Tìm hiểu cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng Đông y
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng Đông y cũng là một trong các cách được nhiều người bệnh áp dụng. Trong Đông y tuy không có tên bệnh tâm thần phân liệt nhưng dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì căn bệnh này được xếp vào phạm vi của chứng điên cuồng.
Bệnh tâm thần phân liệt theo Đông y
1. Các thể bệnh tâm thần phân liệt
Theo y học cổ truyền, căn bệnh này được chia thành nhiều thể khác nhau như chứng tâm thần phân liệt thể khí trệ huyết ứ, thể đàm thấp kết tụ, thể đàm hỏa nhiễu thần minh, thể dương hư và thể âm hư hỏa vượng. Cụ thể như sau:
- Chứng tâm thần phân liệt thể đàm hỏa nhiễu thần minh: Những đối tượng bệnh thuộc thể này sẽ có các biểu hiện đặc trưng như hò hét lung tung, khó chịu, bứt rứt đứng ngồi không yên, tai và mắt đỏ, dễ bị kích động, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, thậm chí có thể thức cả đêm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng, đại tiện táo, thích ăn đồ lạnh.
- Chứng tâm thần phân liệt thể khí trệ huyết ứ: Thể bệnh này được biểu hiện cụ thể qua các triệu chứng như ảo giác về mặt nghe nhìn, khó chịu không yên, xuất hiện các hành vi vô ý thức, nói năng linh tinh, bậy bạ, sắc mặt thay đổi tối sạm, ở bệnh nhân là nữ sẽ dễ bị mất kinh hay kinh xuất hiện các cục huyết, chất lưỡi có màu tím hoặc xuất hiện điểm ứ huyết.
- Chứng tâm thần phân liệt thể đàm thấp kết tụ: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như hành vi chậm chạp, xuất hiện ảo giác, tư duy dễ bị phân tán, thích cô độc, tự tách biệt với xã hội, không biểu hiện về tình cảm, thờ ơ, lạnh nhạt, miệng nhớt dính, cảm giác đầy tức ở vùng thượng vị, rêu lưỡi dày hơn so với bình thường.
- Chứng tâm thần phân liệt thể dương hư: Ở thể này, người bệnh sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, sợ lạnh, tay chân run rẩy, co ro, ít nói, da mặt sạm lại, chất lưỡi bệu nhạt, chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, rêu lưỡi có màu trắng.
- Chứng tâm thần phân liệt thể âm hư hỏa vượng: Hiếu động, hưng phấn quá mức, xuất hiện ảo giác về nhìn và nghe, thực hiện hành vi bạo lực như đánh người, thường xuyên hát ca, cười nói lạ thường, ăn nhiều mất kiểm soát, phá của, người gầy ốm, dục tính mạnh mẽ, lưỡi đỏ ít rêu, miệng hay khô rát là những triệu chứng điển hình của người bệnh tâm thần phân liệt thể âm hư hỏa vượng.
2. Các triệu chứng tâm thần phân liệt
Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà người bệnh sẽ có các biểu hiện đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung các đối tượng bị tâm thần phân liệt đều có những triệu chứng cụ thể như sau:
- Ảo thanh: Bệnh nhân sẽ thường xuyên nghe thấy những giọng nói, âm thanh vang lên bên tai hoặc trong đầu. Nội dung chủ yếu sẽ là những lời chửi bới, đe dọa, cười nhạo, buộc tội khiến người bệnh cảm thấy hoang mang, hoảng sợ. Người bệnh cũng sẽ dần xuất hiện các cử chỉ, lời nói phản kháng lại tùy thuộc vào nội dung nghe được.
- Hoang tưởng: Đây chính là những niềm tin, ý tưởng sai lệch, không đúng với thực tế. Triệu chứng này do bệnh tâm thần gây nên nhưng người bệnh luôn cho rằng chúng là đúng, không ai có thể giải thích hoặc phán xét điều đó.
- Mất dần ý muốn làm việc: Người bệnh hầu như không thể thực hiện được các công việc tại chỗ làm hoặc học tập tại nhà trường. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì người bệnh sẽ mất dần khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như nấu ăn, quét nhà, lau nhà, giặt đồ,…nặng nhất đó chính là không còn khả năng tự chăm sóc bản thân.
- Rối loạn khả năng suy nghĩ: Lời nói của người bệnh trở nên lộn xộn, khó hiểu, họ có thể đang nói bỗng dưng ngưng lại và sẽ tiếp tục vấn đề sau một khoảng thời gian hoặc có thể nói sang một chủ đề hoàn toàn khác. Thậm chí bệnh nhân có thể nói những điều vô nghĩ, sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng khiến cho người đối tượng không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt.
- Cách ly xã hội: Người bệnh có xu hướng muốn cách ly với thế giới bên ngoài, họ ngại tiếp xúc với những người xung quanh, không muốn giao tiếp với bất kì ai kể cả những người thân trong gia đình.
- Giảm sự biểu lộ về tình cảm: Bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như không biểu lộ cảm xúc đối với các sự kiện xảy ra xung quanh. Họ không cảm thấy vui, hào hứng với cá sự kiện hạnh phúc và không cảm thấy buồn, khóc khi gặp phải các vấn đề đau lòng. Một số trường hợp người bệnh còn biểu hiện cảm xúc ngược, họ có thể vui khi thấy buồn và ngược lại.
- Không nhận thức được tình trạng bệnh của bản thân: Hầu hết người bệnh đều cho rằng bản thân không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe tâm thần, vì thế họ luôn từ chối việc thăm khám và điều trị.
3. Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt không có trong danh sách các loại bệnh của Đông y, tuy nhiên khi phân tích các triệu chứng lâm sàng thì các thầy thuốc đã phân bệnh lý này vào phạm vi điên cuồng. Sự khởi phát của căn bệnh này có thể đến từ sự mất cân bằng giữa trạng thái âm dương trong cơ thể và các rối loạn về chức năng của tạng phủ.
- Điên: Chính là do suy nghĩ, lo lắng quá mức khiến cho tân dịch bị ngưng trệ, đờm che lấp đi thanh khiếu.
- Cuồng: Đây là do khí uất hóa ra hỏa cùng với đờm trọc, Can Đởm bốc hỏa, tâm thần bị quấy nhiễu sinh ra bệnh.
- Yếu tố sinh hóa: Các chuyên gia cho rằng, một số chất bên trong não bộ, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh trung gian hay còn gọi với tên khác là Dopamin có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe tâm thần của con người. Khi các chất hóa học bị mất cân bằng có thể dẫn đến căn bệnh tâm thần phân liệt.
- Yếu tố di truyền: Những đối tượng được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bị tâm thần phân liệt sẽ co gấp nhiều lần so với người bình thường.
- Các mối quan hệ trong gia đình: Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị tâm thần phân liệt có thể nhạy cảm với bất kì sự căng thẳng nào diễn ra trong các mối quan hệ gia đình, điều này sẽ làm cho bệnh tình dễ phát triển và tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, yếu tố này vẫn chưa được chứng minh cụ thể.
Cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng Đông y
Các thầy thuốc Y học cổ truyền sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp cho từng thể bệnh. Các bài thuốc thường được áp dụng như:
- Thể đàm hỏa nhiễu thần minh: Bài thuốc bao gồm 5g hoàng liên, 8g sinh đại hoàng, 15g mang tiêu, 30g toàn qua lâu, 30g trân châu, 30g phục thần, 10g đởm nam tinh, 10g khương bán hạ, 10g chỉ thực, 6g trần bì, 6g trúc nhự, 12g thiên trúc hoàng, 30g thạch xương bồ, 12g viễn chí.
- Thể đàm thấp kết tụ: Bài thuốc bao gồm 12g sài hồ, 12g bạch truật, 15g hương phụ, 15g thạch xương bồ, 15g chỉ thực, 30g uất kim, 30g phục linh, 10g đởm nam tinh, 10g khương trúc nhự, 10g khương bán hạ, 10g bạch phàn, 6g trần bì.
- Thể khí trệ huyết ứ: Bài thuốc bao gồm 12g đương quy, 12g tang bạch bì, 12g tử tô, 10g xích thược, 10g hồng hoa, 10g sài hồ, 10g hương phụ, 10g trần bì, 10g xuyên khung, 20g đào nhân, 30g uất kim, 15g bồ hoàng, 15g đan sâm, nếu người bệnh cảm thấy lạnh thì nên thêm 3g can khương và 6g phụ tử.
- Thể âm hư hỏa vượng: Bài thuốc bao gồm 15g sinh địa, 15g huyền sâm, 12g mạch môn đông, 12g địa cốt bì, 5g hoàng liên, 6g mộc thông, 10g trúc diệp, 30g phục thần, 30g táo nhân.
- Thể dương hư: Bài thuốc bao gồm 6g nhân sâm, 15g hoàng kỳ, 10g cam thảo, 12g xuyên khung, 12g bá tử nhân, 12g ba kích thiên, 30g kê huyết đằng, 30g toan táo nhân, 15g linh uy tiên, 15g nhục thung dung.
Lưu ý: Các bài thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng Đông y chỉ hỗ trợ cải thiện được đối với các tình trạng bệnh nhẹ. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn cần kết hợp với việc dùng thuốc Tây y để tấn công và sử dụng Đông y để gia tăng hiệu quả của quá trình chữa bệnh.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh tâm thần phân liệt trên quan điểm Đông y. Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở Y học cổ truyền uy tín và chất lượng để được thăm khám cụ thể, từ đó các thầy thuốc sẽ kê đơn điều trị thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!