Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
Hàng loạt áp lực vô hình đến từ gia đình, bạn bè, công việc, xã hội khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo âu, bế tắc, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Đây chính là khởi nguồn của căn bệnh trầm cảm. Vậy những hậu quả của bệnh trầm cảm là gì? Mời bạn cùng Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đôi nét về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một trong những căn bệnh tinh thần phổ biến nhất thế giới, đồng thời là nguyên nhân gây ra khuyết tật hàng đầu. Ước tính, hiện nay, cuộc sống của khoảng 350 triệu người trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bệnh lý này. Nhìn chung, bệnh trầm cảm thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, vào năm 2015, có khoảng 3.6 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Trong đó, khoảng 5.000 bệnh nhân trầm cảm chết vì tự tử.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 7.6% dân số trên 12 tuổi ở nước này mắc chứng trầm cảm. Những con số biết nói trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mọi người về tác hại ghê gớm của hội chứng này.
Trên thực tế, rất nhiều người trong số chúng ta không hề nhận ra hoặc đã phát hiện nhưng không dám thừa nhận, né tránh công tác thăm khám và điều trị.
Do đó, tâm trạng áp lực, căng thẳng, tiêu cực kéo dài liên tục theo thời gian sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường và tồi tệ đối với sức khỏe thể chất – tinh thần của bệnh nhân, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Đặc biệt, nếu bị trầm cảm quá nặng, một số người bệnh sẽ nghĩ đến chuyện tự tổn hại bản thân, tấn công người khác và thậm chí tự tử.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Thứ nhất, diễn biến của bệnh trầm cảm rất lặng lẽ, âm thầm. Trước các biểu hiện ban đầu mơ hồ, khó nhận biết, bản thân bệnh nhân và những người thân bên cạnh thường bỏ qua hoặc coi nhẹ triệu chứng. Vì vậy, dạng rối loạn tinh thần này thường chuyển biến vô cùng phức tạp vào thời điểm được phát hiện và chẩn đoán.
Thứ hai, bệnh lý khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt rõ rệt. Họ trở nên lãnh đạm, xa cách, thờ ơ với thế giới xung quanh và thường xuyên bỏ bê chính mình. Những bệnh nhân trầm cảm không muốn ăn uống và không thể tìm thấy hứng thú với những công việc/sở thích mà họ đam mê trước đây.
Thời gian trôi qua, hệ thống miễn dịch của người bệnh từ từ suy yếu. Do đó, họ rất dễ chịu ảnh hưởng nặng nề từ những căn bệnh bình thường như: nóng sốt, cảm cúm, cảm lạnh…
Thứ ba, căn bệnh lý dẫn đến nhiều suy nghĩ bi quan, tiêu cực, thúc đẩy bệnh nhân tự làm tổn thương bản thân cũng như gây nguy hiểm cho những người bên cạnh. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng và phức tạp nhất của chứng bệnh này.
Hậu quả của bệnh trầm cảm không nên xem thường
Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần của bệnh nhân, cụ thể:
Hậu quả của bệnh trầm cảm về mặt thể chất
- Thay đổi cảm giác ngon miệng
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi và u uất, chúng ta có hai xu hướng ăn uống: ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít. Sự thay đổi về cảm giác thèm ăn kéo theo sự thay đổi về thói quen ăn uống và cơ chế trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng.
- Mất ngủ
Vì liên tục lạc lối trong những suy nghĩ bất an, tiêu cực, bệnh nhân thường không thể yên tâm ngon giấc. Họ dễ ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Tình trạng này làm người bệnh luôn cảm giác bực bội, cáu gắt, khó chịu, căng thẳng và không thể tỉnh táo, sáng suốt như bình thường.
- Nhức đầu, đau lưng
Bệnh trầm cảm không dẫn đến hậu quả trực tiếp là chứng đau lưng, nhức đầu. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra tình trạng tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng đi kèm trạng thái căng thẳng, mất nước, thiếu dinh dưỡng về mặt thể chất.
Đây chính là nguyên nhân của triệu chứng nhức đầu, đau lưng. Đặc biệt, hiện tượng đau nửa đầu dữ dội và kéo dài khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ. Thế nên, họ mất ngủ khá thường xuyên.
- Tác động tiêu cực đến huyết áp
Nếu chúng ta chán nản, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol và epinephrin. Hai loại hormon căng thẳng này có thể ảnh hưởng lớn đến nhịp tim và huyết áp, từ đó làm động mạch yếu đi đáng kể, hạn chế lưu lượng máu, đồng thời hình thành mảng bám trên thành động mạch. Kết quả là bệnh nhân trầm cảm rất dễ lên cơn đau tim và đột quỵ.
- Mệt mỏi
Chứng trầm cảm theo mùa (SAD) thường xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong năm, nhất là vào mùa đông. Tình trạng này khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thiếu năng lượng, thậm chí không thể hoàn thành những hoạt động cơ bản vì đang bị suy kiệt sức khỏe.
- Suy giảm sức đề kháng
Khi chúng ta mắc bệnh trầm cảm, hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu rõ rệt. Vì vậy, bạn rất dễ bị bệnh nóng sốt, cảm cúm, cảm lạnh…
- Giảm ham muốn tình dục
Những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm trong một khoảng thời gian dài thường gặp phải rất nhiều trục trặc trong đời sống tình dục. Hậu quả của bệnh trầm cảm về mặt tình dục đối với đàn ông là vấn đề xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc rối loạn cương dương. Trong khi đó, phụ nữ bị bệnh trầm cảm thường bị khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, rối loạn khoái cảm…
- Bệnh tim mạch
Nếu rơi vào tâm trạng chán nản, mệt mỏi, cơ tim của chúng ta sẽ bị viêm do thiếu khí oxy. Tình trạng này có thể hình thành những cơn đau tim đột ngột. Do đó, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần cố hết sức phòng tránh căn bệnh trầm cảm. Bởi nếu mắc bệnh nặng, họ rất dễ bị nhồi máu cơ tim. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong sau cơn đau tim trong 6 tháng đầu tiên mắc bệnh trầm cảm của người bệnh tăng lên hơn 20% so với bình thường.
- Bệnh tiểu đường
Bệnh trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 ở các bệnh nhân có tiền sử tiểu đường từ trước. Căn bệnh này sẽ khiến bạn thay đổi một số thói quen hàng ngày như: chán ăn hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt.
Khi bị trầm cảm, việc ăn uống vô độ và không thể cân bằng thành phần dưỡng chất trong khẩu phần ăn có thể làm tăng nguy cơ béo phì lên 58%. Hơn nữa, những người bị béo phì thường dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Ngược lại, bệnh trầm cảm cũng có thể thúc đẩy cơ thể tiết nhiều hormon căng thẳng gây tăng mỡ bụng.
- Ung thư
Không chỉ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, chứng trầm cảm còn khiến bệnh ung thư trở nên tồi tệ hơn. Theo thống kê, khoảng 25% bệnh nhân ung thư đang bị trầm cảm. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, tỷ lệ tái phát ung thư và tử vong sớm ở những bệnh nhân ung thư vú kết hợp với bệnh trầm cảm cao hơn đáng kể.
Hậu quả của bệnh trầm cảm về mặt tinh thần
- Thiếu tập trung
Những người bị trầm cảm thường bị rối loạn trong tư duy và suy nghĩ. Điều này khiến họ dường như không thể tập trung cao độ để giải quyết vấn đề hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, theo thời gian, kết quả công việc và học tập của họ suy giảm rõ rệt.
- Suy giảm trí nhớ
Không chỉ khó tập trung hơn, bệnh nhân trầm cảm còn thường xuyên trở nên đãng trí. Họ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khá cao.
- Ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ xã hội
Khi bị bệnh này, nhiều người bệnh bắt đầu sống thu mình, khép kín, thụ động trong giao tiếp và hầu như không tìm kiếm các mối quan hệ mới cũng như ngừng phát triển bản thân. Xu hướng cô lập chính mình trong vỏ bọc kiên cố này có thể vô tình khiến các mối quan hệ tốt đẹp của bạn với những người xung quanh bị rạn nứt, đổ vỡ.
- Lạm dụng chất gây nghiện
Những người bệnh trầm cảm rất dễ bị các chất gây nghiện như: thuốc lá, rượu bia, ma túy quyến rũ. Bởi chúng khiến tinh thần họ trở nên thư thái, thoải mái và hưng phấn. Vấn đề này chính là một trong những trở ngại hàng đầu trong quá trình điều trị.
Ngược lại, thuốc lá, ma túy, rượu bia cũng là những tác nhân phổ biến gây ra căn bệnh trầm cảm. Hơn nữa, hành vi lạm dụng chất gây nghiện cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tệ nạn xã hội.
- Làm tổn thương bản thân và tự tử
Với những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện liên tục trong đầu, bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy tự ti, bế tắc, bất lực, vô dụng, dư thừa và không xứng đáng sống tiếp. Do đó, họ xoa dịu cảm giác tội lỗi bằng cách tự trừng phạt bản thân (rạch tay, tự gây thương tích, nảy sinh ý định tự sát, cố gắng tự sát…).
Ước tính, mỗi ngày, có gần 3.000 người trên toàn cầu tự tử. Trong đó, khoảng 70% trường hợp liên quan đến bệnh trầm cảm. Đa số bệnh nhân bị trầm cảm nặng đều mong muốn giải thoát chính mình khỏi cuộc sống khổ sở, đau đớn hiện tại bằng cái chết.
Bí quyết vượt qua căn bệnh trầm cảm
Điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý, áp dụng liệu pháp sốc điện, ứng dụng kỹ thuật kích thích từ qua sọ kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh chính là những phương pháp chữa bệnh hàng đầu mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm.
Điều trị nội khoa
Các loại thuốc Tây điều trị bệnh trầm cảm phổ biến nhất hiện nay bao gồm: citalopram, fluoxetin, sertralin, paroxetin, escitalopram, bupropion, duloxetin, venlafaxin. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý nhiều tác dụng không mong muốn như: nhức đầu, chóng mặt, khó ngủ, buồn nôn, căng thẳng, bồn chồn, cáu gắt, dễ kích động…
Đặc biệt, những loại thuốc này có thể khiến một số đối tượng nhạy cảm như: trẻ em, thanh thiếu niên và các bệnh nhân đang bị kích động nảy sinh ý định tự sát hoặc cố gắng tự sát trước khi thuốc bắt đầu phát huy công dụng. Ngoài ra, vài loại thuốc cũng khiến người bệnh ngủ nhiều và thèm ăn.
Trị liệu tâm lý
Phương pháp trị liệu tâm lý có thể giúp bệnh nhân thay đổi cách suy nghĩ – hành xử, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để họ nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, liệu pháp đặc biệt này còn hỗ trợ bạn thấu hiểu bản chất của mối quan hệ, từ đó biết cách đối mặt với mâu thuẫn, xung đột mỗi khi bất hòa với những người xung quanh.
Trong công tác điều trị trầm cảm, tâm lý trị liệu là kỹ thuật trị liệu diễn ra thông qua hình thức trao đổi, trò chuyện giữa bệnh nhân trầm cảm và bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý. Nhận thức – hành vi là liệu pháp tâm lý đẩy lùi trầm cảm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, các chuyên gia sẽ cân nhắc đề xuất một số kỹ thuật trị liệu khác nhằm tối đa hóa kết quả chữa bệnh cho mỗi bệnh nhân.
Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị uy tín, tiên phong trong lĩnh vực chữa lành tâm bệnh và trị liệu tâm lý.
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
- Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy | Số điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
- Cơ sở TPHCM: Số 18 đường Phan Chu Trinh, phường 13, quận Bình Thạnh | Số điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết – tân tâm, giàu tinh thần trách nhiệm và có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi tự hào mang đến nhiều dịch vụ can thiệp trị liệu tâm bệnh – tâm bệnh thời đại mới, kết hợp nghiên cứu, ứng dụng tinh hoa y học cổ truyền và khoa học trị liệu tâm trí. Mục đích cuối cùng của Trung Tâm Trị liệu NHC Việt Nam là giúp đỡ mọi khách hàng sống thật khỏe mạnh, an nhiên, thư thái và hạnh phúc.
Mỗi liệu trình điều trị bệnh trầm cảm của chúng tôi diễn ra trong vòng 21 ngày, bao gồm:
- 7 buổi trị liệu 1:1 trực tiếp cùng chuyên gia với thời lượng 2.5 tiếng/buổi
- 14 ngày tự trị liệu tại nhà theo hướng dẫn chi tiết, tận tình của chuyên gia
Đặc biệt, không chỉ đồng hành với bệnh nhân suốt liệu trình điều trị, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi ngay cả khi quá trình chữa bệnh đã kết thúc. Với dịch vụ này, Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam cam kết:
- Bảo mật thông tin người bệnh tuyệt đối
- Tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ, tâm lý và sức khỏe của bạn chỉ sau 3 buổi trị liệu ban đầu
- Bệnh nhân không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây nào
- Khách hàng phục hồi nhanh chóng, an toàn, tự nhiên, không xuất hiện biến chứng và hạn chế tối đa tình trạng tái phát
Áp dụng liệu pháp sốc điện
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nếu bệnh nhân không thể đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa và trị liệu tâm lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc chỉ định liệu pháp sốc điện. Kỹ thuật này hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo nên một dòng điện có cường độ vừa phải có thể khiến co giật bệnh nhân vừa đủ.
Bằng cách phục hồi sự liên kết của các nơ-ron thần kinh, những cơn co giật sẽ kích thích tăng cường sản sinh dopamin, serotonin, norepinephrin… Đây đều là những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cải thiện căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: mất trí nhớ và lú lẫn ngắn hạn.
Ứng dụng kỹ thuật kích thích từ qua sọ
Với kỹ thuật này, người bệnh sẽ được lắp đặt một cuộn dây chuyên dụng trên da đầu, sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ điều chỉnh và truyền phát một số xung từ tính ngắn nhằm thúc đẩy các tế bào thần kinh trong não ổn định tâm trạng.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Tránh xa thức uống chứa nhiều caffein như: trà đặc, cà phê, thức uống tăng lực…
- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega-3 (cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…), nhóm thực phẩm giàu vitamin B (rau củ, trái cây, các loại hạt…), nhóm thực phẩm giàu axit amino (cá, trứng, đậu, thịt…), nhóm thực phẩm giàu crom (cải xanh, cà chua, súp lơ, hành tây, húng quế, ớt xanh, nấm, rau diếp, củ cải đường, cải bó xôi…) và nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (bột diêm mạch, hạt yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang, củ cải đường, cam, bưởi, táo, việt quất…)
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Muốn vượt qua căn bệnh trầm cảm, bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong một khoảng thời gian tương đối lâu dài. Bên cạnh việc điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý và áp dụng một số phương pháp khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần cam kết:
- Loại bỏ những vấn đề khiến bản thân lo lắng, suy nghĩ hoặc các mối quan hệ độc hại khiến bạn bị ức chế tinh thần
- Chăm chút, nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
- Thường xuyên luyện tập thể dục
- Trò chuyện, chia sẻ lo âu, phiền muộn với gia đình, bạn bè
- Làm ngay những điều mình thích: đọc sách, nấu ăn, uống trà, làm vườn, bơi lội…
- Không quan tâm đến cách đánh giá của người khác về bản thân
- Ngừng nỗ lực sửa chữa những vấn đề không như ý đã xảy ra
- Chấp nhận thực tế rằng cuộc sống không trải đầy hoa hồng và bạn không thể hoàn hảo như mong muốn
- Nuôi thêm thú cưng
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực, cười thật nhiều và đơn giản hóa cuộc sống
- Ăn uống khoa học, lành mạnh
- Tránh đưa ra quyết định quan trọng khi bản thân đang chán nản, mệt mỏi
- Thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị càng sớm càng tốt
- Thường xuyên tái khám để được theo dõi bệnh tình cẩn thận
- Làm việc điều độ, vừa sức
- Ngủ đủ giấc – đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý
- Duy trì một cuộc sống bận rộn bằng cách làm việc chăm chỉ và theo đuổi sở thích cá nhân
- Tuân thủ mọi chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc nếu chưa tham vấn y khoa
Tóm lại, nếu không được phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời, căn bệnh trầm cảm sẽ dẫn đến hành loạt hậu quả tồi tệ, khó lường. Quá trình chữa bệnh đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và tiền của. Vì vậy, nếu đang mắc phải chứng bệnh, bạn cần hết sức quyết tâm và kiên trì đẩy lùi mối hiểm họa này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!