Trẻ Nhút Nhát Thiếu Tự Tin: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Sự Ảnh Hưởng
Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường luôn ngại ngùng, không dám phát biểu trên lớp, có xu hướng chơi một mình, dễ dàng bỏ cuộc và việc học hành cũng có thể có dấu hiệu thụt lùi. Gia đình cần sớm tham gia vào việc định hình tính cách, hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của trẻ và cần chú trọng hơn trong quá trình chăm sóc để khích lệ trẻ tự tin thể hiện bản thân hơn.
Biểu hiện của trẻ nhút nhát thiếu tự tin
Trẻ nhỏ thường dễ ngại ngùng khi gặp người lớn nhưng khi đã quen dần bé sẽ nhanh chóng hòa đồng và chơi rất vui vẻ. Ngoài ra trẻ nhỏ cũng rất hiếu động, thích hỏi rất nhiều thứ xung quanh để khám phá những điều mới lạ. Tuy nhiên nếu bé có tính cách nhút nhát thiếu tự tin, hướng nội thường sẽ có xu hướng ngược lại, luôn dựa dẫm vào cha mẹ cũng không thích hỏi han tìm tòi cái mới quá nhiều.
Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường rất nhạy cảm, thường biểu lộ sự buồn phiền trực tiếp và dễ cảm thấy mình là người thất bại nên ngày càng có xu hướng xa cách mọi người. Gia đình cần nhận biết sớm các dấu hiệu này để có thể giúp đỡ và định hướng lại cho bé. Một số dấu hiệu thường gặp ở những trẻ thiếu tự tin và nhút nhát như
- Hay ngại ngùng khi gặp người lạ hay đến những nơi đông người
- Khó làm quen với bạn mới dù rất muốn
- Không muốn những trải nghiệm hay thử thách mới vì sợ thất bại hay sợ người khác chê cười
- Không chủ động hỏi hay giơ tay phát biểu trong giờ học
- Không thích nghe lời phải hồi, kể cả lời khen vì chúng có thể cho rằng đó không phải sự thật
- Lo lắng khi ở cạnh nhiều người
- Trầm lặng, ít nói chuyện hơn các bạn cùng trang lứa
- Có xu hướng đổ lỗi cho người khác, không dám nhận lỗi
- Dễ thay đổi cảm xúc, thường là buồn phiền hay thất vọng
- Thường phụ thuộc và ỉ lại vào cha mẹ, không độc lập
- Luôn so sánh bản thân với các bạn, tuy nhiên có xu hướng hạ thấp bản thân hơn
- Quan trọng hóa lời nói của người khác
- Khả năng học tập có thể giảm sút
- Có xu hướng bắt nạt bạn bè. Mọi người thường suy nghĩ người bắt nạt bạn bè thường là những người đề cao mình tuy nhiên việc trẻ bắt nạt bạn bè giống như một cách bé đang cố gắng thể hiện không không nhút nhát đồng thời gây chú ý với những người khác
- Thích điều khiển người khác nếu trong một môi trường mà bé quen thuộc, chẳng hạn như ở nhà
Một số trẻ có thể có xu hướng dù rất quậy phá ở nhà nhưng khi đi ra môi trường ngoài lại cực kỳ e dè, ngại ngùng, không dám vui chơi như bình thường. Dù thế nào các dấu hiệu cho thấy trẻ nhút nhát thiếu tự tin cũng khá rõ ràng nên phụ huynh cần sớm tìm cách khắc phục.
[Nhóm Hỗ Trợ] Tổng kết Trị liệu nhóm số 09: Chìa khóa Yêu thương bản thân và giúp trẻ tự tin vững bước
Nguyên nhân trẻ nhút nhát thiếu tự tin
Không có ai khi vừa sinh ra đều nhút nhát hay thiếu tự tin cả mà tất cả đều phụ thuộc vào lối sống của gia đình, cách cha mẹ, thầy cô giáo dục hay nói chung là chịu sự tác động của môi trường xung quanh. Trong đó ở nhà và ở trường là hai môi trường có tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, suy nghĩ của bé và có thể kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành.
Gia đình quá bảo bọc
Việc gia đình quá bảo bọc, không cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ làm con cảm thấy lạc lõng, bất ngờ khi vượt ra khỏi vòng tay quan tâm thường ngày của cha mẹ. Chẳng hạn bình thường mọi công việc ăn uống, mặc quần áo của con đều sẽ được cha mẹ giúp đỡ tuy nhiên khi đi học mẫu giáo, lớp 1 các bạn đều đã tự làm được, chỉ có mình bé không biết làm, như vậy sẽ hình thành tâm lý ngại ngùng, xấu hổ với các bạn.
Một số cha mẹ vì quá yêu thương con nên không muốn con làm gì vì sợ nguy hiểm, luôn nói “con không được làm cái này, cái kia nếu không có cha mẹ ở bên”, khiến bé ngày càng thiếu tự lập. Dần dần điều này khiến bé luôn ỉ lại, ở trong vỏ bọc quá an toàn từ cha mẹ nên thiếu kinh nghiệm sống. Khi phải đi học sẽ làm con sợ hãi, nhút nhát, không dám làm điều gì vì không có cha mẹ bên cạnh hỗ trợ.
Ảnh hưởng từ tính cách cha mẹ
Việc cha/ mẹ hay người tiếp xúc thường xuyên với bé nhất có tính cách hướng nội, cũng thuộc tuýp nhút nhát ngại ngùng thì cũng ảnh hưởng đến bé về mặt tính cách. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra tính cách có yếu tố di truyền nhưng thường sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi người tiếp xúc, và chăm sóc bé hằng ngày. Mặc dù vậy vẫn có những trường hợp cha mẹ hướng nội nhưng con hướng ngoại bởi còn chịu rất nhiều ảnh hưởng khác từ môi trường xung quanh.
Tiếp xúc với công nghệ quá sớm
Ngày nay do cuộc sống quá bận rộn nên nhiều phụ huynh thường dỗ con bằng cách cho bé xem điện thoại, máy tính từ quá sớm. Điều này không chỉ làm hình thành tính cách trẻ nhút nhát thiếu tự tin và còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác không tốt chậm phát triển tư duy, yếu kém các kỹ năng mềm..
Thế giới ảo khiến bé giảm khả năng tương tác với những người xung quanh, nghiện điện thoại nên không muốn trò chuyện với mọi người. Tất nhiên khi đi học sẽ khiến bé cảm thấy xa lạ với thế giới ngoài đời thực, ngại ngùng trong việc làm quen với bạn mới, nhút nhát, thiếu tự tin trong mọi vấn đề.
Trẻ nhút nhát thiếu tự tin do ảnh hưởng bởi những lời nói tiêu cực
Tâm lý trẻ nhỏ còn rất non nớt, bởi thế những lời nói tiêu cực, dọa nạt có thể ám ảnh con một thời gian dài. Việc bé phải nhận quá những lời lẽ tiêu cực, chê trách thường xuyên sẽ khiến con ngày càng thất vọng, không còn tin tưởng vào bản thân và muốn xa lánh mọi người, không còn muốn thể hiện như trước. Ngay cả khi bé biết chính xác đáp án nào đó nhưng tâm lý sợ sai vẫn luôn ràng buộc không cho bé vượt qua khỏi vòng tròn an toàn của bản thân.
Một số điều tiêu cực có ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhút nhát thiếu tự tin như
- Bị cha mẹ chê trách khi không hoàn thành tốt một việc gì đó
- Cha mẹ không công nhận năng lực của bé, chẳng hạn luôn nói “con không thể làm được cái này”; “con quá kém”.. Những lời nói của cha mẹ luôn có sức sát thương rất lớn với tâm hồn trẻ nhỏ, khiến con cảm thấy không được yêu thương, cảm thấy buồn bã và tự ti về bản thân nhiều hơn
- Cha mẹ thường so sánh thành tích của con với người khác
- Bị thầy cô giáo chỉ trích hay so sánh trên lớp
- Bị bạn bè chê cười, trêu chọc nhiều lần làm bé có tâm lý sợ sai, sợ thất bại sẽ lại bị trêu nhiều lần khác
- Gia đình dùng cách dọa nạt để bảo vệ bé không tiếp xúc với những thứ nguy hiểm, chẳng hạn “ông ba bị”, “con cọp”.. Tất nhiên điều này mang mục đích tốt nhưng nếu thực hiện quá nhiều sẽ khiến con bị ám ảnh tâm lý và nhút nhát, sợ hãi hơn
- Trẻ bị bắt nạt hay vướng phải bạo lực học đường cũng là nguyên nhân khiến con ngày càng nhút nhát với thế giới xung quanh
Trẻ mặc cảm về bản thân
Trẻ có học lực yếu kém cũng có thể liên quan đến việc hình thành tính cách e dè, ngại ngùng, nhút nhát thiếu tự tin của mình. Bên cạnh đó trẻ có gia cảnh kém, không xinh đẹp đáng yêu như các bạn khác, không có đồ đẹp, đồ mới cũng có thể hình thành các tâm lý mặc cảm và thiếu tự tin. Trẻ nhỏ rất hay có tâm lý so sánh bản thân với mọi người, khi cảm thấy mình không được như các bạn đồng trang lứa thì rất dễ có tâm lý thiếu tự tin.
Ngoài ra những bé quá béo, quá gầy, quá còi cọc cũng rất dễ có tâm lý mặc cảm với bạn bè xung quanh, lại hay bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt. Điều này sẽ tự hình thành những suy nghĩ cố gắng tránh được sẽ càng tốt nên bé sẽ cố gắng hạn chế việc thể hiện bản thân, sống thầm lặng và khép mình hơn.
Trẻ nhút nhát thiếu tự tin và những ảnh hưởng
Sự tự tin luôn đóng một vai trò rất quan trọng với bất cứ ai, dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Trẻ nhỏ vốn rất thích được khen ngợi, rất thích tìm tòi những điều mới lạ xung quanh nhưng sự nhút nhát và tự tin giống như một cánh cửa khóa chặt, ngăn cách bé với thế giới tươi đẹp bên ngoài.
Trẻ quá nhút nhát thiếu tự tin sẽ cũng kém về khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm làm bé ngày càng có xu hướng khép kín, ít bạn bè, ít chịu chia sẻ với ai. Bé thường cảm thấy cô độc do không thể tìm kiếm ai để chia sẻ. Mặt khác bé cũng thường cảm thấy ghen tỵ với mọi người, nhất là khi cha mẹ thường so sánh bé với người khác.
Khi bé thiếu tự tin thì bé cũng sẽ ngại ngùng trong việc tìm tòi những cái mới vì sợ người khác sẽ chê trách hay đánh giá mình, việc học thường không quá nổi bật. Trong một môi trường khi bạn quá nhạt nhòa thường rất dễ bị bắt nạt. Có thể thấy những trẻ thường bị bạo lực học đường là những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin. Trẻ bị bắt nạt cũng thường không dám lên tiếng khiến những tổn thương về thể chất và tâm lý ngày càng thêm trầm trọng.
Nhút nhát thiếu tự tin khiến bé bị bó buộc trong một vùng an toàn, không thể phát triển bản thân cũng không thể tiến đến gần ước mơ hơn, kể cả khi bé có tài năng. Ở độ tuổi còn đi học thì môi trường để bé sinh sống và phát triển kỹ năng còn rất nhỏ hẹp, tuy nhiên khi đã lớn hơn mà bé vẫn không thể cải thiện được tình trạng này sẽ ngày càng nhỏ bé, lạc lõng bởi thế giới ngoài kia quá rộng lớn, sự nhút nhát sẽ cản bước chân bé khi tiến ra ngoài thế giới.
Cách cải thiện giúp trẻ bớt nhút nhát và thiếu sự tin
Gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi những suy nghĩ, tính cách, giúp trẻ dạn dĩ hơn, tin tưởng vào chính mình hơn. Tuy nhiên trước tiên gia đình nên dành thời gian tìm hiểu rõ lý do khiến bé ngày thu mình lại, từ đó có hướng giải quyết tình trạng này phù hợp hơn.
Dành lời khen cho bé
Trẻ nhỏ luôn rất thích được khen ngợi, bởi thế nên bé luôn cố gắng để cha mẹ có thể công nhận và dành cho mình nhiều lời khen hơn nữa. Với trẻ nhút nhát thiếu tự tin, ban đầu bé có thể có xu hướng từ chối lời khen, không thích được khen nhưng trong thực tâm bé vẫn rất quan tâm đến lời khen ấy. Vì vậy khi bé đã làm tốt điều gì đó, phụ huynh hãy vấn dành cho con những lời khen chân thành, những phần thưởng để tạo động lực giúp con cố gắng hơn.
Dù vậy phụ huynh cũng không nên khen bé quá mức có thể làm con không tin hoặc hình thành tâm lý tự cao ngược lại. Bố mẹ có thể nói như ” hôm nay còn làm rất tốt, hãy tiếp tục phát huy nhé”, “bố mẹ tự hào về con”.. Ngoài ra cũng đừng quên nói với con người lời yêu thương hằng ngày, luôn nói cho con biết rằng mình tin tưởng con.
Khi bé đã nhút nhát hay tự ti thì phụ huynh không nên đặt quá nhiều áp lực lên con, bắt con phải được điểm cao, thúc dục con cố gắng. Hãy tạo cho con cảm giác an toàn, thoải mái trong chính căn nhà mình, cho bé biết bố mẹ luôn yêu thương và tin con, điều này sẽ làm bé tự ý thức được mình phải cố gắng hơn.
Thay đổi cách giáo dục
Gia đình luôn tác động rất lớn đến bé trong cách suy nghĩ, cách nói chuyện hay xu hướng tính cách. vì vậy cần phải cực kỳ chú ý cách nói chuyện, dùng từ để tránh con bị ảnh hưởng bởi những điều không hay. Tuyệt đối không nên dùng các câu nói mang hàm ý so sánh con người khác, chẳng hạn ” sao cái A được 9 điểm mà con chỉ được 8 điểm” hay “sao con kém cỏi thế, con làm cha mẹ thất vọng”..
Với những tình huống mới, phụ huynh hãy để bé tự lập xử lý để làm quen dần, không nên quá bảo bọc con. Chẳng hạn khi gặp một người quen, thay vì nói đỡ cho con là “cháu hay ngại lắm, cháu không dám trả lời” thì có thể hướng dẫn con cách chào và trả lời với người lớn để bé dạn dĩ hơn. Tương tự với các tình huống khác hãy để con tập tiếp xúc dần để tự lập hơn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ.
Hãy dạy cho con cách biết xin lỗi và cảm ơn ngay từ nhỏ. Việc biết nhận lỗi về bản thân, trung thực cũng cho thấy bé là một người dũng cảm và tự tin, đừng để bé trốn tránh lỗi lầm. Phụ huynh tuyệt đối không nên bao biện cho trẻ bằng những lời nói như “cháu còn nhỏ, cháu chưa biết gì” sẽ khiến con ngày càng ỉ lại, sống trong vòng tay bao bọc quá mức sẽ không thể phát triển bản thân được.
Nhờ sự giúp đỡ của giáo viên để giúp đỡ trẻ nhút nhát, thiếu tự tin
Khi bé đã đến tuổi đi học thì trường học cũng là nơi bé tiếp xúc hằng ngày, vì thế phụ huynh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên để cải thiện tình trạng trẻ quá nhút nhát, thiếu tự tin. Thường bé sẽ ít giơ tay phát biểu cho dù con biết đáp án hay đã học bài kỹ và cũng không chịu hỏi bài cho dù không hiểu. Gia đình có thể nhờ giáo viên quan tâm đến con hơn bằng cách gọi con phát biểu hay hỏi bài con.
Khi bé trả lời đúng và nhận được sự tán thưởng của cô giáo, bạn bè dần dần sẽ hình thành sự thích thú vì được mọi người công nhận và cố gắng hơn. Trong trường hợp bé trả lời sai, bị bạn bè trêu chọc thì cần có sự hỗ trợ của giáo viên để giải tỏa tâm lý ngại ngùng cho con. Tuy nhiên qua vài lần bé sẽ dần quen và không quá sợ hãi khi phải đứng lên trả bài. Dù vậy phương pháp này vẫn rất cần một người giáo viên thực sự có tâm để hỗ trợ bé.
Cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm
Hiện nay có rất nhiều lớp kỹ năng mềm được tổ chức để giúp trẻ dạn dĩ, tự tin phát triển và thể hiện bản thân hơn thông qua các buổi tổ chức trò chơi hay hoạt động ngoài trời. Phụ huynh nếu có điều kiện nên cho con tham gia các lớp học này để rèn luyện cho con các kỹ năng mềm cần thiết như cách kết bạn, cách giao tiếp, cách thuyết trình.. Đây đều là những kỹ năng thực sự cần thiết trong đời sống.
Ngoài ra phụ huynh cũng có thể khuyến khích cho bé tham gia các hoạt động đội nhóm như chương trình ca hát ở nhà thiếu nhi, các hoạt động trường lớp cũng có thể rèn luyện cho bé tính dạn dĩ hơn rất nhiều. Hãy trò chuyện và quan sát bé nhiều hơn để hướng bé phát huy được những thế mạnh lớn nhất của bản thân, từ đó ít nhất bé có thể tự tin trong những thế mạnh của mình.
Nói chung từ một trẻ nhút nhát thiếu tự tin để giúp trẻ mạnh dạn hơn thực sự là một quá trình dài đòi hỏi phụ huynh cần phải thực sự kiên trì hơn mỗi ngày. Mỗi gia đình cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc, giáo dục hằng ngày, khuyến khích bé tự tin phát triển bản thân để tiến gần đến ước mơ của chính mình.
Cháu rất sự đứng trước lớp hoặc đứng trước đám đông để thuyết trình hoặc giới thiệu về mình, những lúc như thế người cháu run lắm, cứng đờ ra không nói được gì, mặc dù đã chuẩn bị kỹ rồi? làm thế nào để cải thiện được điều này ạ
Bạn tham gia các lớp học kỹ năng thuyết trình thử xem
mình cũng bị như bạn, hồi nhỏ đứng giới thiệu về bố mẹ trước lớp bị các bạn cười nên từ đó mình không sợ đứng trước đám đông lắm
Chào bạn, có thể bạn đã có một hoặc nhiều trải nghiệm không vui vẻ trong quá khứ khiến cho bạn có những nỗi sợ vô hình ảnh hưởng đến sự tự tin, cảm xúc của bạn khi đứng trước đám đông. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen để được các Chuyên gia tâm lý trị liệu hỗ trợ nhé.
Tôi có con trai học lớp 8, tôi thấy cháu rất ít khi đi chơi với bạn bè, chỉ khi nào có hoạt động chung ở lớp, ở trường bắt buộc phải tham gia mới đi. Ở nhà cháu cũng rất ít nói, hay ở trong phòng. Mỗi khi cả nhà ra ngoài, cháu khá nhút nhát, tự ti. Ở trên lớp, cô cũng nhận xét cháu không hòa đồng và dễ cáu gắt, đánh bạn khi bị trêu chọc. Tôi phải làm gì để giúp cháu cải thiện điều này, mong được giúp đỡ
tôi nghĩ bạn nên đưa cháu đến các chuyên gia, bác sĩ về tâm lý, tầm này đang tuổi dậy thì, người lớn nên quan tâm nhiều hơn
con tôi không nhút nhát nhưng thấy cháu cứ toàn ở trong phong một mình, hay xem phim, đọc truyện, chơi game một mình, bảo cháu xuống nhà thì cháu cáu gắt, có khi còn đập đồ nữa
Chào bạn, các bạn lớp 8 cũng đang trong độ tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý cần gia đình đồng hành, hỗ trợ. Gia đình nên làm bạn với cháu trước rồi từ từ tìm hiểu vấn đề của cháu. Hoặc Bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tâm lý trị liệu qua hotline 096 589 8008 hay để lại thông tin liên hệ, Trung tâm sẽ hỗ trợ và có câu trả lời cụ thể cho bạn nhé.
mẹ e lúc nào cũng nói “con nhà người ta cũng nuôi bằng cơm thịt sao nó giỏi mà mày dốt thế…” e tổn thương lắm, giờ đi đâu cũng tự ti, nhút nhát…
mẹ tớ thì bảo “sang mà xách dép cho con nhà người ta…
Tôi cũng có con đang học lớp 11 khá nhút nhát, tôi cũng cho cháu đi học đàn, học nhảy, học kỹ năng mềm nhưng ko ăn thua, cháu cũng ko thích đi học
Chào bạn, hãy dành lời khen cho những tiến bộ nho nhỏ của con nhé. Như vậy, con được động viên, khích lệ và sẽ làm tốt hơn. Có thể con có những trải nghiệm xấu trong quá khứ hoặc trong môi trường đang sống hàng ngày có những điều khiến cho con khó tiến bộ. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hay inbox cho fanpage: https://www.facebook.com/tamlytrilieuNHC Trung tâm sẽ hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ cho vấn đề hiện tại của cháu.
Tôi được biết Trung tâm đang có các chương trình trị liệu nhóm online, nó có phù hợp với con tôi 17 tuổi, thiếu tự tin và nhút nhát khôgn
Chào bạn, hiện Trung tâm đang tổ chức các chương trình trị liệu nhóm hàng tuần và cũng có nhiều bạn trẻ tầm tuổi như con bạn đang tham gia chương trình, bạn có thể liên hệ Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hay inbox cho fanpage: https://www.facebook.com/tamlytrilieuNHC để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình nhé.
bé nhà tôi bình thường học rất tốt nhưng cứ đến khi thi là run, mất bình tĩnh và bài điểm tệ hơn hàng ngày rất nhiều, tại sao lại như vậy ạ