Rối loạn nhân cách ái kỷ (hội chứng ái kỷ) là gì?
Rối loạn nhân cách ái kỷ (hội chứng ái kỷ) là bệnh lý tâm thần được đặc trưng bởi những ảo tưởng và hành vi chỉ quan tâm đến bản thân, khao khát được thế giới ngưỡng mộ, thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh và nuôi dưỡng tham vọng thành công chói sáng.
Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh gì?
Rối loạn nhân cách ái kỷ (tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder – NPD) là trạng thái nhân cách bất thường, hiếm gặp. Những người mắc phải bệnh lý này chỉ quan tâm đến chính mình, tự thổi phồng ngoại hình, tài năng, tính cách và thành tựu của bản thân nhưng lại thiếu vắng tấm lòng bao dung, rộng lượng với người khác.
Những bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ luôn coi bản thân là trung tâm của sự chú ý và xứng đáng được đối xử đặc biệt. Không chỉ sở hữu tính khí thất thường, họ còn dễ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách kịch tính…
Nhà tâm lý học Kluger cho biết, những em bé mắc phải hội chứng ái kỷ thường có xu hướng đòi hỏi, tham lam, nông nổi, ích kỷ, bạo lực và không biết ăn năn hối lỗi. Chúng yêu cầu người khác phải chiều chuộng, nâng niu mình nhưng lại không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của họ. Nếu bị trừng phạt thay vì hưởng thụ, chúng sẽ than khóc vật vã.
Các nhà khoa học đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về “đại dịch ái kỷ” trên mạng xã hội. Trong thời buổi công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều người trở nên yêu thương chính mình quá mức, ảo tưởng về khả năng của bản thân, không đủ can đảm chấp nhận sai lầm, đòi hỏi vô độ, không chấp nhận dựng xây, cống hiến và thiếu sự kết nối, đồng cảm với cộng đồng.
Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ có thể dẫn đến hàng loạt khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, rối loạn lo âu, trầm cảm, lạm dụng rượu bia, ma túy, một số vấn đề sức khỏe thể chất và suy nghĩ, hành vi tự tử.
8 dạng ái kỷ thường gặp
Các biểu hiện lâm sàng của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ có thể không rõ ràng. Hiện nay, giới chuyên môn vẫn đang tranh luận sôi nổi về những thể dạng của hội chứng này. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện hành vi, có 8 dạng ái kỷ phổ biến sau:
1. Ái kỷ lành mạnh
Không phải tất cả những người có đặc điểm ái kỷ đều bị rối loạn nhân cách ái kỷ. Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kế Rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ cho biết, bệnh nhân cần đáp ứng tối thiểu 55% triệu chứng thông thường để được chẩn đoán mắc phải vấn đề này. Vì vậy, những người có một số biểu hiện nhưng không thực sự bị bệnh này. Đây là dạng ái kỷ lành mạnh.
Các chuyên gia nhận định, nhiều người mang một chút ái kỷ lành mạnh. Do đó, họ cảm thấy vui vẻ, tự hào về thành tích cá nhân và mong muốn chia sẻ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng rất tự tin, hăng hái và tin tưởng bản thân xứng đáng với một cuộc sống tốt đẹp.
2. Ái kỷ tự cao
Dưới góc nhìn của ngành tâm lý học, tự cao là những cảm giác vượt trội hão huyền về bản thân. Với lòng ái kỷ tự cao, một người có thể đánh giá quá cao giá trị và năng lực thực tế của chính mình. Điều này hình thành ý thức cao về lòng tự trọng cũng như khao khát thống trị của họ đối với thế giới xung quanh.
Những người ái kỷ tự cao thường rất tự tin, nhiệt tình nhưng thiếu mất khả năng đồng cảm với người khác. Trong các cuộc chuyện trò, họ có xu hướng tập trung vào câu chuyện, trải nghiệm và suy nghĩ cá nhân, khao khát nhận được sự chú ý, ngưỡng mộ từ mọi người và thích nhìn người khác bối rối, e sợ mình.
3. Ái kỷ khép kín
Tạp chí Tâm thần Hoa Kỳ (AJP) ghi nhận, những người bị ái kỷ khép kín thường khiêm tốn, nhút nhát, hay dằn vặt, dễ nảy sinh lòng đố kỵ và khá nhạy cảm trước những lời nhận xét của mọi người. Với mong muốn mãnh liệt là được người khác công nhận, kính nể, họ sẽ trở nên vô cùng bảo thủ, cố chấp khi đối diện với sự chỉ trích từ nhiều phía. Đây chính là lý do những người này luôn tin rằng bản thân quá đáng thương và đau khổ.
4. Ái kỷ ác tính
Những bệnh nhân ái kỷ ác tính có xu hướng cư xử hung hăng, tàn bạo và thích thao túng người khác. Họ cảm thấy vui sướng khi chứng kiến người khác khổ sở. Nhóm đối tượng này đồng thời cũng biểu hiện chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, thích dẫn dắt những người xung quanh, coi thường chuẩn mực xã hội và không hề hối hận về hành vi sai trái của bản thân.
5. Ái kỷ tình dục
Những người ái kỷ tình dục bị ám ảnh mạnh mẽ bởi nhu cầu tình dục và luôn cố gắng tìm cách nhận được sự công nhận, ngưỡng mộ từ người bạn đời của mình. Họ luôn cố gắng thao túng người khác bằng chuyện tình dục và hành xử khá thô bạo trong các mối quan hệ lãng mạn.
6. Ái kỷ Soma
Những người ái kỷ Soma có thể tìm được giá trị bản thân thông qua cơ thể chính mình. Họ sẽ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc nếu bản thân quyến rũ, xinh đẹp hơn so với người khác.
Do đó, họ thường bị ám ảnh bởi cân nặng, ngoại hình, nhan sắc cá nhân cũng như thích đánh giá ngoại hình của những người xung quanh. Ngoài ra, họ luôn ưu tiên mong muốn của bản thân và bỏ qua nhu cầu của người khác.
7. Ái kỷ trí tuệ
Đặc trưng quan trọng nhất của nhóm người này là khao khát khẳng định bản thân thông qua sức mạnh tâm trí. Họ tin tưởng rằng mình uyên thâm, tài giỏi và thông tuệ hơn người. Trong những năm tháng trưởng thành, họ luôn tìm cách phô diễn năng lực và trí tuệ của mình.
8. Ái kỷ tâm linh
Những người ái kỷ tâm linh có xu hướng lợi dụng những yếu tố tâm linh, tôn giáo để bao biện cho các hành động sai trái của mình. Họ thường đe dọa người khác bằng nhiều từ ngữ mang yếu tố tâm linh. Đồng thời, họ cũng cố gắng lý tưởng hóa, thần thánh hóa bản thân nhằm bảo vệ chính mình khỏi sự lo lắng, bất an, đồng thời củng cố, nâng cao vị thế xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ
Nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa được các nhà khoa học làm rõ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng, gen di truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành rối loạn nhân cách ái kỷ (chiếm đến khoảng 50%). Những hành vi của cha mẹ (khen ngợi, nuông chiều, bỏ bê, ngược đãi…) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, vấn đề văn hóa và môi trường sinh sống (xem các vai diễn ái kỷ, chiến tranh, môi trường thù địch…) cũng liên hệ mật thiết đến sự hình thành – phát triển của hội chứng này. Hai yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh lý bao gồm: phụ huynh đánh giá quá cao tài năng, nhan sắc và tầm quan trọng của con em hoặc cha mẹ chỉ trích, phê bình con gay gắt thái quá, khiến trẻ sợ hãi, ám ảnh.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách ái kỷ
Dạng rối loạn tâm thần này phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ và có thể bắt đầu từ thời thiếu niên hay lúc trưởng thành. Bệnh nhân thường rất yêu mến bản thân, đến nỗi trở nên phô trương, lố lăng, tự cao tự đại. Họ có xu hướng phòng vệ vững chắc và phản ứng quyết liệt khi hình ảnh hoàn hảo của bản thân bị đe dọa. Đa số người bệnh rất hung hăng và có lối sống không lành mạnh (chi tiêu quá tay, quan hệ tình dục phóng túng…).
Ngoài ra, bệnh nhân thường có vẻ người vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn. Điều này tạo nên lợi thế đặc biệt cho họ trong những lần gặp gỡ đầu tiên. Tuy nhiên, theo thời gian, họ sẽ bắt đầu buồn bã, ưu phiền và gặp phải rất nhiều khó khăn trong các mối quan hệ nghiêm túc, dài lâu. Thông thường, cuộc sống của những người rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ xuống dốc dần dần từ độ tuổi 30 trở đi.
Các triệu chứng đặc trưng của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm:
- Phóng đại khả năng và tài năng của bản thân
- Xấu hổ, tức giận khi bị phê phán, chỉ trích và phản ứng bột phát, gay gắt trước những lời góp ý, nhận xét
- Mong muốn được mọi người chú ý, công nhận và ngưỡng mộ
- Cố gắng đạt được mục tiêu của mình bằng cách lợi dụng những người xung quanh
- Không thể đồng cảm với người khác hoặc cố ý phớt lờ họ
- Nhạy cảm quá mức trước thất bại của bản thân
- Ảo tưởng về thành công của chính mình
- Ý thức mãnh liệt về quyền lợi cá nhân
- Đòi hỏi sự chiều chuộng, đáp ứng liên tục đến từ người khác
- Tin tưởng rằng bản thân thực sự xuất chúng, vượt trội và không thể đánh bại
- Quan tâm đặc biệt tới quyền lực, sắc đẹp, thành công và địa vị xã hội
- Cư xử thượng đẳng và khinh thường người khác để chứng minh bản thân vượt trội, cao quý
- Thường xuyên ghen tỵ với người khác và cho rằng người khác cũng đang ganh ghét mình
- Dễ tức giận hoặc trở nên thiếu bình tĩnh khi không được đối xử đặc biệt như mong muốn
- Gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi
- Cảm thấy ủ rũ và chán nản khi nhận thức về sự thiếu hoàn hảo, chưa toàn diện của mình
- Có cảm giác xấu hổ, bất an, nhục nhã và dễ bị tổn thương trong sâu thẳm con người
- Thích đưa ra lời khuyên vì luôn cho rằng bản thân có kiến thức uyên thâm và góc nhìn sâu sắc
- Ghét phải chờ đợi
- Có tham vọng vô hạn trong cuộc sống
- Nghĩ rằng mình thực sự quan trọng, hấp dẫn, xuất sắc và quyến rũ
- Khao khát giành được chiến thắng trong mọi tình huống
- Nuôi dưỡng hận thù và luôn tìm cách đáp trả
- Không bao giờ hạ mình nhận lỗi, thường phủ nhận trách nhiệm
Biện pháp chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chứng bệnh này thông qua việc nghiên cứu tiền sử bệnh lý cũng như quan sát các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của rối loạn nhân cách ái kỷ.
Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số bài kiểm tra khác nhằm xác định xem bệnh nhân có đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến hội chứng này không. Theo DSM-5, các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ái kỷ bao gồm:
Sự rối loạn trong những hoạt động hàng ngày về:
- Nhân cách: Người bệnh dựa vào góc nhìn của người khác để xác định giá trị và tầm quan trọng của bản thân, hạ thấp người khác, tâng bốc chính mình.
- Hướng đi của bản thân: Mục đích sống quan trọng hàng đầu của họ là đạt được sự công nhận, ngưỡng mộ, tán thưởng của những người xung quanh. Họ cho rằng năng lực, khả năng và mục tiêu của họ rất đặc biệt và do đó, họ xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất thế gian.
Sự rối loạn trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội về:
- Thấu cảm: Bệnh nhân không thể nhận thức hay xác định được cảm xúc và mong muốn của người khác; phản ứng thái quá trước những phản hồi của những người xung quanh; đánh giá sức ảnh hưởng của mình lên người khác quá cao hoặc quá thấp.
- Quan hệ tình cảm: Người bệnh không hề quan tâm quan sát sở thích và nhu cầu của đối phương. Các mối quan hệ của họ chỉ tồn tại để đáp ứng kỳ vọng phục vụ cái tôi cá nhân.
Nhìn chung, hầu hết các ca rối loạn nhân cách ái kỷ đều được chẩn đoán ở độ tuổi trưởng thành vì đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang trong quá trình phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, nếu cần chẩn đoán bệnh lý ở hai nhóm người này, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 1 năm.
Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ
Trên thực tế, tỷ lệ mắc phải bệnh lý này không cao. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân đang tăng lên đáng kể. Tương tự các dạng rối loạn nhân cách khác, rối loạn nhân cách ái kỷ khá khó trị.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là trị liệu tâm lý. Thông qua những cuộc trò chuyện, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh khám phá tiềm thức của bản thân, xây dựng góc nhìn khách quan, toàn diện, từ đó thay đổi suy nghĩ, điều chỉnh thái độ, tư duy và hành vi của họ.
Điều trị nội khoa
Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa khỏi chứng bệnh này. Thế nhưng, nếu người bệnh có các biểu hiện lo âu, trầm cảm hoặc những tình trạng liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn một số loại thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm.
Trị liệu tâm lý
Liệu pháp tâm lý cá nhân được xem là giải pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ hàng đầu. Cha mẹ và những người thân trong gia đình cần chủ động trò chuyện với bệnh nhân hàng ngày để tăng cường gắn kết. Bên cạnh đó, liệu pháp nhận thức hành vi cũng được nhiều bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý áp dụng. Kỹ thuật này giúp phát hiện những hành vi và niềm tin không lành mạnh, từ đó thay thế chúng bằng các thói quen và hành động tích cực, lạc quan.
Điều chỉnh lối sống
Để chữa khỏi rối loạn nhân cách ái kỷ, bệnh nhân cần đầu tư nhiều thời gian, tiền của, công sức, đồng thời cam kết kiên trì theo đuổi liệu trình, tuyệt đối không bỏ cuộc giữa chừng. Ngoài ra, bạn hãy:
- Suy nghĩ thoáng hơn, tập trung tối đa vào kết quả điều trị
- Tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh lý
- Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Cai nghiện thuốc lá, ma túy và các chất kích thích
- Học cách thở sâu, quản lý căng thẳng và thư giãn thường xuyên
- Sống chan hòa, cởi mở
- Thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu tâm lý bất thường, nhất là khi xuất hiện ý nghĩ muốn làm hại chính mình hoặc người khác
Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên, vấn đề có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường cho bản thân bệnh nhân và cộng đồng xã hội. Do đó, chúng ta cần tự nâng cao nhận thức và chủ động phòng tránh tình trạng này bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tâm sự với những người thân thương, làm việc điều độ và kết hợp thư giãn tinh thần đúng cách.
chứng này hay gặp ở giới văn nghệ sĩ hay những gia đình khá giả lắm
nhiều người không có tiền họ cũng có thể mà, trước gặp bạn của thằng bạn mình mà nhà thì bình thường thôi nhưng luôn khoe mẽ rằng mình làm được nhiều thứ và những gì mình làm được là to lớn ý, nên rất tự hào, kể đi kể lại mặc dù chả ai nghe
chỗ khu tôi ở đoạn dương nội ý, ôi giới, một tràng đa cấp suốt ngày hò hét tự hào bản thân này nọ, nhìn là phát ớn luôn
ai vào đường dây đa cấp thì không ái kỷ cũng ái kỷ ý
công nhận, vào đấy xong kiểu bán được hàng là tự hào bản thân lắm, mà cũng chả quan tâm đến ai cả ngoài lợi ích của riêng mình
mọi đối tượng ý bạn không phải riêng gì đối tượng đó đâu
nhiều người lắm bạn trẻ ơi, người già, học sinh hay bất kể một lĩnh vực nào cũng có thể mà, đây là kiểu dạng tự hào về mình quá nên lúc nào cũng nghĩ mình là nhất ý
đọc bài này làm mình liên tưởng đến bạn mình lúc còn học đại học rồi, lúc nào cũng kiểu nghĩ mình xinh, mọi người phải chú ý đến mình, kiểu đến lớp các thứ cứ làm nũng người khác, đến khi nói người khác không nghe quay ra cáu xong nói xấu đủ thứ, yêu đương thì người yêu hầu tận chân mà ai nói gì thì chả quan tâm đâu nhớ
chảnh dữ vậy, có xinh thật không
trông bình thường thôi, cũng cs nét nên makeup lên trông cũng ổn, mà cái tính đó nhiều đứa ghét lắm, nên nó có mấy bạn đâu, toàn chơi với con trai đấy chứ
khéo mấy đứa con trai còn chạy mất dép ý
con trai lớp mình hồi đấy toàn đứa ngoan hiền nên cũng không để ý tình bạn mình mấy, cơ mà cũng có vài người nhận ra rồi nên cũng kiểu không thích ý
thằng em họ mình cũng thế, ở nhà bố mẹ chiều quá nên cứ nghĩ mình là tướng, ra ngoài ăn nói cộc lốc xong sai người khác như con, mấy lần cô gì chú bác bảo nhắc thì cãi cũn xong bỏ đi chắc cũng là bị chứng này rồi
cũng có thể, chiều quá hóa hư, thế này hỏng rồi
khổ, góp ý với bố mẹ mà bố mẹ vẫn chiều quá, không nói được, giờ chả ai bảo được nó
khó lắm, thôi thì cứ để xã hội dậy dỗ đi vậy
con gái rất hay kiểu bị ảo tưởng mình xinh ý
bệnh này na ná rối loạn cảm xúc nhỉ
cũng hơi hơi thôi, chứ giống sao được, cái kia về cảm xúc của mình thay đổi thất thường, còn cái này là kiểu ảo tưởng quá đà ý
cả 2 đều hơi khó nhận ra
ừ, chả biết thế nào, đọc dấu hiệu cũng giống cảm xúc của mình thôi mà nhỉ
nhà em có em gái tính rất cục cằn và khó bảo, nếu nói chuyện hơi chê bai thôi là cục tính lên xong hết toáng rồi chạy vào phòng đóng cửa, nhắc nhở vấn đề gì cũng vậy, em gái em vẫn đi học đi chơi bình thường, ở ngoài không biết chứ ở nhà trầm lắm
bình thường 2 chị em có tâm sư với nhau nhiều không
cũng không nhiều lắm, nếu có nói chuyện thì toàn vấn đề của em thôi, không dám nói vấn đề của nó sợ nó lại cáu
có thể em bạn đang trốn tránh những khuyết điểm bản thân, hoặc một sự tiêu cực nào đó đã xảy ra trong gia đình mới khiến em bạn như thế
giờ em cũng không biết làm cách nào để em em chia sẻ về mình đây
khó đấy, có khi cần nhờ chuyên gia tâm lý bạn ạ
em cũng đang tính thế, chứ cứ kéo dài như này gia đình em rất hay mất vui
bất ổn như vậy chắc chắn hồi nhỏ gặp biến cố nào mạnh rồi bạn, nghi là bệnh này https://tamlytrilieunhc.com/dich-vu/roi-loan-cam-xuc
em đọc bài viết này thì thấy một số dấu hiệu đúng nhưng đọc bài viết của anh em cũng thấy đúng, loạn quá
thôi cho đi khám đi, khám ở đây luôn này bạn, đảm bảo là sẽ ra bệnh, nhà mình từng trị liệu ở đây rồi
vâng, em cảm ơn chị