Hội chứng Rett là gì? Nguyên nhân, chuẩn đoán và điều trị
Hội chứng Rett có liên quan đến các rối loạn thần kinh khá hiếm gặp, thường xuất hiện chủ yếu trên các bé gái sau thời điểm 6 tháng đầu đời. Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong đột ngột nếu điều trị quá muộn. Một số tiên lượng cũng cho thấy người mắc hội chứng này nếu chữa sau 10 tuổi thì khả năng sống sót là rất thấp, có khoảng 70% bệnh nhân chỉ sống đến năm 35 tuổi.
Hội chứng Rett là gì?
Hội chứng Rett có tên khoa học là Rett syndrone (RTT) thuộc nhóm có liên quan đến các rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders). Đây là một hội chứng khá hiếm gặp, có tỷ lệ là 1: 10000 bé gái. Các dấu hiệu của Rett thường khởi phát sau 6 tháng đầu ra đời tuy nhiên thường đến 2- 4 tuổi mới được phát hiện khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
RTT thường bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau giai đoạn 6 tháng đầu đời nhưng hầu hết chỉ được phát hiện khi trẻ bước sang giai đoạn 2- 4 tuổi. Các dấu hiệu của bệnh vẫn có thể kéo dài từ đến 14 tuổi. Trẻ bị RTT thường mất dần khả năng ngôn ngữ, sức lực tại cơ bắp, các cử động tay và có thể bị cong vẹo xương sống.
Nguyên nhân gây RTT chủ yếu được đánh giá có liên quan đến các yếu tố di truyền. Theo đó các bác sĩ đều tìm thấy gen MECP2 (Methyl-cpg binding Protein-2) trên nhiễm sắc thể X trong những bệnh nhân mắc hội chứng này. Gen MECP2 này thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến sản xuất protein liên kết methyl-cystine 2 (MeCP2) giúp cho sự hoạt động của não bộ. Sự bất thường trong quá trình hoạt động của mã gen này khiến não không đủ protein và gây ra các bất thường ở gen khác.
Bên cạnh đó, RTT cũng có thể xuất hiện do bị mất một đoạn gen hay có đột biến ở các gen khác (chẳng hạn CDKL5 và FOXG1 gen). Mặc dù vậy nhưng vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra các bất thường này là do đâu.
Hội chứng Rett cũng có thể xuất hiện trên các thai nhi giới tính nam nhưng thường xảy ra tình trạng chết thai trước khi ra đời. Do đó RTT thường được biểu hiện lâm sàng chủ yếu trên trẻ gái.
Triệu chứng của hội chứng Rett
Bình thường ở giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ đã có những nhận thức, biết bò, lật, dùng lực ở bàn tay. Tuy nhiên với trẻ bị RTT, các triệu chứng này có thể biến mất khiến trẻ phải học lại. Tình trạng thay đổi này có thể diễn ra trong 1 tuần hay 1 vài tháng. Các triệu chứng của hội chứng Rett còn được đánh giá là khá giống tự kỷ hay bệnh bại não.
Nhìn chung, theo các bác sĩ, các triệu chứng điển hình bao gồm
- Tốc độ tăng trưởng chậm lại: lúc này vòng đầu có bé có thể nhỏ hơn so với bình thường do tốc độ tăng trưởng của não bộ đang bị chậm lại. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Sau khi tốc độ phát triển tại não giảm sẽ dần dẫn đến các bất thường khác trên toàn thân.
- Giảm khả năng vận động: theo đó bé có thể mất hoặc giảm khả năng bò, không thể dùng lực ở bàn tay, sau đó các phần cơ bắp dần trở nên yếu hoặc có thể tê cứng/ liệt làm bé mất khả năng vận động bình thường.
- Mất đi về khả năng giao tiếp: đây là một trong số lý do khiến nhiều người dễ nhầm lẫn hội chứng Rett với tự kỷ. Trẻ mắc chứng này sẽ dần gặp vấn đề trong ngôn ngữ, giao tiếp, giảm khả năng nói chuyện với những người xung quanh dù trước đó bé khá vui vẻ, có thể đột ngột mất đi khả năng nói. Trẻ ngày càng trở nên thờ ơ với xung quanh, không còn hứng thú với đồ chơi hay cũng giảm khả năng giao tiếp bằng mắt.
- Xuất hiện cử động bất thường tại mắt: Trẻ có thể xuất hiện những cử động bất thường tại mắt như chớp mắt liên tục, nhấp nháy từng mắt hoặc lé mắt, nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó không ngừng. Tuy nhiên nếu được cha mẹ gọi, bé có thể tránh việc giao tiếp qua mắt
- Những cử động tay sẽ không được bình thường: Bé có thể liên tục lặp lại các động tác như vỗ tay, gõ, cọ xát vào nhau hoặc xoắn tay lại.
- Dễ bị kích động: Trẻ có xu hướng dễ bị kích động, cáu gắt, khó chịu, la hét. Các triệu chứng này có thể xuất hiện không vì bất cứ nguyên nhân nào và kéo dài trong vài giờ liên tục
- Rối loạn về hô hấp: bé có thể thở nhanh, thở mạnh hơn so với bình thường, việc thở có thể kèm theo cả không khí và nước bọt chảy ra. Với các dấu hiệu này thường xuất hiện khi bé thức, không xảy ra khi bé ngủ.
- Xuất hiện các hành vi, nhận thức bất thường: bao gồm giảm đi về mặt nhận thức, trí tuệ, đột ngột cười liên tục kèm theo biểu lộ nét mặt rất kỳ lạ, có thể là nắm tóc/ quần áo hoặc liếm tay.
- Một số triệu chứng bất thường khác: Cảm thấy nhịp tim đập bất thường tại vị trí cột sống, có cảm giác đau nhức, bàn tay nhỏ hơn so với các trẻ đồng trang lứa, bàn chân thường bị lạnh, xương bị mỏng đi và yếu dần, gặp các vấn đề liên quan đến nhai và nuốt, khi ngủ bé thường nghiến răng.
Những triệu chứng này có thể được biểu lộ khác nhau trên từng trẻ, tùy theo tình trạng và lứa tuổi. Trẻ có thể cảm nhận được những cơn đau tuy nhiên do việc rối loạn ngôn ngữ và khả năng biểu đạt có thể khiến phụ huynh có nhận ra triệu chứng này.
Các giai đoạn của hội chứng Rett
Bác sĩ chia hội chứng Rett thành 4 giai đoạn tiến triển như sau
Giai đoạn 1 – Giai đoạn sớm
Giai đoạn đầu của hội chứng Rett thường kéo dài từ 6- 18 tháng đầu đời. Các triệu chứng trong giai đoạn này còn khá mơ hồ, có thể kéo vài tháng hoặc 1 năm. Các dấu hiệu điển hình thường là giảm kích thước vòng đầu, chậm biết bò, ngồi, tránh giao tiếp bằng ánh mắt, thờ ơ với trẻ khác.
Giai đoạn 2 – Giai đoạn tiến triển nhanh
Các tiến triển trong giai đoạn này diễn ra khá nhanh chóng, thường trong độ tuổi từ 1- 4 tuổi. Lúc này bé đã bị mất những kỹ năng vận động hay giao tiếp đã học tập trước đó, tốc độ tăng trưởng dần chậm lại hay có những tối loạn tại bàn tay, trong hành vi, nhận thức, hơi thở. Bé cũng thường xuyên la hét mất kiểm soát mà không rõ lý do.
Các triệu chứng này có thể đến nhanh hoặc xảy ra từ từ, xảy ra hơn vài tuần hoặc vài tháng.
Giai đoạn 3 – Giai đoạn bình ổn
Giai đoạn này thường xuất hiện trong khoảng 2-10 tuổi và có thể diễn biến trong nhiều năm. Lúc này bé vẫn còn có một số rối loạn bất thường về hành vi và nhận thức, tuy nhiên nhìn chung có sự cải thiện bình ổn hơn trong các hành vi. Chẳng hạn bé ít khóc hay la hét hơn trước. Đồng thời lúc này bé có những tiến triển tốt hơn như có thể định hình bàn tay.
Tuy nhiên ở giai đoạn này bé có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như động kinh (động kinh ở hội chứng RTT hầu hết không xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi). Một số triệu chứng bất thường khác như tăng thông khí, nghiên răng khi ngủ, không tự chủ được các cử động lưỡi hay có thể có dấu hiệu vẹo cột sống. Thời điểm này trẻ cũng không có dấu hiệu tăng cân.
Giai đoạn 4 -Giai đoạn suy thoái vận động muộn.
Giai đoạn này thường thường diễn ra chủ yếu khi trẻ sau 10 tuổi, có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ. Lúc này khả năng vận động của trẻ giảm sút trầm trọng, loạn trương lực cơ, các cơ yếu, cứng, có dấu hiệu bị liệt, biến dị tại xương sống. Tới giai đoạn này trẻ hầu như không đi lại được, xuất hiện các triệu chứng co giật, chậm phát triển.
Tuy nhiên lúc này ở trẻ sự hiểu biết, giao tiếp một số khả năng điều khiển tay vẫn ở mức ổn định về tần suất và các cử động, có thể ít xảy ra co giật hơn. Giao tiếp bằng mắt có thể được cải thiện, đồng thời đây cũng là cách duy nhất trong giai đoạn này để bé có thể bộc lộ mong muốn hay cảm xúc.
Tiên lượng cho bệnh nhân Rett
Hội chứng Rett được đánh giá là rất nguy hiểm vì thường có các tiên lượng rất xấu. Trẻ có thể đột ngột tử vong hoặc kéo dài sự sống nhưng lại gặp các vấn đề về sức khỏe khác. Cụ thể
- Tử vong đột ngột do liên đến các vấn đề rối loạn ở tim bệnh viêm phổi.
- Tỷ lệ sống sót với bệnh nhân điều trị sau 10 giảm.
- Giai đoạn từ 50 đến 60 tuổi: đa phần còn sống.
- Người bệnh sống 35 năm đạt 70%.
Tuy nhiên ở những bệnh nhân còn sống thường gặp các vấn đề biến chứng khác như
- Gặp các vấn đề về tim
- Gặp các vấn đề về xương khớp, xương mỏng, dễ gãy, có nguy cơ bị bại liệt
- Táo bón mãn tính
- Động kinh
- Khó khăn khi nuốt
- Rối loạn giấc ngủ
Người mắc hội chứng Rett có thể phải sống dựa vào sự hỗ trợ của gia đình suốt cả đời và rất khó khăn trong việc tham gia các hoạt động sinh hoạt như người bình thường.
Các vấn đề trong chẩn đoán hội chứng Rett
Hội chứng Rett có thể gây nhầm lẫn với một số rối loạn thần kinh khác như giảm trương lực cơ bẩm sinh lành tính; Tự kỷ; Loạn thần; Bại não; Hội chứng Prada-Willi; Thoái hóa tủy sống – tiểu não; Rối loạn chuyển hóa; Hội chứng Angelman hay Loạn dưỡng chất trắng não nên cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt để có hướng điều trị tốt nhất.
Các dấu hiệu phân biệt sẽ được dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và thống kê bằng tay của rối loạn tâm thần (DSM), được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau
- MRI não bộ: nhằm kiểm tra kích thước vỏ não, teo tiểu não và trọng lượng não hay các thay đổi tại bó vỏ não – tủy sống
- Phân tích gen: nhằm phát hiện các dấu hiệu đột biến bất thường tại gen MECP2 làm tiêu chuẩn để hội chứng RTT có thể xác lập trên bệnh nhân
- Điện tâm đồ ECG: phát hiện các bất thường như nhịp tim chậm hơn bình thường hay sóng T đảo ngược và khoảng QT kéo dài. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ đột tử bất ngờ ở bệnh nhân
- Điện não đồ (EEG): giúp xác định có nên dùng các loại thuốc chống động kinh trên bệnh nhân hay không
- Xét nghiệm nuốt Barium: giúp phát hiện các bất thường khi cử động tại vùng miệng
- Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm hô hấp đa ký; Xét nghiệm sinh lý thần kinh; Test đo tâm lý (psychometric); Xét nghiệm mô học..
Gia đình nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở bệnh viện hiện đại, có đầy đủ các công nghệ và thiết bị y tế để phục vụ cho việc thăm khám và điều trị đạt kết quả chính xác nhất.
Hướng điều trị hội chứng Rett
Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng để sinh hoạt và có cuộc sống như bình thường. Tuy nhiên việc điều trị có thể cần phải kéo dài dai dẳng đến suốt cuộc đời để phòng tránh các biến chứng có thể xuất hiện.
Điều trị y khoa
Bệnh nhân RTT có thể được chỉ định dùng các loại thuốc duy trì, phẫu thuật hay các vật lý trị liệu để hỗ trợ ổn định kiểm soát các triệu chứng tùy theo từng giai đoạn bệnh. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn về dùng thuốc cho bác sĩ, không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác.
Các phương pháp được dùng trong điều trị hội chứng Rett bao gồm
- Các nhóm thuốc chính: Thuốc chống động kinh (Carbamazepine, Valproic acid, Topiramate, Lamotrigine); Thuốc an thần để cải thiện giấc ngủ; Kích thích thần kinh phế vị (thần kinh X); Thuốc chống nôn
- Phẫu thuật: được chỉ định khi bệnh nhân cần đặt ống thông dạ dày để truyền thức ăn hoặc phẫu thuật cong vẹo cột sống. Tuy nhiên cần chú với bệnh nhân cong vẹo cột sống liên quan đến Rett thường không đáp ứng với chỉnh hình. Phẫu thuật cột sống thường xem xét với bệnh nhân có góc Cobb > 40 – 45o hoặc có đường cong gây đau hay mất hoạt động
- Vật lý trị liệu: dùng nẹp bó bột cho các bệnh nhân cong vẹo cột sống hoặc hỗ trợ bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động đi lại, giữ thăng bẳng ở mức ổn định hơn.
- Một số biện pháp khác: điều trị chỉnh hình; Myofascial phát hành
Kiểm soát chế độ ăn uống
Theo các bác sĩ, việc kiểm soát chế độ ăn uống có liên quan đến việc giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng RTT. Cụ thể bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, bao gồm cần tăng cân, tăng các chế độ ăn giàu calorie (gồm 70% từ mỡ, 15% từ carbohydrate và 15% từ protein) để kiểm soát các cơn co giật.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường gặp các vấn đề về loãng xương nên cần tăng cường bổ sung các chất tốt cho hệ thống xương khớp bao gồm vitamin D, bổ sung Calcium và bisphosphonate.. Gia đình cần trao đổi với các bác sĩ chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Rett.
Các biện pháp điều chỉnh nhận thức, hành vi
Với bệnh nhân Rett, bác sĩ có thể yêu cầu các biện pháp giúp bé thể hiện ngôn ngữ, cảm xúc, chẳng hạn thông qua thủ ngữ từ cử chỉ bàn tay để bé có thể giao tiếp. Các nghiên cứu còn đưa ra phương pháp Thính giác tích hợp đào tạo được dùng trong trị liệu ngôn ngữ hay âm nhạc trị liệu cũng được đánh giá rất hiệu quả.
Gia đình cần luôn đồng hành hợp tác cùng bác sĩ để đưa ra hướng điều trị an toàn phù hợp nhất. Bệnh nhân cần được cha mẹ hay các chuyên gia hỗ trợ tỉ mỉ để bé có các nhận thức cơ bản về các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như mặc quần áo, ăn uống hay các hoạt động vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Việc điều trị hội chứng Rett là một quá trình dài, cần có sự kết hợp giữa gia đình và bác sĩ. Rất tiếc hiện nay chưa có biện pháp nào để hoàn toàn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Gia đình cần có thời gian theo dõi và chăm sóc trẻ mỗi ngày ngay từ những giai đoạn đầu để sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!