Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch bạn nên cảnh giác
Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch có tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ ngăn chặn những hệ lụy xấu cho sức khỏe để nhanh chóng giúp người bệnh trở về với cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch bạn nên cảnh giác
Nhiều người thường cho rằng trầm cảm và tim mạch là hai bệnh lý khác biệt hoàn toàn bởi trầm cảm biểu hiện trên mặt tâm thần còn tim mạch đại diện cho mặt thể chất. Tuy nhiên các nghiên cứu trên thực tế đã chứng minh mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch, kết quả cho thấy cả hai bệnh có sự tương tác qua lại và làm ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng.
Việc tìm hiểu về các mối tương quan này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về mức độ nguy hiểm của hai bệnh lý này, từ đó đưa ra hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp nhất với từng tình trạng sức khỏe.
Trầm cảm là tác nhân gây các vấn đề về tim mạch?
Người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên có tâm trạng lo lắng, buồn phiền u ám và gây ra các áp lực lớn cho hệ thống tim mạch. Bằng chứng là khi buồn bã căng thẳng có liên quan đến trầm cảm, bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn kèm theo khó thở chóng mặt đột ngột.
Thực tế các nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác đâu là tác nhân khiến trầm cảm gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên tạm thời có thể cho rằng các triệu chứng này liên quan đến các vấn đề sau
- Khi tinh thần sa sút mệt mỏi sẽ làm tế bào tiểu cầu dính lại với nhau và gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch làm máu huyết không thể lưu thông ổn định đến các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
- Lo lắng, căng thẳng, áp lực chính là nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng giảm bất thường. Huyết áp tăng chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch với các triệu chứng điển hình như thở nhanh, thở gấp, hụt hơi, tim đập nhanh, người lạnh cóng..
- Những người buồn bã kéo dài thường có nồng độ protein phản ứng C cao hơn bình thường, đây lại là một hoạt chất được tìm thấy ở những người mắc bệnh tim.
- Hệ thống thần kinh tự động cũng đóng vai trò trong việc ổn định nhịp tim, do đó khi có các bất thường tại cơ quan này cũng khiến cơ quan còn lại gặp vấn đề. Người bệnh nếu bị rối loạn nhịp tim kéo dài có thể gây ra các vấn đề trầm trọng khác.
- Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm được cho rằng có thể gây tác hại không tốt cho hệ thống tim mạch. Chẳng hạn như SNRIs (Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine) không thể dùng cho bệnh nhân có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng khiến nhịp tim nhanh hơn bất thường.
- Bên cạnh đó lối sống kém khoa học của những người bị trầm cảm như thức khuya, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, các chất kích thích cũng được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch
Trầm cảm có thể gây ra các vấn đề tim mạch điển hình như suy tim, rối loạn nhịp tim, động mạch vành .. Phụ nữ nếu mắc bệnh trầm cảm sẽ tác động xấu đến hệ thống tim mạch cao gấp 3 lần so với đàn ông.
Đối với những bệnh nhân đã bị bệnh tim mạch trước đó, việc dùng các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể làm giảm tác dụng điều trị, giảm khả năng vận động và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy những người sau điều trị bệnh tim mà mắc trầm cảm thì có nguy cơ phát phát rất cao.
Những tác động từ bệnh tim mạch dẫn tới trầm cảm
Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch được thể hiện rõ thông qua việc bệnh này có thể là nguyên nhân hoặc là hệ lụy của bệnh kia. Theo đó những người gặp các vấn đề về tim mạch trước đó cần phải điều trị kéo dài cũng có thể chính là yếu tố gây bệnh trầm cảm. Điều này khiến sức khỏe ngày càng xuống dốc và tăng nguy cơ tử vong ở rất nhiều người.
Khi bị tim mạch, người bệnh bị hạn chế một số các hoạt động, thường trong tình trạng ốm yếu nên dễ sinh ra tâm lý buồn phiền, tự ti. Người bệnh thường cho rằng bản thân vô dụng, bị người khác thương hại, không thể làm các công việc yêu thích, làm ảnh hưởng đến cha mẹ.. Những suy nghĩ này cứ không ngừng bủa vây lấy họ và gây ra các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm.
Đặc biệt ở những bệnh nhân sau những tai biến sau tim mạch khó có thể trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường nên có những suy nghĩ vô cùng bi quan. Họ có thể cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, ngày càng trở nên thu mình, ngại giao tiếp, không muốn nói chuyện làm phiền ai hay thậm chí có thể suy nghĩ đến việc tự tử.
Các nghiên cứu khác được thống kê từ 22 nghiên cứu trước đó còn cho thấy nếu bệnh nhân bị trầm cảm sau khi bị nhồi máu cơ tim có thể làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2-2.6 lần so với những bệnh nhân không bị mắc bệnh.
Nói chung, việc điều trị tim mạch kéo dài, tình trạng bệnh trầm trọng, có tiên lượng không tốt, những người sau hồi phục phẫu thuật tim là những đối tượng cực kỳ dễ mắc bệnh trầm cảm nếu không được chăm sóc tốt về đời sống tinh thần.
Một số triệu chứng điển hình ở những bệnh nhân bị trầm cảm mắc bệnh tim mạch như
- Tâm trạng buồn phiền u uất, không có niềm vui
- Thu hẹp bản thân, không muốn giao tiếp nói chuyện với ai
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ thường gặp ác mộng
- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ
- Không còn muốn điều trị bệnh, muốn buông xuôi
- Có tâm lý muốn tự tử
- Thường có các triệu chứng tim mạch như khó thở, tim đập nhanh tái đi tái lại nhiều lần hơn
- Có xu hướng tìm đến bia rượu, các chất kích thích khiến tình trạng tim mạch trầm trọng hơn
Giải quyết các vấn đề do mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch gây ra
Hầu hết khi gặp 1 trong hai bệnh lý, bác sĩ đều sẽ yêu cầu người bệnh làm một số kiểm tra trên toàn thân nhằm phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh còn lại hoặc một số vấn đề sức khỏe bất thường khác. Trong trường hợp mắc đồng thời cả hai bệnh người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị để ngăn ngừa các hệ lụy khác cho sức khỏe.
Điều trị y khoa
Tốt nhất khi gặp những vấn đề bất thường cho sức khỏe về cả mặt tâm sinh lý, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị y khoa, không nên tự chẩn đoán hay điều trị tại nhà. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh các loại thuốc phù hợp cũng như hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc để phục hồi dần sức khỏe thể chất và tinh thần.
Người bệnh nên trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân như gặp vấn đề sức khỏe nào trước, đã điều trị theo cách nào, hướng điều trị ra sao để bác sĩ có thể lên phác đồ mới phù hợp hơn. Bệnh nhân cần thực sự quyết tâm và tuân thủ đúng với các chỉ định từ bác sĩ để mang lại kết quả điều trị tốt nhất, sức khỏe nhanh chóng được phục hồi.
Trị liệu tâm lý giúp giải quyết hệ lụy từ mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch
Với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm trước hay do bệnh tim mạch đều sẽ được yêu cầu chấp nhận trị liệu tâm lý. Mục đích chính của phương pháp này là gỡ bỏ những khúc mắc trong tâm trí, giải thích về bệnh tật để người bệnh hiểu rõ và chấp nhận hợp tác điều trị hơn, đặc biệt với những bệnh nhân cao tuổi sau tai biến thường từ chối điều trị.
Khi tinh thần được thoải mái, tim được thả lỏng thì việc điều trị cũng sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều. Trị liệu tâm lý còn hướng người bệnh đến lối sống vui vẻ tích cực mỗi ngày, cách kiểm soát cảm xúc để ngăn chặn các dấu hiệu tim mạch tái phát trở lại. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để nhanh chóng loại bỏ trầm cảm cũng như ngăn chặn được các hệ lụy từ bệnh tim mạch.
Thay đổi lối sống khoa học tích cực hơn
Những người mắc bệnh thường có tâm trạng buồn phiền mệt mỏi căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật khiến tinh thần xuống dốc và gây cảm giác tim đau nhói từng giờ. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị mà còn làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý trầm trọng khác và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh trầm trọng.
Với nền y học hiện đại hiện nay, bạn hãy có niềm tin rằng bệnh nào cũng có thể thuyên giảm. Các bác sĩ cũng luôn khuyến khích người bệnh cần lạc quan hơn để giúp ích cho việc điều trị. Khi tinh thần vui vẻ, trái tim được khỏe mạnh và các triệu chứng trầm cảm cũng thuyên giảm rất nhiều.
Một số biện pháp để giúp cuộc sống thêm vui vẻ lạc quan hơn như
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. Với những người bị bệnh tim mạch nên lựa chọn những bộ môn phù hợp như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, thiền,.. tránh những bộ môn cần phải hoạt động tiêu tốn sức lực quá nhiều.
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích
- Làm bạn với những người có suy nghĩ vui vẻ tích cực
- Luôn nhìn nhận các vấn đề theo nhiều phía và xử lý theo phía tốt hơn
- Học cách hít thở sâu để cân bằng cảm xúc, tránh xúc động hay căng thẳng đột ngột sẽ không tốt cho tim mạch
- Yêu thương bản thân mình hơn, làm đẹp cho bản thân
- Dành nhiều thời gian hơn bên gia đình và bạn bè, tránh xa những thứ quá tiêu cực ngoài xã hội
- Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học theo chỉ định của bác sĩ
- Coi trọng giấc ngủ
- Thư giãn cơ thể và tâm trí thông qua âm nhạc, sách báo hay những bộ phim hay. Một số nghiên cứu cũng cho rằng âm nhạc là liều thuốc có thể chữa lành cho cả trái tim và tâm hồn.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện nên càng cần kiểm soát sớm càng tốt. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề gây bệnh tiềm ẩn khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!