Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) là gì? 7 liệu pháp phổ biến
Tâm lý trị liệu là giải pháp điều trị các chứng bệnh của thời đại mới. Tâm lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần và tháo gỡ mọi rào cảm trong cảm xúc, hành vi của con người khi mà thuốc và tây y không đáp ứng được.
Tâm lý trị liệu là gì?
Tâm lý trị liệu (psychotherapy) là một phương pháp trị liệu giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và cảm xúc của một người thông qua các cuộc trò chuyện với một nhà trị liệu có chuyên môn. Đây là một dạng trị liệu nhằm giải quyết các vấn đề tâm lý, cảm xúc và hành vi, từ những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày đến các rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn.
Phương pháp tâm lý trị liệu nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bản thân, thay đổi các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh và phát triển các kỹ năng đối phó hiệu quả hơn với những vấn đề tâm lý.
Tâm lý trị liệu có thể được thực hiện trong các buổi gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, hoặc trực tuyến. Thời gian và tần suất của các buổi trị liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ tiến triển của người bệnh.
Psychotherapy thường được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc các nhà trị liệu khác có chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực này.
Lịch sử ra đời của Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu vốn đã xuất hiện từ thời Hy Lạp Cổ đại với hình thức khá thô sơ. Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị lâu đời nhất cho đến nay.
Theo các nhà tâm lý trị liệu thời bấy giờ, bất kể ai đang cố gắng cảm thông với người đang đau khổ, hoặc cố gắng dỗ dành một đứa trẻ gào khóc, cũng được xem là đang thực hiện Psychotherapy.
Thuật ngữ “Tâm lý trị liệu” ra đời vào năm 1853 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đã có hơn 60 loại trị liệu tâm lý khác nhau được ra đời, với các dấu mốc quan trọng như:
- Cuối thế kỷ XVIII: Ngành tâm lý học phát triển mạnh, có nhiều đóng góp về mô tả vô thức, tính dục ở trẻ sơ sinh, giấc mơ, và mô hình về tâm trí con người.
- Từ năm 1853 – 1903: Liệu pháp tâm lý chính thức được sử dụng trong thực hành lâm sàng
- Năm 1940: Liệu pháp cá nhân được ra đời, tập trung vào việc truyền tải sự ấm áp, chân thành và cảm thông từ nhà trị liệu với bệnh nhân.
- Năm 1950: Liệu pháp hành vi được ra đời và điều trị chủ yếu cho các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
- Năm 1960: Hơn 60 liệu pháp tâm lý trị liệu khác nhau được áp dụng dưới nhiều hình thức
Tâm lý trị liệu áp dụng trong trường hợp nào?
Tâm lý trị liệu hiện là xu hướng điều trị của thế kỷ 21. Chúng không chỉ cải thiện tâm lý, mà còn khắc phục trở ngại về hành vi, nhân cách và sức khỏe.
Nhiều người tìm đến tâm lý trị liệu khi:
- Không thể quản lý tốt cuộc sống của chính mình
- Sức khỏe tinh thần và thể chất thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
- Bệnh lý đã ở giai đoạn nặng, khó điều trị dứt điểm bằng thuốc tây y
- Mất cân bằng cuộc sống, công việc, và các mối quan hệ
- Muốn thay đổi thói quen xấu
Dựa trên từng đối tượng, các chuyên gia sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý trị liệu phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng phổ biến.
Các phương pháp trị liệu tâm lý hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại con người đã tìm ra rất nhiều các liệu pháp can thiệp tâm lý trị liệu khác nhau. Chỉ tính đến năm 1994, thạc sỹ tâm lý Alan Kazdin (Giám đốc Trung tâm nuôi dạy con Đại học Yale của Mỹ) cho biết đã có khoảng 400 liệu pháp tâm lý dành cho người lớn và 200 liệu pháp tâm lý dành cho trẻ nhỏ.
Hiện nay, các phương pháp trị liệu tâm lý được phân thành 4 nhóm chính, đó là:
1. Phương pháp hướng dẫn chỉ huy
Trong số các phương pháp Tâm lý trị liệu thì liệu pháp hướng dẫn chỉ huy được xem là đơn giản và hạn chế nhất. Khi áp dụng phương pháp này, các nhà trị liệu sẽ trực tiếp giải đáp mọi vấn đề gây rối loạn tâm lý cho người bệnh.
Mục tiêu của phương pháp hướng dẫn chỉ huy là giúp người bệnh giải quyết nhanh chóng các vấn đề tâm lý tương đối ít quan trọng. Tuy nhiên, chỉ những người có uy tín, tạo độ tin tưởng cho người bệnh mới có thể sử dụng liệu pháp này.
2. Phương pháp tập trung vào bệnh nhân
Với phương pháp tập trung vào bệnh nhân, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh nhận ra vấn đề thật sự mà mình đang phải đối diện. Chỉ khi người bệnh thật sự can đảm nhìn nhận các rắc rối đó một cách thực tế mới có thể giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Lúc này, người bệnh sẽ chia sẻ nói ra những điều phiền muộn mà mình cảm nhận được. Sau đó, các nhà trị liệu sẽ chỉ ra rằng, tại sao họ lại mắc phải căn bệnh này và tại sao lại xuất hiện những phản ứng như hiện nay.
Khi người bệnh không bị chỉ huy, họ sẽ nói và nhận ra được mối liên quan giữa cảm xúc, thái độ và hành vi của mình. Trong suốt quá trình trị liệu, các nhà tâm lý sẽ giúp họ tiến hành quá trình phát triển nhân cách theo chiều hướng trưởng thành hơn; giúp người bệnh biết sử dụng ý chí để thay đổi bản bản thân.
Nhìn chung, với phương pháp này các nhà tâm lý trị liệu sẽ chỉ xuất hiện với vai trò là người lắng nghe và thể hiện thái độ phản ứng của mình trước câu chuyện của người bệnh. Mọi sự phát triển, cải thiện tình trạng của bệnh nhân đều phụ thuộc vào ý chí của họ.
3. Phương pháp trị liệu thái độ hành vi
Trong số các phương pháp trị liệu tâm lý thì phương pháp trị liệu thái độ hành vi được nhiều người tin dùng nhiều nhất hiện nay. Liệu pháp này có tác đụng điều trị trực tiếp các hành vi và cử chỉ bất thường của người bệnh.
Nếu như phương pháp phân tâm trị liệu sẽ chỉ chú ý đến những vấn đề cơ bản trong quá trình hoạt động tâm lý và hình thành tính cách con người. Thì phương pháp trị liệu thái độ hành vi sẽ giúp người bệnh loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng cho dù người bệnh có hiểu những vấn đề mà bản thân đang gặp phải hay không.
4. Phân tâm liệu pháp
Phân tâm là một liệu pháp do Freud nghiên cứu ra sau khi ông ấy nhận ra rằng, việc sử dụng thôi miên không giải quyết được hết những rối loạn trong tâm trí con người.
Liệu pháp phân tâm cổ điển được sinh ra với mục đích là đưa trường ý thức để làm rõ những ham muốn, nhu cầu, dụ vọng trong vô thức của người bệnh. Nhà nghiên cứu cho rằng, những ham muốn và dục vọng này chính là yếu tố gây ra chứng rối loạn tâm thần của con người. Chỉ khi nhà trị liệu làm sáng tỏ được những yếu tố này ở bình diện ý thức thì trạng thái tâm lý mới thật sự được giải quyết.
Trong số các phương pháp tâm lý trị liệu được sử dụng hiện nay thì, phân tâm liệu pháp là một kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều sự công phu và thời gian. Mục tiêu của phương pháp này đó là đi sâu vào tiềm thức, tìm hiểu những ký ức chịu nhiều xung đột và gặp phải các tác nhân khiến tâm trí người bệnh bị kìm chế.
Khi đã tìm hiểu được vấn đề mà người bệnh gặp phải, các nhà chuyên gia sẽ giúp người bệnh vượt qua các rào cản trong quá khứ đó nhưng trong một khung cảnh thực tế. Hiện nay, các nhà Tâm lý học vẫn cho rằng cách tiến hành đó hoàn toàn có thể đem lại hiệu quả tốt; giúp người bệnh cải tiến sâu rộng về cá tính, tâm lý của họ hơn.
Một số các kỹ thuật mà chuyên gia tâm lý thường sử dụng để giúp những xung đột trong tiềm thức vốn đã bị kiềm chế đi vào ý thức và giúp người bệnh hiểu được vấn đề của mình như:
- Kỹ thuật liên tưởng tự do
- Kỹ thuật phân tích mộng
- Kỹ thuật chống đối
- Kỹ thuật chuyển di
7 liệu pháp (kỹ thuật) tâm lý trị liệu phổ biến nhất
Ở xã hội hiện đại ngày nay, có 7 liệu pháp trị liệu tâm lý được sử dụng phổ biến, gồm các kỹ thuật sau:
1. Liệu pháp phân tâm học
Phân tâm học là liệu pháp dựa trên sự hiểu biết về những quá trình tâm thần vô thức để xác định suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người.
Các nhà chuyên môn sử dụng chúng để xác định, liên kết quá trình với mọi vấn đề trong tâm lý, hoặc thể chất mà khách hàng đang gặp phải.
Liệu pháp này được áp dụng khi khách hàng không hài lòng với hành vi, thói quen của chính họ, nhưng không có cách nào thay đổi.
Liệu pháp phân tâm học rất được xã hội hiện đại ngày nay tin dùng. Liệu pháp này đưa khoa học Tâm lý trị liệu trở thành xu hướng điều trị của thế kỷ 21.
2. Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp hành vi nhận thức giúp khách hàng dễ dàng tập trung vào suy nghĩ và hành vi của chính mình. Từ đó, họ có thể đương đầu, xóa bỏ những thay đổi tiêu cực.
Các nhà trị liệu không cần đi sâu vào tiềm thức để xác định yếu tố tiêu cực đến từ đâu. Họ chỉ cần xác định đúng những tiêu cực đang diễn ra.
Để khắc phục, các nhà chuyên môn sẽ đưa ra nhiều bài tập hàng ngày, hàng tuần và hướng dẫn khách hàng làm theo.
Theo thống kê, đã có 75% khách hàng đã khỏi bệnh. Số còn lại đã thay đổi được hành vi, nhận thức sai lệch, và cải thiện tốt triệu chứng bệnh lý.
3. Liệu pháp tập trung vào khách hàng
Khi áp dụng liệu pháp tập trung vào khách hàng, nhà tâm lý trị liệu luôn đem đến sự đồng cảm, chấp nhận, tôn trọng và hỗ trợ khách hàng một cách vô điều kiện.
Khách hàng được trao quyền, và hoàn toàn có thể tự tìm “lối thoát” cho mình. Vai trò của nhà chuyên môn là giúp người bệnh đi theo lối tư duy tích cực; đưa ra lựa chọn đúng đắn và trưởng thành hơn.
4. Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân
Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân tập trung vào các mối quan hệ xung quanh khách hàng. Những mối quan hệ đó thường là gia đình, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp,…
Chuyên gia sẽ tìm ra những xung đột tâm lý giữa khách hàng và thế giới xung quanh họ. Từ đó, khách hàng sẽ thể hiện rõ được hành vi, cảm xúc không lành mạnh, và sau đó khắc phục dần.
5. Liệu pháp tâm động học
Tâm động học là liệu pháp truyền thống và được sử dụng rất nhiều. Liệu pháp này đi sâu vào tâm lý con người và tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây bệnh (gây ra hành vi tiêu cực).
Các nhà tâm lý trị liệu sẽ yêu cầu bệnh nhân tự kiểm tra, và phản ánh những rắc rối của cuộc sống trong quá khứ. Thông qua đó, khách hàng sẽ hiểu gốc rễ của tiêu cực, tại sao họ lại có cách ứng xử như vậy.
Cuối cùng, nhà chuyên môn sẽ giúp khách hàng gỡ bỏ đi những mặc cảm, trở ngại trong tâm lý.
6. Liệu pháp giải quyết vấn đề
Nhà chuyên môn sử dụng liệu pháp giải quyết vấn đề giúp khách hàng quản lý được tâm lý, cảm xúc. Liệu pháp này cũng ngăn chặn những thói quen tiêu cực tồi tệ hơn.
Thông qua đó, nhà trị liệu khuyến khích khách hàng áp dụng lối sống lành mạnh hơn. Khách hàng được yêu cầu kết nối với gia đình và bạn bè để cải thiện tâm trí.
7. Liệu pháp gia đình
Trong số 7 liệu pháp được sử dụng nhiều nhất thì liệu pháp gia đình và cách giải quyết tốt nhất cho các chứng bệnh như: trầm cảm, rối loạn cảm xúc hay rối loạn lo âu,…
Liệu pháp này cho phép khách hàng cùng các thành viên trong gia đình kết nối lại với nhau để cùng loại bỏ những căng thẳng trong đời sống.
Mục tiêu của phương pháp tâm lý trị liệu
Sự ra đời của phương pháp Tâm lý trị liệu nhằm giải quyết gốc rễ của những vấn đề tâm lý. Thông qua đó, khách hàng xác định được nguyên nhân và giải quyết chúng.
Tâm lý trị liệu đã giúp hàng triệu người trên thế giới đạt được những điều mà họ mong muốn như:
- Thực hiện hóa chính mình
- Quản lý được cuộc sống
- Cân bằng các mối quan hệ
- Trả lại hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống
- Khai thác tiềm năng nghề nghiệp
- Hồi phục sức khỏe con người hoàn toàn tự nhiên
Việc kết hợp điều trị Tâm lý trị liệu và thuốc Tây y sẽ giúp đẩy quá trình hồi phục của các bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, tim mạch,…
Đồng thời, khách hàng cũng hình thành thói quen sống tốt, tập luyện thể dục thể thao, và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ hơn.
Những bệnh lý cần can thiệp Tâm lý trị liệu chuyên sâu
Dưới đây là những bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây y:
- Trầm cảm
- Tự kỷ
- Mất ngủ – Khó ngủ
- Stress – Căng thẳng mệt mỏi
- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn lo âu – Buồn chán
- Hoà hợp mối quan hệ
- Tìm điểm cân bằng trong cuộc sống
- Đau đầu – Chóng mặt
- Rối loạn tiền đình
- Suy nhược cơ thể
Các dạng bệnh lý này thường xuất phát từ những bất ổn trong tâm trí. Vì vậy việc điều trị bằng thuốc chỉ có thể giải quyết được bề nổi của vấn đề.
Người ta tìm đến Tâm lý trị liệu không chỉ để khắc phục các triệu chứng của bệnh. Liệu pháp này mà còn giúp họ tìm lại hạnh phúc đích thực, và ngăn chặn bệnh tái phát.
VTV2 giới thiệu giải pháp trị liệu trầm cảm không dùng thuốc của Trung tâm NHC Việt Nam:
Những yếu tố tạo nên hiệu quả can thiệp Tâm lý trị liệu
Thành công của Tâm lý trị liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn điều quan trọng nhất không thể bỏ qua đó chính là: “Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và nhà trị liệu”
Niềm tin mà khách hàng đặt ở nhà chuyên môn chiếm tới 50% kết quả trị liệu. Việc xây dựng mối quan hệ tốt sẽ giúp nhà chuyên môn khai thác chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Cùng với đó, tầm ảnh hưởng của nhà chuyên môn sẽ giúp khách hàng có niềm tin vào tương lai. Niềm tin vào phương pháp mà họ đang áp dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Khách hàng không thể hiểu các học thuyết hay lý luận chuyên môn, họ chỉ có thể ghi nhận thái độ và hành vi ứng xử từ các chuyên gia.
Vì vậy, cách chuyên gia tâm lý đồng hành cùng khách hàng có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị hơn cả những kỹ thuật mà nhà chuyên môn đang áp dụng.
Không tự nhiên mà giới khoa học đánh giá phương pháp Tâm lý trị liệu là nghệ thuật tạo ra sự khích lệ. Khách hàng sẽ ổn định tâm lý, có niềm tin, và dễ dàng đạt được mục đích điều trị hơn.
Những quan điểm sai lệch về Tâm lý trị liệu
Ở một số quốc gia, ngành khoa học Tâm lý trị liệu vẫn tồn tại nhiều hiểu lầm tiêu cực. Nhiều người còn cho rằng, Psychotherapy chỉ là giả dược. Họ cũng cho rằng chúng tương tự tư vấn tâm lý, và không có tác dụng chữa bệnh.
Để trở thành một nhà tâm lý trị liệu, các chuyên gia đều phải trải qua quá trình đào tạo và nghiên cứu chuyên nghiệp. Nhớ đó, họ mới có đủ khả năng hỗ trợ người khác.
Khi chúng ta vận dụng ngôn ngữ, cách giao tiếp, âm nhạc,… hay các hình thức can thiệp khác một cách có hệ thống, có ý thức thì sẽ tác động được đến người đối diện, thúc đẩy được nguồn năng lượng tích cực trong họ.
Lời khuyên từ chuyên gia Tâm lý trị liệu
Thật ra, mọi vấn đề trong cuộc sống đều có thể giải quyết nếu hiểu được nguyên tắc của chúng. Lời khuyên từ các chuyên gia chỉ mang tính chất dẫn dắt. Chung quy lại vẫn nằm ở nhận thức và lựa chọn của khách hàng.
1. Người bệnh cần làm gì khi sử dụng phương pháp Psychotherapy
Theo chuyên gia Bùi Thị Hải Yến (Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam):
“Cho đến nay chưa có bất kỳ nhà tâm lý trị liệu nào trực tiếp điều trị khỏi bệnh cho con người. Điều mà các nhà chuyên môn làm đó là đi sâu vào tâm trí và tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, dựa trên tình trạng thực tại của khách hàng và giúp họ tìm cách gỡ rối vấn đề, thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Việc có khỏi được bệnh lý hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào ý chí và niềm tin khách hàng dành cho nhà chuyên môn.”
Có thể thấy, trị liệu tâm lý bắt buộc phải có sự đồng thuận và tin tưởng từ người bệnh dành cho phương pháp can thiệp và chuyên gia trị liệu.
Các nhà chuyên môn ở đây đóng vai trò là người giúp bạn nhìn nhận vấn đề. Họ sử dụng kỹ thuật chuyên môn để lay động tâm trí, giúp khách hàng thực hiện hóa điều họ mong muốn.
2. Người thân bệnh nhân cần làm gì?
Chăm sóc cho người gặp trở ngại trong tâm lý cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Người bệnh luôn cần đến sự động viên, khích lệ và thậm chí là một người đồng hành cùng họ làm mọi thứ.
Một lời nói tử tế, bàn tay giúp đỡ ân cần và một nụ cười cũng có thể giúp người bệnh có thêm tinh thần tích cực để thay đổi.
Người nhà bệnh nhân cần giúp người bệnh tuyệt đối tránh xa những lời chỉ trích, trêu ghẹo, các chất kích thích,… Thay vào đó là sự lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn.
Làm thế nào để tìm một nhà trị liệu tâm lý?
Việc tìm được nhà trị liệu phù hợp là một bước rất quan trọng trong quá trình trị liệu. Mỗi người có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, vì vậy có thể bạn sẽ cần thử làm việc với nhiều nhà trị liệu trước khi chọn được người phù hợp nhất.
Tại Trung tâm NHC – nơi chuyên về trị liệu tâm lý chuyên sâu, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một nhà trị liệu phù hợp. Bạn có thể:
- Bắt đầu từ các chuyên gia của NHC: Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC sở hữu đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực điều trị như lo âu, trầm cảm, stress, và các vấn đề tâm lý khác. Bạn có thể truy cập trang đội ngũ chuyên gia để tìm hiểu thêm về từng nhà trị liệu và lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Tư vấn từ người thân và bạn bè: Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè đã từng trị liệu tại NHC, hãy hỏi thăm ý kiến của họ. Đôi khi, lời khuyên từ những người đã trải nghiệm dịch vụ sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực và đáng tin cậy hơn.
- Trị liệu trực tuyến: Tại NHC, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ trị liệu trực tuyến, giúp bạn tiếp cận với nhà trị liệu dù bạn ở bất kỳ đâu. Điều này rất hữu ích cho những ai có lịch trình bận rộn hoặc gặp khó khăn trong việc di chuyển.
- Tìm nhà trị liệu phù hợp về tính cách và nhu cầu: NHC luôn coi trọng yếu tố cá nhân hóa trong trị liệu. Chúng tôi có các chuyên gia am hiểu về sự đa dạng tính cách và sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý cụ thể.
- Chú ý trong những buổi gặp đầu tiên: Trong những buổi trị liệu ban đầu, hãy quan sát xem nhà trị liệu của bạn có tạo cảm giác thoải mái và thấu hiểu hay không. Một mối quan hệ trị liệu tốt là khi bạn cảm thấy được tôn trọng, không bị phán xét, và có thể chia sẻ mọi suy nghĩ mà không lo ngại.
Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình cải thiện sức khỏe tâm lý.
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp Tâm lý trị liệu (Psychotherapy). Hi vọng mọi người sẽ có sự nhìn nhận chính xác hơn về giải pháp thời đại mới này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!