Chi Phí Khám Và Điều Trị Trầm Cảm Khoảng Bao Nhiêu?

Chi phí khám và điều trị trầm cảm là vấn đề được quan tâm không kém việc tìm kiếm địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Tìm hiểu trước chi phí giúp bệnh nhân có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn được cơ sở y tế phù hợp với khả năng tài chính.

chi phí khám trầm cảm
Khám và điều trị trầm cảm hết bao nhiều tiền?

Chi phí khám và điều trị trầm cảm khoảng bao nhiêu?

Trầm cảm là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp. Những năm gần đây, tỷ lệ người bị trầm cảm tăng lên đáng kể do stress, áp lực học tập, kinh tế và nhiều yếu tố tâm lý – xã hội khác.

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây chưa phải là ảnh hưởng nặng nề nhất. Nếu không vượt qua được trầm cảm, không ít người tìm đến cái chết để giải thoát bản thân hoặc tự cô lập, mất hoàn toàn các chức năng xã hội và trở thành gánh nặng của gia đình – xã hội.

Bên cạnh thắc mắc về địa chỉ khám uy tín, không ít bệnh nhân còn bận tâm về chi phí khám và điều trị trầm cảm. Bởi đây là một dạng rối loạn cảm xúc mãn tính, cần phải điều trị và theo dõi lâu dài. Trên thực tế, chi phí khám và điều trị trầm cảm có sự chênh lệch giữa cơ sở công lập – tư nhân.

1. Chi phí tại các bệnh viện công lập

Chi phí khám, điều trị trầm cảm tại các bệnh viện công lập thường có giá thấp hơn so với các cơ sở y tế tư nhân.

khám bệnh trầm cảm bao nhiều tiền
Chi phí khám trầm cảm tại các bệnh viện công lập sẽ có giá dao động từ 35 – 100.000 đồng tùy theo khám dịch vụ hay khám BHYT
  • Trong trường hợp khám dịch vụ, giá khám sẽ dao động khoảng 70.000 – 100.000 đồng
  • Giá khám BHYT sẽ rơi vào khoảng 35.000 – 50.000 đồng.
  • Với những trường hợp phức tạp cần khám hội chẩn, chi phí sẽ cao hơn, khoảng từ 200 – 300.000 đồng/ lần khám
  • Đăng ký lịch khám trước qua điện thoại sẽ có giá cao hơn khoảng 100 – 150.000 đồng/ lần

Khám trầm cảm chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn, bệnh nhân có phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng với chi phí như sau:

  • Siêu âm não có giá 160 – 200.000 đồng/ lần
  • Chụp X quang có giá 70 – 100.000 đồng/ lần
  • Đo điện não đồ có giá từ 60 – 100.000 đồng/ lần
  • Điện tâm đồ có giá từ 35 – 70.000 đồng/ lần
  • Đo lưu huyết não có giá từ 45 – 100.000 đồng/ lần
  • Xét nghiệm máu có giá dao động từ 20 – 100.000 đồng/ tùy xét nghiệm
  • Xét nghiệm nước tiểu (thường được thực hiện để tìm chất gây nghiện) có giá từ 45 – 100.000 đồng
  • Trắc nghiệm tâm lý có giá 20 – 60.000 đồng

Chi phí điều trị trầm cảm tại các cơ sở y tế công lập:

  • Sốc điện tâm thần trị trầm cảm có giá 400.000 đồng/ lần
  • Liệu pháp tâm lý trị liệu có giá 100.000 – 150.000 đồng/ liệu pháp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể phải tiếp nhận nhiều liệu pháp nên chi phí sẽ cao hơn 3 – 4 lần.

Ngoài ra, bệnh nhân còn tốn khá nhiều chi phí cho thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu có BHYT, giá thuốc sẽ được giảm đáng kể. Chi phí thuốc phụ thuộc vào loại thuốc bệnh nhân được chỉ định nên các bệnh viện thường không công khai. Nhìn chung, chi phí khám và điều trị trầm cảm tại các cơ sở y tế công lập không quá cao. Để tiết kiệm chi phí, bệnh nhân nên tham gia BHYT và thăm khám trong giờ hành chính.

2. Chi phí tại các cơ sở y tế tư nhân

Chi phí khám tại các cơ sở y tế tư nhân thường cao hơn so với bệnh viện công và có sự chênh lệch đáng kể tùy theo từng cơ sở. Hầu hết các cơ sở y tế tư nhân không công khai bảng giá nhưng giá khám tại đây đã dao động từ 200 – 300.000 đồng/ lượt chưa tính các xét nghiệm cận lâm sàng và phương pháp điều trị.

Tuy nhiên nếu không vướng bận về tài chính, bệnh nhân có thể đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân. Ưu điểm của các cơ sở này là số lượng bệnh nhân không quá đông, dịch vụ tốt, bác sĩ khám kỹ và tận tâm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám, điều trị trầm cảm

Chi phí khám và điều trị trầm cảm có sự chênh lệch đáng kể ở từng trường hợp. Bởi vấn đề này phụ thuộc nhiều vào những yếu tố sau:

1. Cơ sở y tế

Chi phí khám và điều trị ở từng cơ sở y tế có sự chênh lệch đáng kể. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bệnh nhân nên đến các bệnh viện công lập. Trong trường hợp sinh sống ở Hà Nội, người bệnh có thể chọn một trong những cơ sở như Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Khoa Tâm thần Bệnh viện Lão Khoa, Bệnh viện 103,…

chi phí điều trị bệnh trầm cảm
Chi phí khám và điều trị bệnh trầm cảm phụ thuộc vào cơ sở y tế (công lập hay tư nhân)

Ở khu vực miền trung, bệnh nhân có thể đến khám, điều trị tại các bệnh viện ở địa phương. Những trường hợp nặng có thể tìm đến các bệnh viện lớn như Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Tâm thần Huế, Bệnh Viện Tâm Thần Quảng Nam,… Ở khu vực phía Nam, bệnh nhân sẽ có nhiều lựa chọn hơn như Bệnh viện Tâm thần Trung ương II ở Biên Hòa – Đồng Nai, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Cần Thơ,….

Nếu muốn lựa chọn cơ sở có dịch vụ tốt, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân. Hiện nay ngoài các bệnh viện, một số trung tâm cũng tiếp nhận trị liệu tâm lý và nâng đỡ tinh thần cho người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,…

2. Mức độ trầm cảm

Chi phí khám và điều trị trầm cảm cũng có sự chênh lệch tùy vào mức độ trầm cảm. Đối với những trường hợp nhẹ và có triệu chứng điển hình, quá trình khám và điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng nên chi phí cũng thấp hơn.

Ngược lại, những trường hợp trầm cảm nặng sẽ tốn nhiều chi phí hơn do phải thực hiện nhiều xét nghiệm để phân biệt với loạn thần và các rối loạn tâm thần nặng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải sử dụng thuốc dài hạn, can thiệp nhiều phương pháp trị liệu tâm lý và đôi khi phải sử dụng đến liệu pháp sốc điện. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu trầm cảm, bệnh nhân nên thăm khám sớm để tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

3. Có tham gia BHYT

BHYT chi trả khoảng 50 – 80% các dịch vụ thăm khám và điều trị trầm cảm. Do đó nếu có tham gia BHYT, chi phí khám và điều trị sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, quy trình khám BHYT tương đối phức tạp và phải chờ đợi khá lâu. Nếu sử dụng BHYT, bệnh nhân nên sắp xếp đến sớm để giảm thiểu thời gian chờ đợi.

4. Mức độ đáp ứng với điều trị

Bên cạnh mức độ trầm cảm, chi phí khám và điều trị còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng với điều trị. Bởi trên thực tế, nhiều bệnh nhân trầm cảm nặng nhưng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị và sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.

chi phí điều trị bệnh trầm cảm
Mức độ đáp ứng với điều trị cũng ảnh hưởng đến chi phí khám và điều trị bệnh trầm cảm

Ngược lại, có những trường hợp trầm cảm không quá nghiêm trọng nhưng liên tục phải đối mặt với sang chấn tâm lý và gia đình thiếu sự quan tâm sẽ phải điều trị dai dẳng trong nhiều năm. Do đó, khi điều trị trầm cảm, bệnh nhân cần mở lòng với mọi người để được chia sẻ và thấu cảm. Bên cạnh đó, cần nỗ lực vực dậy tinh thần và xây dựng lối sống khoa học để nâng đỡ thể chất và tinh thần.

Trên đây là thông tin giải đáp về chi phí khám và điều trị bệnh trầm cảm. Thực tế, chi phí được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Để được giải đáp cụ thể, bệnh nhân có liên hệ trước với bệnh viện.

Tham khảo thêm:

Bình luận (30)

  1. Vũ Phạm Ánh Trinh says: Trả lời

    Trầm cảm ít nơi điều trị được nên đắt là đúng rồi

    1. Nguyễn Ngọc Lân says: Trả lời

      về bộ não của mình chắc chắn là phức tạp hơn rồi nên đắt hơn là phải

      1. Nguyễn Diệu Thuý says: Trả lời

        điều trị cũng bị đắt nữa

        1. Nguyễn Ngọc Lân says: Trả lời

          tất nhiên rồi bạn, trầm cảm là phải chữa lâu dài không thể ngày 1 ngày 2 được và điều này cũng cần bác sĩ đồng hành cùng nên chi phí luôn đắt hơn nhiều bạn nhé

          1. Nguyễn Diệu Thuý says:

            thế này thì những người thu nhập thấp sao chữa được chứ

          2. Nguyễn Ngọc Lân says:

            chỗ nào họ có chính sách tốt thì họ sẽ cho theo kiểu trả góp ý, nhưng gặp chỗ nào khắt khe về chi phí thì cũng e ngại đấy

    2. Hoàng Như Quỳnh says: Trả lời

      trước bạn em cũng bị trầm cảm mà dùng thuốc khỏi đấy, có mấy trăm ngìn một lọ uống 3 đợt cải thiện rồi

      1. Vũ Phạm Ánh Trinh says: Trả lời

        chắc mới chớm bị đúng không

        1. Hoàng Như Quỳnh says: Trả lời

          đúng rồi bạn, mới bị xong đi khám luôn vì ảnh hưởng công việc quá, mà cũng chả biết bệnh gì nên lo

          1. Vũ Phạm Ánh Trinh says:

            thế thì đúng rồi, mới chớm thì thuốc có thể cải thiện, nhưng mà cẩn thận, có thể tái lại đấy nhé

          2. Hoàng Như Quỳnh says:

            ơ tái lại được ạ, em tưởng khỏi là khỏi hẳn chứ

          3. Vũ Phạm Ánh Trinh says:

            rất dễ tái lại nếu môi trường sống vẫn cứ tái diễn như cái lúc bạn của bạn có dấu hiệu trầm cảm ý

          4. Hoàng Như Quỳnh says:

            ôi, thế để em nhắc bạn em, giờ em mới biết

          5. Vũ Phạm Ánh Trinh says:

            hầy, không tìm hiểu kỹ là vậy đấy, nên quan tâm vấn đề này nhiều hơn vào bạn

    3. Phương Nice says: Trả lời

      tiền điều trị trầm cảm nhìn xót ruột nhỉ, chỗ nào hỗ trợ bảo hiểm còn đỡ

      1. Vũ Phạm Ánh Trinh says: Trả lời

        bảo hiểm chắc chỉ có bệnh viện nhà nước thôi, khám tư không có đâu nhưng khám tư chất lượng và nhanh chóng hơn mà, tiền nào của nấy cả

  2. Kim Diệu says: Trả lời

    Chi phí điều trị tại trung tâm mình là bao nhiêu nhỉ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, chi phí trị liệu sẽ tùy thuộc vào tình trạng và độ phực tạp của người Trầm cảm. Để hỗ trợ bạn tốt nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn

  3. Lâm says: Trả lời

    Chi phí là một chuyện, kiếm được nói trị liệu tốt và khỏi được mới khó

    1. Ngô Huệ says: Trả lời

      chuẩn đấy, gặp chỗ nào vừa đắt lại không hiệu quả thì có mà ối giới ơi

      1. Lâm says: Trả lời

        thật, lúc đấy xót tiền mà bệnh không khỏi khéo stress thêm ngay cả người thân cũng trầm cảm luôn ý, kinh nghiệm xương máu của gia đình mình rồi

    2. Trần Thị Ngọc Trâm says: Trả lời

      bác biết chỗ nào chữa tốt không

      1. Lâm says: Trả lời

        đây cái trung tâm bác đang xem đây tôi thấy là oke nhất đấy, hôm nọ tôi xem vtv mới biết trung tâm này nên mới mò vào đây, giá như biết sớm hơn thì tốt

        1. Trần Thị Ngọc Trâm says: Trả lời

          em cũng vừa xem cái bài viết này https://tapchitamlyhoc.com/tam-ly-tri-lieu-nhc-viet-nam-dong-hanh-cung-vtv2-trong-chuyen-de-tram-cam-5763.html xong mới direct qua đây, cũng thấy yên tâm chỗ này nhất

          1. Lâm says:

            đâấy, lên cả mấy trang uy tín này là yên tâm rồi

          2. Lâm says:

            mà nhà bác cũng có người trầm cảm ạ

          3. Trần Thị Ngọc Trâm says:

            ừ đúng rồi, bị nặng lắm, chữa ở việt nam biết bao nơi, uống bao loại thuốc rồi nhận được hứa hẹn này nọ mà không khỏi được, đành phải đưa sang nước ngoài chữa, tôi phải đi vay mượn khắp nơi mới gồng gánh nổi

    3. Phạm Kiều Linh says: Trả lời

      ôi, nghĩ đến cảnh nay chữa ở đây mai chữa chỗ khác chưa nói đến chi phí mà công sức mình cũng đã thấy mệt rồi

  4. Lê Hữu Khang says: Trả lời

    trung tâm mình có khám ngoài giờ không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm có nhận tham vấn ngoài giờ bạn nhé, nhưng cần đặt lịch trước với Trung tâm. Để hỗ trợ bạn tốt nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *