi mói lẫn lầm của những người xung quanh
- Không có niềm tin vào lòng trung thành, chung thủy
- Cảm thấy bị đe dọa, có niềm tin cực đoan về sự quan tâm của người khác
- Luôn đề phòng sự quan tâm giúp đỡ của mọi người một cách thái quá.
Rối loạn nhân cách phân liệt Schizoid ( Schizoid PD)
Rối loạn nhân cách phân liệt có thể là một thiên tài nhưng cũng có thể là một “kẻ điên” đích thị. Họ thường có lối tư duy lời nói rất lập dị, khác hoàn toàn với những suy nghĩ của những người xung quanh. Họ sử dụng những câu nói lập mờ, ngắt quãng, từ ngữ không bình thường, diễn đạt lộn xộn khiến không ai có thể thực sự hiểu họ đang muốn diễn đạt điều gì.
Hầu hết những người mắc chứng Schiziod PD đều có xu hướng sống tách biệt một mình, không muốn giao tiếp với ai, chỉ một số ít có hứng thú với những người xung quanh. Họ không có nhu cầu cho các mối quan hệ thân thiết, đời sống cảm xúc khô cằn, thích tự nói chuyện một mình, các vấn đề tình dục cũng chỉ diễn ra trường tưởng tưởng. Hơn một nửa bệnh nhân mắc chứng này đều có dấu hiệu của trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc phối hợp khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Các triệu chứng của dạng rối loạn nhân cách tâm thần phân liệt bao gồm
- Thích ở một mình, không có nhu cầu cho các mối quan hệ, kể cả gia đình, bạn bè hay người yêu
- Đơn độc, nói chuyện một mình
- Ngôn ngữ cách nói chuyện lập dị, khó hiểu
- Không có hoặc rất ít hứng thú trong các hoạt động, bao gồm cả tình dục
- Lãnh cảm, nghi ngờ, bàn quan với những người xung quanh, vô cảm với những lời khen hay chê
- Cảm xúc lạnh lùng, ít có dao động với những tác động xung quanh
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt Schizotypal ( Schizotypal PD )
Sự lập dị của những người mắc hội chứng Schizotypal PD cùng rõ ràng. Những trải nghiệm suy nghĩ của người bệnh thường rời xa với thực tế, chẳng hạn như luôn mơ tưởng về những thành công vượt ngoài khả năng gấp rất nhiều lần. Đôi khi họ cũng ro rằng mình nắm giữ những quyền lực, phép thuật bí ẩn vô cùng có thể đem đến sức mạnh to lớn để họ có thể giải quyết rất nhiều vấn đề khác.
Người bị rối loạn nhân cách dạng phân liệt cũng không có hứng thú với những mối quan hệ gắn bó yêu thương như với gia đình, bạn bè hay người yêu. Ngôn ngữ cũng khá kỳ quặc và trừu tượng khiến rất ít người thực sự hiểu họ muốn gì, cần gì. Đồng thời họ cũng dành khá nhiều sự đa nghi dành cho người khác nên rất ít các mối quan hệ.
Một số triệu chứng điểm hình bao gồm
- Lập dị từ lời nói đến cách hành xử, suy nghĩ
- Thô lỗ, khô khan kho đối xử với người khác
- Có xu hướng cô độc, tránh xa mọi người
- Những những niềm tin thái quá về bản thân
- Bàng quan với người khác.
Nhóm B (lập dị, cảm xúc mạnh mẽ)
Những người bị rối loạn nhân cách nhóm B thường có những suy nghĩ bốc đồng, thích kịch tính hóa mọi vấn đề ngoài ra còn có xu hướng bạo lực. Tuy nhiên họ thường không nhận thức được những ảnh hưởng xấu về những bạo lực mà họ gây ra. Cụ thể các dạng rối loạn nhân cách nhóm B bao gồm
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội Antisocial (Antisocial PD)
Người Antisocial PD thường có xu hướng bạo lực hay thao túng, gây hại đến người khác để có lợi cho bản thân mà không cảm thấy hối hận hay lo lắng về những hành vi của mình. Kể cả với những hành vi không phù hợp với quy chuẩn đạo đức hay luật pháp họ vẫn sẵn sàng thực hiện do họ không có khả năng nhận thức được các quy chuẩn này cũng như không có xu hướng sửa chữa các sai lầm trước đó.
Một điều thú vị là những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có vẻ về ngoài hình lành, trong sáng, nhút nhát nhưng ẩn sau bên trong đôi khi lại có thể là “ác quỷ”.
Các triệu chứng điển hình của dạng này bao gồm
- Coi nhẹ những suy nghĩ, quyết định của người khác
- Luôn tin bản thân đúng đắn và thực hiện theo ý mình
- Không thực hiện những quy tắc, quy chuẩn xã hội hay bất cứ nơi đâu
- Có xu hướng bạo lực, nhất là khi việc đó không được thực hiện theo ý muốn
- Đe dọa người khác.
- Nói dối
Rối loạn nhân cách ranh giới Borderline ( Borderline PD)
Những người mắc chứng Borderline PD thường bị ám ảnh bởi sự trống rỗng, luôn lo lắng thái quá rằng sẽ bị bỏ rơi dù những người xung quang luôn vô cùng yêu thương và quan tâm họ. Người bệnh cũng thường xuyên xuất hiện những hoang tưởng, suy nghĩ và hành động bất thường, chăng hạn cắt đứt mối quan hệ đang vô cùng hài hòa và tốt đẹp.
Cảm xúc cực đoạn luôn thường trực trong người bệnh, họ cũng mất khả năng đánh giá bản thân. Chẳng hạn vài phút trước họ thấy mình là người vô dụng bất tài nhưng ngay sau đó lại thấy bản thân rất tài giỏi. Những cảm xúc này cứ thay đổi nhanh chóng khiến người ngoài rất khó nắm bắt được họ đang vui hay buồn, đang lo lắng điều gì…
Những triệu chứng bệnh đặc trưng bao gồm
- Tính khí thất thường, lúc vui lúc buồn không thể kiểm soát
- Luôn cảm thấy trống vắng cô đơn, sợ bị bỏ rơi nên có thể kiểm soát người khác ở bên mình
- Tự làm hại bản thân, tự tử hay đe dọa tự tử
- Hành động bốc đồng
- Có thể dễ dàng cắt đứt hay làm mất các mối quan hệ, thường ít có những mối quan hệ kéo dài
- Những thời kỳ bị hoang tưởng, có những suy nghĩ ra rời với thực tế
- Sợ ở một mình
- Tâm trạng không ổn định
Rối loạn nhân cách kịch tính Histrionic (Histrionic PD)
Hiểu một cách đơn giản nhất là những nhóm người mắc chứng Histrionic PD thường có xu hướng kịch tính hóa, làm quá mọi chuyện lên. Khả năng kiên nhân và chờ đời của người bệnh thường rất kém. Vì vậy việc kịch tính hóa các vấn đề này sẽ thu hút sự chú ý về họ, tuy nhiên nếu không nhận được sự quan tâm như mong đợi người bệnh có thể trở nên dễ dàng tức giận, cáu kỉnh hay có xu hướng trả thù người khác.
Những Histrionic PD cũng rất nhạy cảm với những người xung quanh, nhất là khi không được tán đồng. Đôi khi họ còn có thể khiêu khích tình dục, nói dối để thu hút sự chú ý.
Các triệu chứng bệnh điển hình bao gồm
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, hành động hay cư xử một cách thái quá.
- Nói to và nói nhiều
- Trong các câu từ và cách diễn đạt thường dùng nhiều mỹ từ để lôi kéo người nghe, tuy nhiên nội dung thường chưa chắc có tính thuyết phục.
- Khiêu khích tình dục để thu hút sự chú ý, chưa chắc có hứng thú thực sự
- Chỉ quan tâm đến bản thân mà hời hợt khó chịu với những người xung quanh
- Luôn nghĩ mình là trung tâm của sự quan tâm
- Nhạy cảm, khó chịu khi bị người khác phê phán, chỉ trích
- Ăn mặc quá lố hay kỳ dị để thu hút ảnh nhìn
Rối loạn nhân cách yêu mình thái quá Narcissistic (Narcissistic PD)
Đúng như tên gọi, những người mắc bệnh này thường có xu hướng yêu bản thân một các thái quá, họ luôn cho rằng vai trò của bản thân vô cùng quan trọng, đẳng cấp nhất. Họ thường khoe khoang về bản thân hay các thành tích của mình là buôn bắt buộc người khác phải phụ vụ mình. Đôi khi còn hình thành những hoang tưởng, suy nghĩ vượt ngoài kiểm soát, ngoài tầm vũ trụ.
Người mắc chứng Narcissistic PD còn có xu hướng phóng đại bản thân, luôn mong muốn kết giao với những người giàu có, giỏi giang, được coi là cùng đẳng cấp. Họ luôn đặt nhu cầu mong muốn của bản thân lên hàng đầu mà kém sự quan tâm đồng cảm với những người xung quanh.
Các triệu chứng điển hình của chứng rối loạn nhân cách này bao gồm
- Tự cao, tự đại , luôn có gắng chứng tỏ bản thân trong bất cứ vấn đề nào
- Luôn đưa ra lời khuyên trong mọi vấn đề bằng những ngôn từ triết lý
- Luôn có niềm tin về khả năng bản thân và cho rằng mình phải được đối xử một cách tốt nhất, đặc cấp nhất, cho rằng bản thân là trung tâm vũ trụ
- Thích chụp ảnh tự sướng, thường xuyên ngắm nhìn hình ảnh bản thân hoặc mất nhiều thời gian soi gương hằng ngày
- Ghét việc chờ đợi, cảm thấy tức giận và không xứng với đẳng cấp của mình
- Muốn kết bạn và làm việc với những người giỏi, người có địa vị cao để xứng với đẳng cấp
- Khao khát chiến thắng và luôn chứng tỏ khả năng lãnh đạo làm chủ của bản thân, thích chỉ đạo người khác làm theo ý của bản thân
- Có khả năng quyến rũ rất mãnh liệt.
- Ghét bị chỉ trích nên có thể sinh ra tâm lý trả thì nếu bị chê bai, vạch trần hay chỉ trích
- Luôn khiến cho hình ảnh bản thân thật hoàn hảo hằng cách từ chối những lỗi lần, trách nhiệm lỗi sai mà đổ lỗi cho người khác.
- Luôn tin rằng xung qunag có những bí ẩn và mình chính là người giải đáp
- Mơ tưởng hão huyền, thái quá về thành công, sức mạnh vượt xa khỏi thực tế
- Phóng đại thành tích hoặc tài năng.
- Luôn chờ đợi được ngợi khen và ngưỡng mộ.
- Bàng quan với người khác
Nhóm C (lo lắng, sợ hãi)
Những cảm xúc lo lắng, sợ hãi là vấn đề thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn nhân cách nhóm C. Những dạng tiêu biểu trong nhóm này bao gồm
Rối loạn nhân cách tránh né Avoidant (Avoidant PD )
Những người thuộc nhóm Avoidant PD thường có xu hướng rụt rè, ngại ngùng, tự ti khiến những nơi đông người hay tham gia hoạt động tập thể. Họ thường bị chỉ khi tham gia các hoạt động đội nhóm, vì vậy thường cố gắng tránh né các lĩnh vực này.
Trong tâm tưởng người bệnh cũng thường tự đánh giá thấp bản và luôn mặc cảm buồn bã bởi những yếu kém này. Khi không tự ti và ngại ngùng thái quá nên họ cũng rất khó để kết bạn nên thường cô độc một mình.
Những triệu chứng bệnh điển hình bao gồm
- Sợ hãi, thiếu tự tin, đánh giá thấp bản thân
- Nhạy cảm với những lời chỉ trích, sự khó chịu của những người xung quanh
- Thiếu các trải nghiệm xã hội, đội nhóm do thường né tránh những nơi đông người
- Nói dối hay phóng đại các lý do để từ chối việc tham gia các hoạt động vui chơi đông người
- Dè dặt trong các quan hệ cá nhân hoặc né tránh dấn thân vì sợ rủi ro.
- Mẫn cảm với những lời chỉ trích hay từ chối.
- Cảm thấy không đủ.
- Cô lập xã hội.
- Rất nhút nhát trong các tình huống xã hội.
- Tính rụt rè.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc Dependent ( Dependent PD )
Những người Dependent PD thường rất sợ phải ở một mình và họ thường luôn cần phụ thuộc vào một ai đó để đáp ứng cả về tinh thần và thể chất. Luôn mất tự tin vào bản thân và luôn mong muốn được người khác bảo vệ và yêu thương. Tuy nhiên ham muốn này lại được thể hiện một cách thái quá so với cảm xúc của những người bình thường.
Bên cạnh đo sự phụ thuộc quá mức đôi khi cũng tự biến họ trở thành nạn nhân của bạo lực cả về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên do sự phụ thuộc quá mức khiến họ có thể chấp nhận điều này để được bảo vệ và luôn có người bên cạnh.
Các triệu chứng điển hình của chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc bao gồm
- Dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác
- Luôn cần có người khá bên cạnh và muốn được bảo vệ
- Dễ phục tùng người khác nếu họ chấp nhận bên cạnh và bảo vệ họ
- Không thể tự làm bất cứ thứ gì nếu chỉ có một mình
- Sợ bị bỏ rơi và ám ảnh bởi suy nghĩ này
- Dễ thất vọng và đau khổ nếu các mối quan hệ bị đứt gãy hay cần phải ở một mình
- Không có niềm tin ở bản thân
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế Obsessive-compulsive( Obsessive-compulsive PD)
Đây cũng là một bệnh rất nhiều người gặp phải, theo đó người bệnh luôn ám ảnh bởi một trật tự nhất định đã được đề ra, nếu không dược thự hiện đúng sẽ vô cùng bức bối khó chịu. Chẳng hạn khi xếp li tất cả phải quay quai cốc về một hướng, nhà phải thật sạch không có một hạt bụi, đồ đạc chỗ nào cần để nguyên vẹn ngay tại vị trí đó.
Họ cực kỳ chú ý đến tiểu tiết và quá cứng nhắc, điều này có thể làm những người xung quanh khó chịu. Đối với họ sự hoàn hảo cần đặt lên tuyệt đối và mọi vấn đề cần thực hiện theo khuẩn khổ đã đặt trước. Do đó người mắc chứng Obsessive-compulsive PD thường có phần khá lập dị.
Một số triệu chứng đặc trưng bao gồm
- Cầu toàn và chú ý đến các tiểu tiết
- Cứng nhắc quy củ, kém linh hoạt
- Ám ảnh quá mức với vấn đề nào đó, chẳng hạn như ngăn nắp và quy tắc.
- Mong muốn kiểm soát các tình huống.
- Rất khó để thay đổi và điều trị hoàn toàn với các chứng bệnh này.
Nguyên nhân rối loạn nhân cách
Nguyên nhân gây chứng rối loạn nhân cách luôn là đề tài được các nhà khoa học tranh cãi và bàn luận. Một số chuyên gia cho rằng việc có sư xáo trộn trong nhân cách thường liên quan đến những trải nghiệm đán sợ trong thời thơ âu. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh thường có liên quan đến mặt sinh học hay di truyền thông qua quá trình mang thai.
Mặc dù chưa thể xác nhận chính thức là do tác động nào nhưng có thể khẳng định rằng, yếu tố tác động từ môi trường và các yếu tố bẩm sinh thường có liên quan mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Một số yếu tố điển hình làm tác động đến nhân cách của người bệnh như
- Bị lạm dụng thời thơ ấu
- Có những trải nghiệm kinh hoàng như tai nạn giao thông, bắt cóc, lạc người thân
- Gia đình lục đục, kém hạnh phúc, bạo lực gia đình cha mẹ ly hôn hay thường xuyên đánh nhau..
- Cách nuôi dậy cọn cái sai, cha mẹ đặt quá nhiều áp lực lên con cái
- Bị chỉ trích, khinh miệt, bắt nạt, cô lập
- Môi trường sống không lành mạnh
- Cha mẹ có các vấn đề về thần kinh trước đó
- Mẹ gặp các vấn đề trong thời kỳ mang thai
Cần chú ý rằng rối loạn nhân cách và rối loạn đa nhân cách là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Ở người rối loạn nhân cách họ vẫn có thể nhận thức được sự bất thường không hành vi của bản thân nhưng không thể kiểm soát, vì thì thế họ thường gặp những rắc tối trong các mối quan hệ. Mặt khác người rối loạn đa nhân cách sẽ xuất hiện nhiều mặt tính cách khác nhau, hoạt động chung trên một cá thể và có thể không biết đến sự tồn tại của nhau. Chính vì vậy người bệnh thường cảm thấy mất trí nhớ về một khoảng thời gian khi các nhân cách khác xuất hiện.
Tuy nhiên nhìn chung những ám ảnh trong quá khứ, các tác động từ môi trường hay các di truyền đều có thể là tác nhân gây ra hai bệnh trên.
Chuẩn đoán rối loạn nhân cách
Dù có thể nhận thấy cách hành xử bất thường tuy nhiên không có quá nhiều người cho rằng đó là bệnh mà chỉ giống như xu hướng tính cách nên rất ít khi điều trị. Khi đến bác sĩ, người bệnh có thể được chỉ định làm một số chẩn đoán sau để xác định bệnh chính xác hơn
- Xét nghiệm vật lý bao gồm các hoạt động kiểm tra tim, phổi, huyết áp..
- Xét nghiệm sàng lọc bia rượu và các chất kích thích
- Kiểm tra tâm lý đóng vai trò chính trong xác định bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi thông qua câu trả lời của bệnh nhân để đánh giá tính cách và xác định thuộc nhóm bệnh nào. Chẳng hạn với người bị tâm thần phân liệt, bác sĩ sẽ yêu cầu chỉ ra sự giống nhau giữa đôi giày và cái bút chì. Nếu bệnh nhân trả lời là cùng để lại dấu vết thì chứng tỏ có nguy cơ cao mắc bệnh. Còn nếu không trả lời được có thể giảm nguy cơ phần nào.
Thường đôi khi chính các bác sĩ cũng khó xác định đây là dạng rối loạn nhân cách hay do bản tính của người bệnh. Vì vậy nếu thấy các triệu chứng bất thường trong cách hành xử và lối sống, hãy sớm đưa người bệnh đi thăm khám tại những bệnh viện có chuyên môn cao để hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
Hướng điều trị rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách chưa được coi là bệnh dạng bệnh tâm thần nên hầu như không có thuốc điều trị đặc trị. Cần chú ý rằng nếu chỉ dùng thuốc cũng không thể thay đổi được nhân cách. Tuy nhiên một số thuốc vẫn được chỉ định nhằm ổn định tâm trạng, làm dịu những lo lắng căng thẳng nếu có.
Việc điều trị tâm lý cùng bác sĩ, vượt qua những ám ảnh cùng sự hỗ trợ của gia đình và xã hội sẽ giúp ích nhiều hơn cho người bệnh thay vì dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Như dã nói phía trên, việc dùng thuốc chỉ giúp kiểm soát phần nào tâm trạng và sự kích thích trong tâm trí người bệnh, không mang tác dụng điều trị bệnh. Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, chất ức chế monoamin oxydase là hai nhóm thuốc chính thường được dùng. Đây cũng là thuốc phổ biến được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm. Một số thuốc khác như thuốc chống lo lâu, chống loạn thần cũng được chỉ định tùy tình trạng.
Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ đi kèm như thay đổi ham muốn, giảm cân hoặc tăng cân, mất ngủ, mệt mỏi hay dễ kích động hơn. Vì vậy chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và cần đảm bảo đúng liều dùng, thời điểm dùng theo yêu cầu của bác sĩ.
Điều trị tâm lý với bác sĩ
Điều trị với bác sĩ cũng không phải là cách để thay đổi hoàn toàn nhân cách của một con người, nhất là với những người trưởng thành. Tuy nhiên bác sĩ có thể giúp người bệnh có nhận thức đúng hơn, có thể đưa ra định hướng để kiểm soát những điều mà bệnh nhân đang bị ám ảnh. Một số liệu pháp thường được chỉ định như
- Nhận thức hành vi liệu pháp giúp người bệnh nhận thức được những hành vi lành mạnh, tích cực và củng cố những những niềm tin tốt đẹp hơn
- Biện chứng điều trị hành vi giúp hướng dẫn người bệnh những biện pháp để giải tỏa hay đựng stress, từ đó kiểm soát đươc cảm xúc và có thêm những mối quan hệ hòa hợp bên trong
- Psychodynamic tâm lý nhằm nâng cao nhận thức của bệnh nhân về những suy nghĩ vô thức và hành vi
- Psychoeducation giúp hướng dẫn những cách giải quyết, đối phó với những vấn đề khó khăn.
Bên cạnh đó thông qua những cuộc trò chuyện, tâm trí bệnh nhân cũng được khai phá. Nếu bác sĩ có thể tìm ra được những cốt lõi của vấn đề sẽ càng giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Điều trị tại nhà
Với chứng rối loạn nhân cách, quan trọng là người bệnh cần có quyết tâm trong việc điều trị và kiểm soát chính mình. Những người mắc chứng này có thể là một thiên tài, một kẻ lập dị tuy nhiên không hẳn ai cũng là người xấu. Khi bạn có thể học được cách kiểm soát bản thân thì sẽ giúp giảm thiểu các hành vi bất thường, từ đó tăng sự kết nối với những người xung quanh.
Cần chú ý rằng với những người đang trong tình trạng nghiện ngập ma túy, rượu chè bê tha phải cần nhanh chóng loại bỏ mới thực sự có thể kiểm soát được bệnh. Các nghiên cứu đều cho thấy những người bị rối loạn nhân cách thường cảm thấy cô đơn nên họ thường tìm đến ma túy, các chất gây nghiện hay bia rượu để giải tỏa sự cô quạnh của bản thân.
Một số chú ý khác giúp ích cho việc điều trị tại nhà bao gồm
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, để tinh thần được thả lỏng, thư giãn
- Đối mặt với nỗi sợ, nỗi ám ảnh trong quá khứ để buông bỏ nó ra khỏi tâm trí
- Học thiền hay yoga để tốt cho sức khỏe, thư giãn trí não
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói hay hành động điều gì
- Học các bài tập hít thở sâu giải tỏa căng thẳng mệt mỏi
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày
- Bổ sung sinh dưỡng và ăn uống đủ chất
- Học cách nói chuyện và giao tiếp, nếu chưa đủ tự tin để gặp mặt trực tiếp bạn có thể nhắn tin hay gọi điện thoại
- Điều trị tại nhà cùng với gia đình yêu thương
Rối loạn nhân cách nếu không được sớm phát hiện và kiểm soát sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng, cảm xúc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bệnh cũng cần thực sự kiên trì để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!