Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp?
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp khiến sức khỏe ngày càng suy giảm trầm trọng và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và điều trị tại các bệnh viên uy tín để phòng tránh những nguy cơ này.
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch thế nào?
Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng bị suy nhược thần kinh, đặc biệt ở những người có thần kinh yếu, người phải làm việc quá sức, người suy nghĩ áp lực nhiều hay những người mắc các bệnh lý mãn tính cần phải điều trị kéo dài. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị.
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch huyết áp là hai vấn đề đặc trưng nhất liên quan đến các biến chứng của bệnh. Cụ thể huyết áp được thể hiện thông qua 2 chỉ số bao gồm huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) có mức độ bình thường trong khoảng 90 – 139mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) có chỉ số bình thường trong khoảng 60 – 89mmHg. Nếu chỉ số huyết áp nằm ngoài các khoảng này chứng tỏ đang có vấn đề.
Nếu người bệnh cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đau đầu mất ngủ, tim đập nhanh, dễ bị ngất thì chính là dấu hiệu của huyết áp thấp. Trong khi đó nếu dễ bị hốt hoảng, cảm thấy đau nhói tim, đau đầu, dễ chảy máu cam là biểu hiện của huyết áp cao.
Có thể thấy rõ ràng các triệu chứng trên đều là biểu hiện của chứng suy nhược thần kinh. Hầu hết bất cứ bệnh nhân nào nhẹ thì mệt mỏi choáng váng, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, nặng hơn thì hoảng loạn.
Các yếu tố này có liên quan mật thiết với huyết áp bởi nó đóng vai trò tác động lên động mạch để đưa máu từ tim đến hỗ trợ sự hoạt động của não bộ và các cơ quan. Thực tế vào ban đêm nếu huyết áp thấp hơn mức bình thường một chút sẽ không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu huyết áp luôn trong tình trạng cao/ thấp bất thường thì tuyệt đối không nên chủ quan.
Các yếu tố làm ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp có liên quan đến suy nhược thần kinh bao gồm
- Mất ngủ thường xuyên: Theo nhịp sinh học bình thường của cơ thể, khi ngủ chỉ số huyết áp khi ngủ có thể 15 điểm so với mức thông thường là làm giảm hoạt động của tim. Do đó nếu tiếp tục không được ngủ đủ, giấc ngủ chập chờn sẽ làm cho hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, khiến cho các mạch máu bị co lại, tim và mạch máu phải hoạt động nhiều hơn làm tăng huyết áp.
- Lo lắng, căng thẳng, stress: tình trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng vọt.
- Sử dụng các chất kích thích: Lạm dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích không chỉ là tác nhân gây suy nhược thần kinh mà còn làm tăng huyết áp.
- Lạm dụng hay dùng sai thuốc: đây cũng có thể là nguyên nhân khiến các chỉ số huyết áp bị thay đổi bất thường mà không nhiều người phát hiện.
Nói chung có thể thấy suy nhược thần kinh hoàn toàn ảnh hưởng rất nhiều đến các chỉ số huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, điển hình như tim mạch.
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch thế nào?
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch huyết áp và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cần biết rằng huyết áp và tim mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi bạn bị suy nhược thần kinh nếu thấy tim đập nhanh, khó thở dù đang trong trạng thái bình thường thì hoàn toàn có thể liên quan đến sự thay đổi bất thường của các chỉ số huyết áp.
Nguyên nhân là do huyết áp cao cũng làm tăng áp lực của mạch máu tại thành động mạch, và làm tim phải hoạt động năng suất hơn nhằm kiểm soát được sức cản trong lòng mạch. Điều này đồng nghĩa với việc cấu trúc tim bị thay đổi khiến cho tính đàn hồi trong mạch máu cũng bị giảm. Tình trạng này cũng khiến các cholesterol xấu tích tụ tại động mạch gây đau tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim đồng thời tăng nguy cơ đột qụy.
Trong khi đó huyết áp thấp cũng gây ra rất nhiều các vấn đề ở hệ thống tim mạch. Khi huyết áp hạ xuống làm lượng oxy đưa đến các cơ quan bị thiếu hụt, tim và phổi cần phải hoạt động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ cho quá trình hô hấp. Lúc này người bệnh thở nhanh và ngắn hơn. Huyết áp thấp chính là nguyên nhân gây 25% các ca bị ngồi máu cơ tim và 30% cho các trường hợp tai biến khác.
Bên cạnh đó những vấn đề về huyết áp tác động đến tim mạch còn có thể gây ra một số vấn đề khác như đau nhức cổ, lưng, cánh tay; hoa dai dẳng; cảm thấy đau ở mắt cá chân; ăn uống mất ngon, chán ăn,s uy thận, giảm thị lực, mù lòa..
Cả hai tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quy. Chính vì thế cần nhanh chóng phát hiện và điều trị suy nhược thần kinh càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng này.
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch huyết áp phải làm gì?
Tất nhiên để đưa huyết áp về mức ổn định cũng như phòng tránh các vấn đề về tim mạch thì cần phải giải quyết các vấn đề cốt lõi chính là suy nhược thần kinh. Người bệnh cần đến các bệnh viên uy tín để có biện pháp thăm khám và điều trị thích hợp, tìm chính xác các nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Người bệnh cần chú ý rằng hướng điều trị huyết áp cao và thấp sẽ không hề giống nhau. Việc kiểm soát các triệu chứng này còn tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nên tránh việc tự ý điều trị có thể làm bệnh nặng hơn.
Một số biện pháp người bệnh có thể làm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do suy nhược thần kinh gây ra bao gồm
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở
- Cố gắng điều chỉnh lại đồng hồ sinh học ở mức ổn định. Nếu tình trạng mất ngủ tiếp tục vẫn kéo dài thì nên tham khảo cùng một số loại thuốc hỗ trợ
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
- Chú ý không nên tự ý dùng các thảo dược vì có thể không phù hợp với tình trạng huyết áp. Ví dụ trà khổ qua chỉ nên dùng cho người bị huyết áp cao mà không nên dùng cho người huyết áp. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các dược liệu hay các loại thuốc trước khi dùng, tốt hơn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra thường xuyên hơn
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày để nhanh chóng phục hồi sức khỏe toàn diện
- Điều trị sớm các bệnh lý nền nếu có
- Học cách kiểm soát căng thẳng, giảm lo lắng
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày, chú ý lựa chọn những bộ môn phù hợp, không nên tập các bài tập quá sức. Yoga là bộ môn phù hợp với cả những người suy nhược cơ thể hay tim mạch và có thể duy trì huyết áp ổn định hơn
- Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch huyết áp và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong nên cần nhanh chóng điều trị. Thay đổi lối sống lành mạnh, cân bằng thời gian nghỉ ngơi, nâng cao chất lượng giấc ngủ là những biện pháp cần thiết để phòng tránh tối đa những bệnh lý nguy hiểm này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!