Sợ (Ngại) Giao Tiếp Xã Hội: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục

Sợ giao tiếp xã hội không đơn thuần là tính cách nhút nhát, tự ti mà là biểu hiện của hội chứng tâm lý. Người mắc chứng bệnh này thường sợ hãi quá mức trước các tình huống xã hội, từ đó có xu hướng né tránh và sống cô lập, tách biệt với mọi người.

sợ giao tiếp xã hội
Ngại/ sợ giao tiếp xã hội là vấn đề tâm lý cần được thăm khám và điều trị

Sợ/ ngại giao tiếp xã hội là gì?

Sợ/ ngại giao tiếp xã hội (Social Anxiety Disorder) còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn lo âu xã hội. Nhiều người nhầm tưởng đây là đặc điểm tính cách của những người nhút nhát, tự ti, sống hướng nội và khép kín. Tuy nhiên, sợ giao tiếp xã hội là biểu hiện của một dạng rối loạn lo âu mà người bệnh thường sợ hãi, căng thẳng và lo lắng quá mức trước các tình huống xã hội với mức độ không tương xứng.

Thông thường, chúng ta có thể lo lắng và run khi đứng trước một sân khấu lớn. Tuy nhiên, người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội luôn thường trực nỗi sợ, cảm giác lo âu, căng thẳng trước những tình huống xã hội rất bình thường như trò chuyện qua điện thoại, phát biểu giữa đám đông, bắt chuyện với người khác, ăn uống ở nơi công cộng,…

Người mắc chứng bệnh này luôn có ý nghĩ mọi người đang chú ý, bình phẩm và đánh giá bản thân. Đồng thời bệnh nhân luôn dự đoán những hậu quả xấu nhất nếu bản thân tham gia các tình huống xã hội. Vì quá lo lắng và sợ hãi nên người bệnh có xu hướng né tránh và ngại giao tiếp, gặp gỡ.

Mỗi cá nhân là một phần của xã hội. Việc sợ hãi quá mức với những tình huống giao tiếp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị, nỗi sợ có thể lớn dần lên khiến bệnh nhân thu mình, không ra khỏi nhà và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Người sợ giao tiếp xã hội có biểu hiện gì?

Các triệu chứng ngại giao tiếp xã hội thường khởi phát ở giai đoạn vị thành niên (khoảng 13 – 14 tuổi) và rất hiếm khi xảy ra sau 25 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này cao hơn nam giới gấp 2 lần.

Người sợ giao tiếp xã hội thường sẽ có những biểu hiện như:

1. Luôn xấu hổ về bản thân

Biểu hiện thường thấy ở người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội là luôn xấu hổ về bản thân. Họ luôn có cảm giác xấu hổ khi bước vào đám đông (chẳng hạn như bước vào lớp học khi mọi người đã vào đầy đủ), giao tiếp với người lạ, ăn uống ở nơi công cộng,… Cảm xúc xấu hổ bắt nguồn từ việc người bệnh cho rằng những người xung quanh đang chú ý và bình phẩm bản thân.

Điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội
Người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội luôn có cảm giác xấu hổ về bản thân

Vì luôn xấu hổ về bản thân nên người ngại giao tiếp xã hội thường sống khép kín, cô lập, ít khi trò chuyện với người lạ và hầu như không có bạn bè. Hoặc có thể có một vài người bạn thân đã kết bạn từ khi còn nhỏ. Cũng vì cảm giác xấu hổ nên người bệnh rất ít khi giao tiếp bằng mắt và luôn né tránh ánh mắt của người khác.

2. Lo sợ người khác biết được bản thân đang lo lắng

Người sợ giao tiếp xã hội luôn có nỗi sợ về việc người khác biết được bản thân đang lo lắng. Vì vậy trong các cuộc trò chuyện, người mắc chứng bệnh này thường lựa chọn cách im lặng và chỉ nói khi cần thiết. Hơn nữa, vì lo sợ người khác biết được bản thân đang lo lắng nên người bệnh hay chú ý đến những người xung quanh để xem ánh mắt của họ có đang hướng về mình hay không.

Khi người khác nhìn người bệnh bằng ánh nhìn phán xét, bản thân bệnh nhân sẽ có nỗi sợ lớn, lo lắng, bất an,… Thậm chí một số người còn xuất hiện các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đỏ bừng mắt, tay run rẩy, choáng váng, khó thở,… và đôi khi có thể ngất xỉu.

3. Né tránh các tình huống xã hội

Người sợ giao tiếp xã hội luôn né tránh các tình huống xã hội như phát biểu trước đám đông, trò chuyện với người lạ, hẹn hò, ăn uống ở nơi công cộng,… Với trẻ còn đi học, trẻ có thể bày tỏ với bố mẹ việc sợ đến trường do cảm giác sợ hãi khi bước vào lớp học và khi bị giáo viên gọi lên bảng.

Điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội
Vì bị nỗi sợ chi phối nên người bệnh thường né tránh các tình huống xã hội

Người lớn mắc phải chứng bệnh này thường lựa chọn các công việc không phải giao tiếp và gặp gỡ. Nhiều người còn lựa chọn làm việc tại nhà để hạn chế tối đa các tình huống xã hội. Tuy nhiên, điều này khiến cho cơ hội nghề nghiệp bị giới hạn dù bản thân có khả năng tìm kiếm các công việc tốt với mức thu nhập ổn định hơn.

4. Lo lắng về những sự kiện chưa từng xảy ra

Ngoài những triệu chứng trên, người ngại giao tiếp xã hội còn có nỗi sợ và lo lắng về những sự kiện hoàn toàn chưa xảy ra. Chẳng hạn như bệnh nhân có thể tưởng tượng bản thân lên phát biểu hoặc biểu diễn ở các sân khấu lớn nhưng không thực hiện tốt. Kết quả là bị mọi người bình phẩm, chỉ trích và chê cười.

Đôi khi, người bệnh có thể nhận thấy sự vô lý về mặt cảm xúc và suy nghĩ nhưng không thể nào kiểm soát. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực và nỗi sự vô lý, thái quá về các tình huống xã hội.

5. Chỉ trích kỹ năng xã hội của bản thân

Nếu như người bị rối loạn lo âu lan tỏa dành nhiều thời gian để tìm ra giải pháp cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, thì người sợ giao tiếp dành nhiều thời gian để nhớ lại các cuộc giao tiếp của bản thân với người khác. Hình ảnh cuộc trò chuyện sẽ được tua đi tua lại với mục đích đánh giá và chỉ trích những kỹ năng xã hội của bản thân.

Người bệnh luôn tìm ra những sai sót của bản thân và chỉ trích chính mình. Thậm chí, một số người còn tự phán xét bản thân một cách khắc nghiệt. Điều này gây ra sự đau khổ nhất định cho người bệnh. Về lâu dài, bệnh nhân có thể phải đối mặt với căng thẳng và trầm cảm.

6. Dự đoán hậu quả tiêu cực cho các tình huống xã hội

Khi phải đối mặt với những tình huống xã hội, người sợ giao tiếp xã hội luôn dự đoán hậu quả tiêu cực nhất cho những tình huống này. Ví dụ như khi thầy cô gọi lên bảng phát biểu, người bệnh sẽ có ý nghĩ bản thân chắc chắn gặp phải tình trạng lúng túng, vấp khi đọc bài phát biểu, bài phát biểu có nội dung không xuất sắc,… Sau đó, cả lớp sẽ chê cười và cho rằng bản thân là kẻ vô dụng, kém cỏi.

Điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội
Người bệnh thường dự đoán hậu quả tiêu cực khi bản thân tham gia vào các tình huống xã hội

7. Xuất hiện triệu chứng thể chất khi đối mặt với nỗi sợ

Khi đối mặt với nỗi sợ (giao tiếp với người lạ, phải nói chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông,…), bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng thể chất như:

  • Đỏ bừng mặt
  • Tay chân run rẩy, lạnh cóng hoặc đổ mồ hôi
  • Cảm thấy nghẹn thở, thở nông, nhịp tim nhanh,…
  • Lo lắng, bất an
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Căng cơ
  • Khó chịu ở vùng thượng vị
  • Choáng váng
  • Hoa mắt
  • Ngất xỉu
  • Trẻ nhỏ thường có phản ứng quấy khóc và la hét

Khi đối mặt với các tình huống xã hội, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng thể chất cùng với nỗi sợ sâu sắc, sự lo lắng, bất an,… Những triệu chứng này khiến cho bệnh nhân nỗ lực né tránh tất cả những tình huống xã hội. Điều này khiến người bệnh cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc né tránh các tình huống xã hội sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra chứng ngại giao tiếp xã hội

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng ngại giao tiếp xã hội. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh lý này đều khởi phát triệu chứng sau khi trải qua sang chấn tâm lý (mất người thân, bị tai nạn nghiêm trọng, bị lạm dụng, lừa gạt tình cảm, áp lực học tập,…).

Điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội
Mất cân bằng các chất sinh hóa não được xem là yếu tố dẫn đến chứng sợ giao tiếp xã hội

Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng chứng ngại giao tiếp xã hội được cho là có liên quan đến những yếu tố sau:

  • Di truyền: Đa phần các rối loạn tâm lý đều có khả năng di truyền, bao gồm cả bệnh ngại giao tiếp xã hội. Các chuyên gia nhận thấy, người mắc chứng bệnh này thường gia đình từng bị rối loạn lo âu sợ xã hội, trầm cảm và các dạng rối loạn lo âu khác.
  • Mất cân bằng sinh hóa não: Các yếu tố sinh hóa não sẽ chi phối cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, khi các yếu tố này bị mất cân bằng, người bệnh có thể xuất hiện nỗi sợ vô lý, thái quá về một vấn đề nào đó. Hầu hết bệnh nhân bị chứng sợ giao tiếp xã hội đều có hạch hạnh nhân (cơ quan kiểm soát sự sợ hãi, lo âu) hoạt động quá mức. Điều này khiến người bệnh hình thành nỗi sợ vô lý về những tình huống xã hội không thực sự nghiêm trọng.
  • Yếu tố tâm lý xã hội: Ngoài các yếu tố trên, chứng ngại giao tiếp xã hội cũng có thể xảy ra do một số yếu tố tâm lý xã hội như gia đình bảo bọc quá mức, trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, thường bị cô lập, tẩy chay,… Bên cạnh đó, việc sống chung lâu dài với người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội (dù không cùng huyết thống) cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Một số yếu tố khác: Chứng sợ giao tiếp xã hội không khởi phát ngay từ khi còn nhỏ mà thường xảy ra vào giai đoạn vị thành niên cho đến năm 25 tuổi. Các chuyên gia nhận thấy, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi trải qua sang chấn tâm lý (bị bạn bè tẩy chay, sỉ nhục, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình cảm,…). Ngoài ra, người có tính cách nhút nhát và rụt rè cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có thái độ sống lạc quan, vui vẻ, hoạt bát,…

Sợ giao tiếp xã hội và hậu quả về lâu dài

Trên thực tế, hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề tâm lý chưa thực sự sâu sắc. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người nhầm tưởng sợ giao tiếp xã hội là đặc điểm tính cách, không phải là bệnh lý.

Sợ giao tiếp xã hội gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì người bệnh có xu hướng né tránh các tình huống xã hội nên quá trình học tập và làm việc sẽ gặp nhiều phiền toái, gián đoạn. Thông thường, trẻ mắc chứng bệnh này thường phải học tập ở môi trường đặc biệt để tránh sợ hãi khi phải đối mặt với đám đông. Điều này khiến trẻ lớn lên thiếu các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận,…

Bên cạnh đó, người sợ giao tiếp xã hội cũng bị giới hạn nghề nghiệp do không thể làm các công việc phải gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người. Họ thường lựa chọn công việc có thể work from home (làm việc tại nhà) và trao đổi chủ yếu qua email, tin nhắn.

Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội
Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội rất dễ bị trầm cảm nếu không được thăm khám và điều trị sớm

Ngoài những ảnh hưởng trên, người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội còn dễ bị stress, trầm cảm do luôn tự dằn vặt, đánh giá bản thân sau mỗi cuộc hội thoại với người khác. Nỗi sợ về việc người khác nhìn thấu sự lo lắng của bản thân cũng khiến người bệnh trở nên đau khổ, buồn bã, bi quan, chán nản, căng thẳng,… Để giải thoát mình, một số người tìm đến bia rượu, chất gây nghiện và tự cô lập bản thân.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội có thể nảy sinh ý nghĩ tự sát, tự hại vì cảm thấy quá tuyệt vọng. Một số người mất hẳn khả năng lao động và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chứng sợ giao tiếp xã hội có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề thể chất như hội chứng ruột kích thích, cao huyết áp, đau dây thần kinh tọa, đau mỏi vai gáy và mất ngủ.

Cách điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội

Khi nhận thấy bản thân có biểu hiện sợ giao tiếp xã hội, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Đối với chứng bệnh này, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng, tiền sử cá nhân, gia đình và sàng lọc các yếu tố thuận lợi để đưa ra chẩn đoán.

Dù nguyên nhân là gì, chứng sợ giao tiếp xã hội đều được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè cũng là động lực để bệnh nhân tích cực điều trị và nỗ lực vượt qua chứng bệnh này.

1. Liệu pháp hóa dược

Chứng sợ giao tiếp xã hội gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng, bất an,… dai dẳng. Về lâu dài, người bệnh còn có thể rơi vào trạng thái buồn bã sâu sắc và có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm. Do đó, thuốc là phương pháp đầu tiên được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Sử dụng thuốc giúp làm giảm triệu chứng về thể chất và tâm thần. Đồng thời nâng đỡ tinh thần người bệnh và giúp cho quá trình trị liệu tâm lý đạt kết quả khả quan hơn. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội
Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội

Các loại thuốc được dùng để điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs): SSRIs là loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất. Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não bộ, từ đó cải thiện tình trạng lo lắng, sợ hãi, bất an, bi quan,… Các loại thuốc SSRIs thông dụng bao gồm Sertraline, Fluoxetin, Citalopram, Fluvoxamin,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA): Nếu SSRIs không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét dùng nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nhóm thuốc này tác động đến nhiều chất nội sinh như serotonin, norepinephrine, dopamine,… nên cho tác dụng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, TCA gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với SSRIs. Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng phổ biến bao gồm Clomipramine, Amitriptyline,…
  • Thuốc giải lo âu: Ngoài thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thuốc giải lo âu. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là an dịu thần kinh và giảm lo âu, căng thẳng. Vì thuốc có khả năng gây nghiện nên thường chỉ được dùng ngắn ngày với liều thấp. Nếu dùng lâu dài, phải giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn. Các loại thuốc giải lo âu thường được dùng cho bệnh nhân sợ giao tiếp xã hội bao gồm Oxazepam, Diazepam, Chlordiazepoxide,…
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được dùng để cải thiện và ngăn chặn các triệu chứng thể chất xảy ra khi bệnh nhân đối mặt với những tình huống xã hội. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng như nhịp tim nhanh, thở nông, nghẹn thở, run rẩy, đỏ bừng mặt, tăng huyết áp, choáng váng,… Nhóm thuốc này chỉ được dùng khi cần thiết vì tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và tác dụng phụ lâu dài.

Trong tất cả các loại thuốc, chỉ có nhóm thuốc chống trầm cảm được dùng lâu dài cho bệnh nhân ngại giao tiếp xã hội. Thuốc thường được dùng trong nhiều tháng để ổn định các chất sinh hóa não, qua đó hạn chế tình trạng bệnh tái phát. Trong thời gian dùng thuốc, người nhà cần trang bị hiểu biết về bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc để kịp thời phát hiện và thông báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường.

2. Liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân ngại giao tiếp xã hội sẽ phải can thiệp đồng thời với liệu pháp tâm lý. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát nỗi sợ, sự lo lắng và giúp bệnh nhân đối mặt với các tình huống giao tiếp. Phần lớn bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) để điều chỉnh suy nghĩ, thói quen và hành vi không phù hợp.

Sợ giao tiếp xã hội là gì
Liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân chế ngự nỗi sợ và bình thường hóa khi đối mặt với các tình huống xã hội

Ngoài việc giúp bệnh nhân kiểm soát nỗi sợ và bình thường hóa khi đối mặt với các tình huống xã hội, trong liệu pháp tâm lý, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn thêm những kỹ năng cần thiết như liệu pháp tập luyện thư giãn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận, làm việc nhóm,… Việc trang bị kỹ năng “mềm” sẽ giúp người bệnh biết cách giải tỏa stress và dễ dàng hòa nhập với những người xung quanh.

Thông thường, liệu pháp tâm lý sẽ được thực hiện theo hình thức cá nhân. Tuy nhiên, người thân cũng có thể tham gia trị liệu cùng với hình thức trị liệu nhóm. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp người nhà hiểu hơn tâm lý của người bệnh, từ đó có cách ứng xử, thái độ phù hợp và hỗ trợ đáng kể cho người bệnh trong quá trình điều trị.

3. Các biện pháp tự cải thiện

Chứng sợ giao tiếp xã hội không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ mà còn gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất. Do đó, bản thân người bệnh cũng cần có những biện pháp tự cải thiện để nâng cao sức khỏe và vượt qua nỗi sợ của bản thân.

Sợ giao tiếp xã hội là gì
Ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân cũng cần cải thiện sức khỏe bằng lối sống lành mạnh

Các biện pháp tự cải thiện dành cho người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội:

  • Tập giao tiếp trước gương: Một trong những mẹo giúp vượt qua nỗi sợ giao tiếp với người lạ hay phát biểu trước đám đông là tập trước gương. Ví dụ như bệnh nhân có một bài thuyết trình trước cả lớp, hãy tập đi tập lại trước gương để chắc chắn bản thân trình bày một cách mạch lạc và cuốn hút. Nếu cần thiết, nên trao đổi với bác sĩ để dùng thuốc chẹn beta nhằm ngăn chặn các triệu chứng thể chất bùng phát.
  • Làm quen những người mắc bệnh sợ giao tiếp xã hội: Người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội rất sợ việc phải kết bạn và giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, nỗi sợ sẽ giảm đi đáng kể nếu kết bạn với những người cũng mắc bệnh lý này. Ngoài ra, trò chuyện với những người ngại giao tiếp xã hội cũng sẽ giúp bệnh nhân có thêm kinh nghiệm trong việc khống chế nỗi sợ và trở nên tự tin hơn.
  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là liệu pháp hỗ trợ trong điều trị các vấn đề tâm lý. Bệnh nhân mắc chứng sợ giao tiếp xã hội nên ngồi thiền mỗi ngày để giảm căng thẳng, lo âu, sợ hãi,… Đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ và giảm nhẹ các triệu chứng thể chất do chứng ngại giao tiếp xã hội gây ra.
  • Có lối sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội nên duy trì lối sống khoa học bằng cách ăn uống điều độ, đủ bữa, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc và tránh xa rượu bia, chất kích thích.

Chứng ngại giao tiếp xã hội gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh có nhiều điểm chưa rõ ràng nhưng gia đình có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng cách khuyến khích con trẻ kết bạn, vui chơi, không nên bảo bọc và nuông chiều trẻ quá mức.

Hy vọng qua những chia sẻ, người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội đã hiểu hơn về bệnh lý này và biết cách vượt qua nỗi sợ của bản thân. Bên cạnh đó, gia đình và bạn bè cũng cần hỗ trợ để người bệnh có động lực. Tránh thái độ kỳ thị, bình phẩm khiến bệnh nhân bi quan và tuyệt vọng.

Tham khảo thêm:

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Phương Thúy says: Trả lời

    hôm trước đi họp phu huynh về thấy cô giáo bảo con mình rất nhút nhát và ít nói, đọc đến bài này thấy dấu hiệu khá giống con của mình, mà 3 năm liên tiếp như vậy rồi từ hồi vào lớp 1 đến giờ

    1. Cha Mi says: Trả lời

      chắc con bạn không cho đi học mầm non chứ gì

      1. Nguyễn Phương Thúy says: Trả lời

        vâng, từ nhỏ đến lớn toàn ông bà trông thôi ạ

        1. Cha Mi says: Trả lời

          thế đúng nhát rồi, đi mẫu giáo cố giáo còn rèn kĩ năng hòa đồng các thứ cho rồi tiếp xúc bạn bè cũng khác chứ

          1. Nguyễn Phương Thúy says:

            căn bản tại ở quê ông bà buồn mà cũng rảnh nữa nên em gửi con về quê nhờ ông bà trông hộ để đi làm trên tp

          2. Cha Mi says:

            cũng nên kiếm lớp mầm non nào đó ở quê cho con học cho nó tiếp xúc quen dần

          3. Nguyễn Phương Thúy says:

            giờ em phải làm sao ạ

          4. Cha Mi says:

            hỏi con xem con thích học gì cho con học thêm, như đàn, hát nhảy múa ý cho con bạn năng động hơn

          5. Nguyễn Phương Thúy says:

            em lo quá, để em làm thử như chị bảo xem có cải thiện không, em cảm ơn ạ

    2. Trần Thu Hà says: Trả lời

      bạn nên dành thời gian cho truyện với con và đưa con đi ra ngoài cho con tiếp xúc quen với thế giới bên ngoài nhiều hơn thì sẽ ổn thôi

    3. Lương Thị Hảo says: Trả lời

      ai bảo bạn bắt học nhiều quá

      1. Nguyễn Phương Thúy says: Trả lời

        em có bắt học đâu ạ, xong bài vở em ở lớp em cũng không cho học thêm gì cả, chắc là có thể em ít cho ra ngoài nên vậy vì ngày trước em đọc mấy vụ bắt cóc xong đi lạc em sợ lắm

        1. Lương Thị Hảo says: Trả lời

          ôi, ra ngoài đi chơi thì có mình đưa đi chứ có phải cho đi 1 mình đâu bạn

  2. Lô Thị Kim Oanh says: Trả lời

    rèn cho thói quen thuyết trình là tự tin hết

  3. Lê Vũ Phong says: Trả lời

    ngày bé mình cũng thế này, thời gian học cấp 1, chả nói chả rằng với ai cả

    1. Đỗ Tiến Hải Dương says: Trả lời

      mình cũng thế, đến lớp học lủi thùi 1 mình xong đi về, ít nói đến mức cô giáo tưởng bị tự kỉ

  4. Định Thất says: Trả lời

    mình chỉ bị ngại đứng trước đông người thôi

    1. Lã Gia Hùng says: Trả lời

      đông người thì ai chả thế, mà đây là gặp bạn 1 với 1 mà còn không nói gì ý

    2. Trịnh Xuân Chiến says: Trả lời

      có phải mình bác ngại đâu,em ngại đến đỏ lòm mặt ý

  5. Trần Tuấn Anh says: Trả lời

    bị rối loạn lo âu cũng bao gồm cả chứng này nhỉ

    1. Hương Hin says: Trả lời

      hình như thế, nghĩ nhiều rồi tiêu cực cũng hay trốn tránh mọi người lắm, kiểu sợ bị người khác nhắc đến vấn đề của mình ý

      1. Trần Tuấn Anh says: Trả lời

        ơ, bác ở cơ quan em trước cũng bị rối loạn lo âu, bác cũng chạc tuổi rồi, mà mỗi lần ra tiếp xúc với bác bác cũng chỉ nói 1 2 câu rồi bác đi, nhiều lúc muốn ngồi chơi cũng ngại ghê

    2. Hoàng Hồng Nhung says: Trả lời

      tất nhiên rồi, sợ vấn đề của mình vậy thì nói năng với ai được nữa

  6. Hồ Thị Quỳnh says: Trả lời

    thường mấy bạn học sinh hay gặp tình trạng này lắm

    1. Thạch Thu Nga says: Trả lời

      nhiều thứ nhiều khía cạnh khiến con em mình trở nên nhút nhát mà, nhưng chủ yếu luôn là vấn đề của bố mẹ

      1. Hồ Thị Quỳnh says: Trả lời

        cạnh nhà mình có thằng cu lớp 6 rồi mà suốt ngày bị nhốt trong nhà thôi, trước thằng cu đấy nghịch lắm, chắc vì thế nên bố mẹ mới nhốt nó trong nhà không cho ra ngoài đường chơi, nhưng mà lâu dần thấy nó nhút nhát hẳn, hôm bữa sang nhà nó chơi mà nó không dám ra ngoài nhìn mặt mình luôn, bảo chào cũng không chào

        1. Thạch Thu Nga says: Trả lời

          nhốt trong nhà hằng ngày như vậy dễ tạo stress và tiêu cực cho con trẻ lắm

          1. Hồ Thị Quỳnh says:

            cũng tại nó nghịch lắm, mà nghịch kiểu phá làng phá xóm ý, nhiều lần bị tóm cổ mách với bố mẹ mà

  7. Đồng Thị Trang says: Trả lời

    con tôi 15 tuổi trung tâm có hỗ trợ vấn đề này được không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn và có thể trị liệu được cho con bạn nhé. Để hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể liên hệ tới số hotline 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn bạn nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *