Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những đối tượng có người thân đang gặp phải căn bệnh quái ác này. Tình trạng bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn làm đảo lộn cuộc sống và có nhiều khả năng cướp đi tính mạng của bệnh nhân. 

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?

Sơ lược về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh phổ  biến có liên quan đến tâm lý. Bệnh lý này khiến cho con người dễ rơi vàng trạng thái buồn bã, chán nản, mệt mỏi, không còn niềm tin vào cuộc sống, mất dần các hứng thú, niềm vui đối với những hoạt động xảy ra xung quanh, đặc biệt hơn, họ sẽ tự cô lập bản thân, luôn suy nghĩ đến cái chết và muốn tự sát để giải thoát chính mình.

Hiện nay có khoảng hơn 70% các trường hợp tự sát đều xuất phát từ nguyên nhân trầm cảm. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng và lứa tuổi nào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và thống kê thì tỉ lệ nữ giới bị trầm cảm sẽ cao hơn so với nam giới. Mặc khác, số lượng người tử vong vì căn bệnh này lại xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.

Dựa vào nghiên cứu chuyên khoa thì hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Những đối tượng thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng hoặc đã từng chứng kiến những biến cố, khủng hoảng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể hình thành nên bệnh lý này như: ảnh hưởng môi trường sống, mất mát, chấn thương não, yếu tố ADN, lạm dụng chất kích thích,….

Trầm cảm là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày, sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân. Do đó, việc tìm hiểu và biết rõ những thông tin của bệnh lý này là vô cùng cần thiết. Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.

Bệnh trầm cảm có lây không?

Những cảm xúc tiêu cực của bệnh trầm cảm có khả năng lây lan cho những người xung quanh” đây là nhận được của Tiến sĩ Gerald Haeffel và Jennifer Hames thuộc Đại học Notre Dame ở Indiana thông qua một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 tại Mỹ. Nghiên cứu này là kết quả từ việc đánh giá và xem xét lối suy nghĩ, thái độ của 103 cặp bạn bè hiện đang ở là sinh viên và sống cùng phòng với nhau.

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 3 tháng và có kết quả nhận định sau 6 tháng đánh giá. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người có lối sống tiêu cực, thường suy nghĩ cực đoan thì bạn cùng phòng cũng sẽ có hành vi, thái độ, suy nghĩ tương tự họ. Mặt khác, một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm ngay sau đó.

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
“Những cảm xúc tiêu cực của bệnh trầm cảm có khả năng lây lan cho những người xung quanh”

“Bệnh trầm cảm có lây không?” Câu trả lời là CÓ. Bởi khi một người tiếp xúc, giao tiếp và dành nhiều thời gian cho ai đó sẽ bị ảnh hưởng với tâm lý, lối sống và hành vi của đối phương. Do đó, khi bạn thường xuyên bị tác động và tiếp nhận các hành vi, suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực cũng sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào trạng thái tương tự. Theo thời gian, bộ não của bạn sẽ xuất hiện các luồng suy nghĩ tiêu cực, dần bị tổn thương và dễ hình thành nên căn bệnh trầm cảm.

Đặc biệt hơn, vào năm 2015 có một nghiên cứu được tiến hành trên chuột và kết quả cho biết rằng bệnh trầm cảm có thể lây lan trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để bắt đầu nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ cố tình làm cho cá thể chuột bị áp lực và stress bằng các đổ nước lên giường của chúng. Tiếp đến sẽ để chuột trong môi trường đó khoảng 48 tiếng với ánh đèn cực sáng với mục đích làm cho chúng sợ hãi và hoảng loạn.

Sau khi xác định được tình trạng trầm cảm ở cá thể chuột, các chuyên gia sẽ bắt đầu thả một cá thể chuột mới vào cùng với chú chuột trước đó. Sa khoảng một vài tuần theo dõi và quan sát, nhận thấy được cả 2 chú chuột đều trong trạng thái chán nản, buồn bã, thờ ơ với mọi thứ. Kết quả này có thể nhận định được về sự lây lan của căn bệnh trầm cảm.

Do đó, nếu tiếp xúc và gần gũi với những người trầm cảm trong thời gian lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở người bình thường. Đây cũng chính là con đường duy nhất có thể lây lan của bệnh lý này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên tránh xa những đối tượng đang bị trầm cảm. Chỉ cần bạn có ý thức, chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ bị lây lan trầm cảm từ người khác.

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Trầm cảm là một chứng bệnh khá phổ biến, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đó là chính việc thường xuyên chịu nhiều áp lực, căng thẳng hoặc tổn thương nào đó. Tuy nhiên, nhiều người cùng có thường có thắc mắc rằng: “Bệnh trầm cảm có di truyền không?”.

Theo một nghiên cứu mới nhất đến từ các nhà khoa học tại Anh thì ADN cũng là một trong các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Nghiên cứu nào tiến hành bằng cách phân lập gen của các thành viên trong các gia đình đang có người mắc bệnh trầm cảm. Sau khi thí nghiệm thì cho thấy nhiễm sắc thể 3p25 – 26 (gen trầm cảm) xuất hiện trong khoảng 800 các gia đình có thành viên bị bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Theo một nghiên cứu mới nhất đến từ các nhà khoa học tại Anh thì ADN là một trong các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.

Do đó, hiện nay các chuyên gia cũng thống kê được rằng, có khoảng hơn 40% các đối tượng bị trầm cảm bởi yếu tố di truyền. Đặc biệt hơn, nếu những người thân như bố mẹ, anh chị em ruột, con cái mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này thì những người còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 đến 5 lần so với những người bình thường.

Bên cạnh đó, tình trạng di truyền bệnh trầm cảm cũng có liên quan đến yếu tố hormone Serotonin. Đây là một chất kích thích có tác dụng giữ liên lạc giữa các tế bào thần kinh não bộ. Khi hàm lượng hormone Serotonin bị tác động và mất cân bằng sẽ khiến cho cảm xúc, tâm lý con người bị thay đổi bất thường, nguy cơ xuất hiện các căn bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ,…càng cao hơn.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm lý khá nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị nhanh chóng sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiệm trọng, gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, suy giảm chất lượng sống, thậm chí cướp đi tính mạng của người bệnh.

Một số phương pháp thường được áp dụng để điều tị bệnh trầm cảm như:

1. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Nếu có thể nhận biết được các triệu chứng trầm cảm ngay từ giai đoạn đầu (trầm cảm cấp độ 1), bạn có thể nhanh chóng cải thiện bệnh bằng các phương pháp tại nhà. Chỉ cần người bệnh chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng giúp cho các triệu chứng bệnh trầm cảm được thuyên giảm nhanh chóng.

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Thiền cũng là một trong các phương pháp giúp cải thiện trầm cảm hiệu quả.

Để hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm tại nhà, bệnh nhân nên:

  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện.
  • Thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục thể thao đơn giản như đạp xe đạp, chạy bộ, thiền, yoga,…
  • Chủ động giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh.
  • Chia sẻ các khó khăn, khúc mắc cho bạn bè, gia đình.
  • Tham gia các hoạt động tập thể, thiện nguyện để mở rộng mối quan hệ, giúp tinh thần được thoải mái hơn, tự tin giao tiếp.
  • Chú ý đến giấc ngủ, ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Thực hiện các công việc, hoạt động giải trí yêu thích như xem phim, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh,…
  • Tiếp xúc, trò chuyện với những người có lối suy nghĩ tích cực, lạc quan.

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ có thể mang lại kết quả cho những trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ. Đối với những bệnh nhân trầm cảm cấp độ 2 hoặc trầm cảm cấp độ 3 cần phải kết hợp thêm việc điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc tây chống trầm cảm sẽ giúp cho những triệu chứng của bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Các loại thuốc tây chống trầm cảm sẽ giúp cho những triệu chứng của bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

Tuy phương pháp này cũng mang lại kết quả cao cho quá trình điều trị nhưng đa phần các loại thuốc chống trầm cảm đều sẽ có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, giảm ham muốn, suy giảm chức năng sinh lý,…Vì thế người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý dành cho người bệnh trong quá trình điều trị trầm cảm bằng thuốc:

  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.
  • Kiên trì sử dụng đúng phác đồ của chuyên gia.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không sử dụng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác.

3. Trị liệu tâm lý

Phương pháp trị liệu tâm lý mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh trầm cảm. Thông qua các cuộc trò chuyện, tiếp xúc mà các chuyên gia tâm lý nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời tìm ra nguyên nhân của bệnh lý này. Trong thời gian điều trị các bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận thấy được các suy nghĩ tiêu cực và bi quan của mình, từ đó tìm ra hướng giải quyết và khắc phục hiệu quả nhất.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ cân bằng được cảm xúc, trạng thái tâm lý, phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên. Do đó, phương pháp này thường được đánh giá rất cao về độ an toàn và hiệu quả mang lại cho người bệnh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị, bạn cũng cần tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở uy tín, có chuyên môn cao về lĩnh vực trị liệu tâm lý.

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Thông qua các cuộc trò chuyện, tiếp xúc mà các chuyên gia tâm lý nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời tìm ra nguyên nhân của bệnh lý.

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả

Ngoài ra, để có thể ngăn chặn các nguy cơ bị lây lan hoặc mắc phải căn bệnh quái ác này, bạn cũng nên thực hiện một số điều sau đây:

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ, tâm trạng của con người.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ, tâm trạng của con người. Do đó, để phòng ngừa tình trạng bệnh trầm cảm hiệu quả, bạn nên thiết lập cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Rèn luyện thói quen sống lành mạnh: Để cơ thể có thể chống chọi lại các tác nhân gây hại và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, bạn phải chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tinh thần được thoải mái, sức khỏe nâng cao, tránh các suy nghĩ tiêu cực.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó chính là rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Lựa chọn không gian nghỉ ngơi thoải mái, dễ chịu, có thể đặt nến thơm, tinh dầu trong phòng ngủ để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Đây là yếu tốt cực kì quan trọng đối với việc hỗ trợ phòng tránh bệnh trầm cảm. Bạn nên cân bằng giữa công việc, học tập và thời gian thư giãn, vui chơi. Tránh làm việc quá sức, tốt nhất nên để cho não bộ có thời gian nghỉ ngơi để hoạt động tốt hơn.
  • Thường xuyên giao tiếp, gặp gỡ bạn bè: Bạn nên xây dựng các mối quan hệ xã hội, bạn bè để nhận được nhiều lời khuyên, quan điểm khác nhau. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn có thể thư giãn, thoải mái vui chơi, du lịch cùng bạn bè, giải tỏa áp lực, căng thẳng, hạn chế lối suy nghĩ tiêu cực.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe 6 tháng/ lần cũng góp phần giúp hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh trầm cảm.

Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ” Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?”. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trầm cảm, bạn phải nhanh chóng đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín để nhanh chóng cải thiện tinh thần, sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *