Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Bệnh mất ngủ giả hay còn gọi là Parasomnias, đây là một loại rối loạn giấc ngủ có thể hình thành nên một số hành vi, cử động bất thường trong giai đoạn ngủ. Bao gồm nói mớ, mộng du, ác mộng, nghiến răng, đái dầm và nhiều hiện tượng khác.
Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) là gì?
Bệnh mất ngủ giả còn có tên tiếng Anh là Parasomnias, đây là một trong các rối loạn giấc ngủ gián đoạn có thể xuất hiện trong thời gian thức tỉnh một phần của giấc ngủ NREM hoặc thức tỉnh từ giấc ngủ REM. Bệnh mất ngủ giả thông thường sẽ bao gồm tình trạng mộng du, giấc ngủ kinh hoàng, ác mộng, thức giấc nửa tỉnh nửa mơ cùng nhiều tình trạng bất thường khác.
Các biểu hiện của bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)
Người bệnh mất ngủ giả có thể xuất hiện ở một hoặc đồng thời những tình trạng sau đây:
1. Mộng du
Mộng du sẽ có đặc trưng bởi tình trạng thức dậy và bắt đầu di chuyển, thực hiện những hành động giống như đang tỉnh táo nhưng thực tế họ vẫn còn trong trạng thái ngủ. Người bệnh sẽ hoàn toàn không thể kiểm soát và ý thức được những việc mình đã thực hiện hoặc những sự kiện đã xảy ra trong thời gian này.
Tình trạng mộng du sẽ thường xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ NREM (giai đoạn mắt không chuyển động nhanh) vào buổi đêm hoặc có thể xảy ra trong giấc ngủ REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh) vào những buổi sáng sớm. Rối loạn này thường sẽ dễ gặp ở những trẻ từ 5 đến 12 tuổi tuy nhiên vẫn có nhiều khả năng xuất hiện ở người lớn.
2. Ác mộng
Ác mộng sẽ thường xảy ra trong thời gian ngủ vào ban đêm, nó xuất hiện một cách sống động và có thể gây ra những lo lắng, nỗi sợ hãi đối với người bệnh. Thông thường, nhưng đối tượng bị ác mộng sẽ dễ bị đánh thức một cách bất chợt từ giai đoạn ngủ REM và hoàn toàn nhớ được nội dung của giấc mơ. Đặc biệt, họ sẽ rất khó có thể quay lại giấc ngủ như ban đầu.
Tình trạng bệnh mất ngủ giả gây ra ác mộng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhăn như bệnh tật, căng thẳng, lo lắng quá mức, mất mát người thân, phản ứng xấu với các loại thuốc. Vì thế khi nhận thấy cơn ác mộng liên tục xảy ra và khiến cho bạn mất ngủ trong một khoảng thời gian dài thì cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
3. Giấc ngủ kinh hoàng
Nếu bệnh mất ngủ giả gây ra giấc ngủ kinh hoàng có thể làm cho người bệnh bất ngờ tỉnh giấc trong trạng thái bối rối, kinh hoàng và không thể nói chuyện giao tiếp. Bên cạnh đó họ không thể trả lời lại bằng tiếng nói và cần thời gian để có thể thức tỉnh hoàn toàn. Thông thường, hiện tượng này sẽ duy trì trong khoảng 15 phút và sau đó đối tượng sẽ dần nằm xuống và ngủ tiếp.
Tuy nhiên đối với những người bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng hay còn gọi là mắc chứng ợ hãi ban đêm sẽ không thể ghi nhớ được những sự kiện đã diễn ra sau khi thức dậy vào ngày hôm sau. Tình trạng này sẽ phổ biến hơn đối với trẻ em từ 3 đến 8 tuổi. Nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh vì những cử động chân tay không có kiểm soát.
4. Thức giấc nửa tỉnh nửa mơ
Tình trạng thức giấc nửa tỉnh nửa mơ thường sẽ xuất hiện khi một người thức giấc từ một giấc ngủ sâu trong thời gian đầu của giấc ngủ về đêm. Rối loạn này thường được gọi là say rượu hoặc quán tính ngủ có liên quan đến sự chậm chạp thái quá khi tỉnh dậy.
Những đối tượng gặp phải tình trạng này sẽ có phản ứng khá chậm đối với những mệnh lệnh, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu được các vấn đề mà họ được nhắc đến. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nhiều khả năng bị suy giảm trí nhớ trong thời gian ngắn và không thể ghi nhớ được tình trạng này khi thức dậy vào hôm sau.
5. Nói mớ
Nói mớ cũng là một trong các biểu hiện của bệnh mất ngủ giả. Tuy đây là một tình trạng không gây nguy hiểm nhưng nếu nói chuyện trong lúc ngủ có thể làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thông thường, người bệnh sẽ nói những câu ngắn gọn có liên quan đến những âm thanh quen thuộc hoặc là những bài phát biểu dài trong lúc đang ngủ.
Cũng như đa số các hiện tượng khác, người bệnh sẽ không thể ghi nhớ được những điều mà mình nói sau khi tỉnh giấc. Tình trạng nói mớ không chỉ cho bệnh mất ngủ giả gây nên mà có thể xuất phát từ một số yếu tố bên ngoài như căng thẳng, sốt, rối loạn giấc ngủ khác.
6. Rối loạn vận động nhịp nhàng
Tình trạng rối loạn vận động nhịp nhàng thường sẽ xuất hiện ở những trẻ dưới 1 tuổi. Khi trẻ gặp phải hiện tượng này thường trẻ sẽ nằm thẳng, đầu nâng lên cao hoặc nâng cả phần cơ thể, sau đó sẽ đập mạnh vào đầu gối. Do đó, tình trạng này còn được gọi là chứng “đập đầu” có liên quan đến một số chuyển động như đá trên tay hoặc đầu gối. Rối loạn này thường sẽ xảy ra vào lúc trước khi đi ngủ.
7. Chuột rút chân về đêm
Chuột rút chân về đêm là hiện tượng co thắt một cách đột ngột không tự chủ của cơ bắp chân. Thông thường tình trạng chuột rút có thể kéo dài từ vài giây cho đến khoảng 10 phút và cơn đau do chuột rút có thể kéo dài lâu hơn. Triệu chứng này có thể dễ gặp ở những đối tượng đang ở tuổi trung niên.
Hiện nay, biểu hiện chuột rút chân về đêm vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra một số yếu tố có khả năng gây nên tình trạng này như ngồi quá lâu, cơ bắp hoạt động quá sức, mất nước, rối loạn cấu trúc,…Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng các tập thể dục, kéo căng cơ, bổ sung đủ nước mỗi ngày.
8. Bóng đè
Khi gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ, người bệnh sẽ không thể cử động được tay chân hoặc toàn cơ thể trong lúc ngủ hoặc ngay khi thức dậy. Trong thời gian bị bóng đề có thể xảy ra tình trạng tê liệt cơ xương. Hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân nhưng các chuyên gia cho biết chúng có thể di truyền từ các thành viên trong gia đình.
Trong thực tế, triệu chứng bị bóng đề không gây hại cho sức khỏe nhưng nó có thể làm cho đối tượng cảm thấy hoảng sợ, lo lắng vì họ không thể nhận biết chuyện gì đang diễn ra. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng dễ chấm dứt khi có âm thành hoặc bị chạm vào. Sau khoảng vài phút người bị bóng đè có thể hoạt động và di chuyển bình thường.
9. Giấc ngủ liên quan đến đau đớn
Cương cứng là một tình trạng bình thường của nam giới trong giấc ngủ REM. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ giả có thể gây nên hiện tượng cương cứng nhưng mang lại cảm giác đau đớn làm cho người bệnh phải tỉnh giấc. Tuy nhiên, triệu chứng này khá hiếm gặp, chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt.
10. Cương cứng liên quan đến giấc ngủ
Những đối tượng nam giới không có khả năng duy trì sự cương cứng của dương vật trong thời gian ngủ để tham gia vào hoạt động tình dục sẽ gặp phải rối loạn này. Thông thường phái mạnh sẽ trải qua hiện tượng này như một phần của giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và tình trạng cương cứng liên quan đến giấc ngủ cũng có thể là chứng rối loạn cương dương.
11. Nhịp tim bất thường
Chứng bệnh mất ngủ giả có thể gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim và làm cho nhịp tim hoạt động bất thường. Lúc này nhịp tim sẽ thay đổi tốc độ một các đột ngột hoặc có thể mất khả năng kiểm soát các cơn co thắt của cơ quan này. Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể dễ dàng xuất hiện ở những đối tượng bị bệnh động mạch vành có kèm theo chứng rối loạn giấc ngủ và oxy trong máu bắt đầu hạ thấp. Để làm giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng phương pháp áp lực đường thở dương liên tục.
12. Nghiến răng khi ngủ (Teeth Grinding)
Chứng nghiến răng khi ngủ thường rất dễ xuất hiện ở người bệnh mất ngủ giả. Tình trạng này có liên quan đến sự vô thức, không tự nguyện, nghiến răng liên tục trong khi ngủ. Triệu chứng này cũng có thể diễn ra đồng thời với các rối loạn giấc ngủ khác. Tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí gây nên những tổn thương về răng. Hiện tượng này có thể được khắc phục bởi những thiết bị bảo vệ miệng được cung cấp từ các nha sĩ.
13. Đái dầm khi ngủ (Bedwetting)
Trong tình trạng này, các đối tượng bệnh sẽ khó có thể kiểm soát được lượng nước tiểu trong quá trình ngủ. Hiện tượng đái dầm khi ngủ sẽ được chia thành 2 cấp độ là sơ cấp và thứ cấp. Đối với đái dầm sơ cấp thì người bệnh sẽ khó có thể kiểm soát được nước tiểu từ những lúc còn nhỏ và nó có thể di truyền đối với các thành viên trong gia đình.
Còn với tình trạng đái dầm thứ cấp, bệnh nhân sẽ bị tái phát sau khi họ kiểm soát được nước tiểu của mình. Bên cạnh đó, hiện tượng đái dầm khi ngủ cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân như bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…Hiện nay, tình trạng này có thể khắc phục bằng thuốc, các thiết bị báo động hoặc thay đổi hành vi.
14. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD – REM Sleep Behavior Disorder)
Những đối tượng bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM sẽ xuất hiện những hành động để thực hiện lại giấc mơ bạo lực, kịch tích trong giai đoạn ngủ REM. Hiện tượng này thường sẽ có liên quan đến tình trạng mất trương lực (tê liệt giấc ngủ) nhưng những người bệnh sẽ di chuyển và vận động cơ thể, tay chân trong khi đang mơ.
RBD sẽ thường xuất hiện ở những đối tượng là nam giới từ trên 50 tuổi tuy nhiên chúng vẫn có khả năng gặp ở trẻ em và phụ nữ. Đây là tình trạng khác với giấc ngủ kinh hoàng hoặc mộng du, bởi vì người bệnh sẽ dễ dàng tỉnh giấc và có thể nhớ lại những chi tiết của giấc mơ.
Để chẩn đoán được tình trạng rối loạn giấc ngủ REM, các chuyên gia sẽ loại trừ các rối loạn thần kinh mang tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra giấc ngủ và sử dụng thuốc để điều trị.
15. Chứng khó thở kịch phát về đêm (NPD – Nocturnal Paroxysmal Dystonia)
Chứng khó thở kịch phát về đêm thường xuất hiện đột ngột và liên tục từng cơn khi đang ngủ, khiến cho người bệnh phải thức dậy để thở. Nó cũng có thể biểu hiện bởi tình trạng thở khò khè và ho. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong đêm khiến cho người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ.
Cách khắc phục tình trạng bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)
Đối với bệnh mất ngủ giả có những biểu hiện không mang tính chất nguy hiểm và gây hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được hỗ trợ áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp.
Các chuyên gia sẽ căn cứ vào từng biểu hiện và mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt. Thông thường bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các biện pháp như:
- Sử dụng thuốc điều trị: Đối với một số trường hợp bệnh nặng hoặc có những triệu chứng mang tính chất nguy hiểm sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị.
- Áp dụng các biện pháp thư giãn: Một số bài tập yoga, thiền, hít thở, ngâm chân với nước ấm, sử dụng tinh dầu,…cũng sẽ giúp cho đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái, cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Thay đổi thói quen ngủ tích cực và lành mạnh, lựa chọn không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh.
- Gặp bác sĩ tâm lý nếu các triệu chứng bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã áp dụng hầu hết các phương pháp điều trị.
Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) là một trong các rối loạn giấc ngủ thường gặp và có thể gây ra nhiều hiện tượng trong quá trình ngủ. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!