Mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ bạn nên quan tâm
Trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Mất ngủ không chỉ là triệu chứng hay nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm mà nó còn khiến cho bệnh lý này gia tăng nguy cơ tái phát.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ
Hiện nay, tình trạng bệnh trầm cảm và chứng mất ngủ kéo dài đang ngày càng phổ biến, nó có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Theo thống kê cho biết rằng có khoảng hơn 15% các đối tượng người trưởng thành gặp phải tình trạng bị mất ngủ, nhiều người dễ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm.
Theo nhận định từ các chuyên gia thì những đối tượng có triệu chứng mất ngủ kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh chứng bệnh trầm cảm cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Do đó, trầm cảm và mất ngủ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng luôn song hành cùng nhau.
Theo nghiên cứu và thống kê từ các nhà khoa học cho biết rằng, hiện có khoảng hơn 15% các trường hợp bệnh trầm cảm có kèm triệu chứng ngủ quá nhiều, còn khoảng hơn 80% còn lại sẽ rơi vào trạng thái khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Ngược lại, nếu đối tượng nào thường xuyên bị mất ngủ sẽ dễ buồn bã, cơ thể mệt mỏi, lo lắng nhiều,…từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Vì thế, mất ngủ mạn tính cũng được xem là một trong các dấu hiệu cảnh báo về hội chứng trầm cảm.
Bên cạnh mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, trầm cảm và mất ngủ còn thúc đẩy lẫn nhau. Tình trạng mất ngủ không chỉ làm cho căn bệnh trầm cảm gia tăng nghiêm trọng hơn mà nó còn là yếu tố khiến cho bệnh lý này dễ tái phát, gây ra những hậu quả khôn lường. Những đối tượng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm khi gặp phải tình trạng mất ngủ sẽ có nguy cơ cao tái phát lại căn bệnh quái ác này.
Nếu trước đây các nhà khoa học chỉ cho rằng mất ngủ là một trong các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu thì qua những nghiên cứu gần đây cho biết rằng, tình trạng mất ngủ và trầm cảm còn là hai chứng rối loạn chồng chéo lên nhau. Nếu tình trạng này không được sớm ngăn chặn và điều trị sẽ gây nên rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và cả tính mạng con người.
Nguyên nhân gây mất ngủ do trầm cảm
Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm càng tăng cao, đối tượng gặp phải căn bệnh này tập trung nhiều ở phụ nữ. Hầu hết những đối tượng bị bệnh trầm cảm đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện tượng mất ngủ do bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Căng thẳng, áp lực kéo dài: Đây cũng được biết đến là nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên tình trạng mất ngủ triền miên. Công việc, học tập, cuộc sống, gia đình gây nên nhiều áp lực cho con người, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tinh thần mất đi sự cân bằng, từ đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, suy nhược về thể chất, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Các vấn đề về sức khỏe: Những đối tượng bị bệnh hen suyễn, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ, đau mạn tính, những bệnh về thần kinh,…sẽ có nguy cơ cao bị mất ngủ và trầm cảm hơn so với người có sức khỏe bình thường.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Giấc ngủ cũng sẽ bị tác động bởi tiến ồn, nhiệt độ phòng, ánh sáng,…
- Thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Đặc biệt là những người có thói quen ăn quá nhiều trước khi ngủ, dung nạp các loại đồ ăn khó tiêu hoặc những loại nước uống có cồn, cafenin vào ban đêm.
- Thói quen ngủ không lành mạnh: Các đối tượng thường xuyên thức khuya, ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ rất dễ rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài do trầm cảm
Giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, đặc biệt là những bệnh nhân đang mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần bị suy nhược, tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của trầm cảm và mất ngủ, bạn nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:
1. Thay đổi lối sống
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với tâm trạng và giấc ngủ của con người. Do đó, để hỗ trợ ngăn chặn và cải thiện giấc ngủ cũng như chứng bệnh trầm cảm hiệu quả bạn nên nhanh chóng thay đổi lối sống của mình, rèn luyện thói quen sinh hoạt thật lành mạnh và khoa học.
- Ăn uống đủ chất: Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần được sảng khoái và ổn định hơn. Do đó, bạn cần thiết lập cho mình một thực đơn bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế ăn khuya hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu vào ban đêm.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên sắp xếp thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi thật hợp lý. Tránh làm quá sức hoặc nghỉ ngơi quá nhiều. Tốt nhất bạn nên lặp một thời gian biểu cho mỗi ngày, rèn luyện thói quen ngủ và thức đúng giờ. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày và tập trung giấc ngủ vào ban đêm, luyện thói quen ngủ trước 23 giờ.
- Sắp xếp công việc hợp lý: Việc thường xuyên thực hiện một khối công việc lớn cùng một lúc và kéo dài sẽ làm cho bạn gia tăng các áp lực, căng thẳng dễ dẫn đến phiền muộn, stress, khiến cho giấc ngủ bị rối loạn. Vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và thư giãn hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Vận động, tập thể dục thường xuyên: Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc thường xuyên vận động sẽ giúp cải thiện được giấc ngủ, hạn chế và điều trị tốt chứng trầm cảm. Khi cơ thể được vận động sẽ giúp cho các hormone được sản sinh nhiều hơn, đặc biệt là chất tạo hạnh phúc. Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện những bài tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền, bơi lội,…
- Uống trà: Các loại trà thảo mộc cũng góp phần ổn định giấc ngủ và giúp tinh thần, cảm xúc được cân bằng tốt hơn. Bạn có thể duy trì thói quen uống một cốc trà thảo mộc mỗi ngày để giúp giấc ngủ được ổn định hơn, cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
2. Điều trị tâm lý
Như đã nói trên, mối quan hệ giữa trầm cảm và mất ngủ vô cùng mật thiết. Do đó, nếu bạn mắc chứng mất ngủ thì nguy cơ cao sẽ gặp phải hội chứng trầm cảm và ngược lại. Vì thế, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trong cảm xúc, hành vi và giấc ngủ của mình kéo dài thì bạn nên nhanh chóng tìm đến các chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bằng liệu pháp tâm lý trị liệu hay còn gọi là phương pháp trò chuyện, giao tiếp các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh và giúp cho bệnh nhân nhìn nhận được những vấn đề của bản thân. Từ đó, bác sĩ và người bệnh sẽ cùng đưa ra giải pháp và cách khắc phục tình trạng mất ngủ, trầm cảm một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này, những người bệnh sẽ được cải thiện một cách tự nhiên, sức khỏe tinh thần được phục hồi một cách nhanh chóng.
3. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng mất ngủ xuất phát từ căn bệnh trầm cảm thì bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Thông thường để hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ kéo dài do trầm cảm, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc – SSRI. Ngoài ra, trong một số trường hợp còn có thể kê thêm những loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
Khi được chỉ định áp dụng phương pháp sử dụng thuốc, các bệnh nhân cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hầu hết các loại thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất ngủ đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ, vì thế nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn cũng cần thông báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được về mối quan hệ giữa trầm cảm và mất ngủ. Hi vọng bạn đọc sẽ biết áp dụng được các phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp để giúp sức khỏe thể chất và tinh thần được ổn định và cân bằng tốt hơn. Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!