Bài Quiz Test Phát Hiện Rối Loạn Ám ảnh Cưỡng Chế Đơn Giản

Nếu bản thân có các biểu hiện bất thường, bạn có thể thực hiện một số bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Các bài test này phần nào có thể đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng OCD, từ đó giúp bạn chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì
Nên chủ động thực hiện bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh

Thông tin cần nắm về bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý mà bệnh nhân xuất hiện các ý nghĩ một cách không chủ đích có tính chất lặp đi lặp lại. Từ đó tạo ra sự ám ảnh và thôi thúc người bệnh phải thực hiện hành vi cưỡng chế. Nếu không thực hiện hành vi, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cảm giác lo lắng, căng thẳng, bứt rứt và khó chịu. Cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm đi khi người bệnh thực hiện hành vi cưỡng chế bị chi phối bởi ý nghĩ ám ảnh.

Biểu hiện thường thấy nhất của người bị OCD là bị ám ảnh quá mức bởi sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Do đó, người bệnh thường rửa tay rất nhiều lần trong ngày vì sợ nhiễm bệnh, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và quá mức cần thiết. Ngoài những triệu chứng này, bệnh nhân bị OCD còn thường xuyên kiểm tra lại những việc đã làm và có các hành vi không thể khống chế như tự bứt tóc, cắn móng tay, bóc da,…

Về cơ bản, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh tâm lý cần được điều trị, không giống với tính cách sạch sẽ và cầu toàn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn hai vấn đề này. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ gây ra phiền toái, làm lãng phí thời gian trong ngày mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sử dụng rượu bia, lạm dụng chất, trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,…

Nếu không can thiệp điều trị, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả. Để kịp thời thăm khám, bạn có thể làm một số bài Quiz test để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và tiến hành thăm khám kịp thời.

Bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Hiện tại, hiểu biết của cộng đồng về các bệnh tâm lý còn khá hạn chế nên không ít người nhầm lẫn rối loạn ám ảnh cưỡng chế với tính cách cầu toàn và ngăn nắp. Các bài Quiz test sẽ giúp bạn đánh giá được phần nào nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, từ đó có sự chủ động hơn trong thăm khám và điều trị.

Lưu ý: Các bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế không được xem như một chẩn đoán. Đây chỉ là bước đầu trong việc sàng lọc khả năng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện bài test với mục đích tham khảo.

1. Bài kiểm tra hình ảnh

Như đã đề cập, người mắc chứng OCD thường bị ám ảnh quá mức bởi sự trật tự, ngăn nắp. Do đó, những hình ảnh không cân đối sẽ gây ra sự khó chịu nhất định. Khi nhìn thấy những hình ảnh này, phản ứng chung của người bệnh là bứt rứt và khó chịu.

Nếu thường xuyên chú ý đến sự đối xứng và ngăn nắp, bạn có thể thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh. Dưới đây là bài trắc nghiệm do Mental Feed nghiên cứu. Dựa vào mức độ khó chịu khi quan sát 10 bức ảnh, có thể đánh giá được nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì

test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì

Sau khi quan sát 10 hình ảnh trên, hãy cho biết mức độ khó chịu của bạn theo thang 4 cấp độ sau:

  • A – Không khó chịu chút nào.
  • B – Có cảm giác khó chịu nhưng không nhiều.
  • C – Hơi khó chịu nhưng không quá bận tâm.
  • D – Rất khó chịu.

Với người có câu trả lời là A, khả năng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chỉ dưới 10%. Trong khi người có câu trả lời là B có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%, câu trả lời là C có khả năng mắc chứng OCD khoảng 70% và trường hợp có câu trả lời là D sẽ có nguy cơ cao dao động từ 90 – 100%.

Nhìn chung, trắc nghiệm này không hoàn toàn phản ánh được việc bạn có bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không. Bởi một số người có tính cách ngăn nắp và gọn gàng sẽ rất khó chịu khi nhìn vào những hình ảnh trên. Tuy nhiên, với chứng OCD, cảm giác khó chịu sẽ đi kèm với sự bứt rứt, lo lắng, căng thẳng dai dẳng.

2. Bài trắc nghiệm

Ngoài bài Quiz test bằng hình ảnh, bạn cũng có thể thực hiện bộ câu hỏi trắc nghiệm sau để phát hiện nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bạn có chú ý quá mức về việc phải giữ cho các vật dụng (quần áo, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân,…) gọn gàng, ngăn nắp và được sắp xếp theo thứ tự hoàn hảo (có thể xếp theo số hoặc theo màu sắc) hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên xuất hiện các ý nghĩ về việc nhiễm vi khuẩn, nấm, virus, hít phải khói bụi và độc tố trong không khí?

  • Không

Bản thân có những suy nghĩ cứng nhắc và không chấp nhận về các quan điểm tình dục, tôn giáo hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên nghĩ về những sự kiện khủng khiếp như cái chết, tai nạn, cháy nổ,… hay không?

  • Không

Có ý nghĩ về việc lây lan các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng như cảm cúm,… hay không?

  • Không

Từng có những suy nghĩ kỳ lạ, bất thường như (đẩy người khác vào giữa dòng xe, ý nghĩ quan hệ tình dục với đối tượng không phù hợp, làm hại thân thể của người thân, bạn bè,…) hay không? Các suy nghĩ này thường lặp lại không theo chủ đích, dẫn đến sự đau khổ và căng thẳng.

  • Không

Có gặp phải tình trạng rửa tay quá nhiều lần, dọn dẹp nhà cửa và bàn làm việc quá mức hay không?

  • Không

Có thường xuyên sắp xếp giường ngủ một cách đối xứng trước khi đi ngủ hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên kiểm tra cửa nhà, cửa sổ, bếp gas, vòi nước,… dù đã khóa tất cả mọi thứ cẩn thận?

  • Không

Lặp đi lặp lại nhiều hành động vô nghĩa cho đến khi cảm thấy vừa ý (đi qua lại ở ngưỡng cửa, vào – ra khỏi ghế, châm lại điếu thuốc,…)

  • Không

Bạn có kiểm tra kỹ các vật dụng, rác trước khi vứt bỏ hay không? Có thường xuyên giữ lại các đồ vật cũ kỹ, không còn giá trị sử dụng?

  • Không

Có ngại chạm vào người khác và các vật dụng công cộng hay không?

  • Không

Có kiểm tra phong bì nhiều lần, đọc lại và viết lại bức thư nhiều lần quá mức cần thiết?

  • Không

Có liên tục trấn an bản thân về việc bạn đã làm hoặc có những lời không phù hợp?

  • Không

Nếu câu trả lời là có nhiều hơn 50%, bạn nên xem xét về việc thăm khám vì trong trường hợp này, khả năng mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là tương đối cao.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý ít gặp với tỷ lệ cao hơn ở nam giới. Sau khi thực hiện bài Quiz test, bạn có thể đánh giá thêm nguy cơ mắc chứng bệnh này thông qua một số tiêu chí sau:

  • Tiền sử gia đình có bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế hay không.
  • Có từng sống chung với người bị OCD trong một thời gian dài (kể cả người không cùng huyết thống)

Nếu nhận thấy có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tiến hành thăm khám sớm. OCD là một dạng rối loạn tâm lý khó điều trị do căn nguyên có nhiều điểm chưa rõ. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể học tập, làm việc và duy trì chất lượng cuộc sống.

test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì
Sau khi thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết

Các bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế chỉ có tính chất tham khảo, hoàn toàn không phải là chẩn đoán chuyên sâu từ bác sĩ. Nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *