Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đã đưa ra được phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ một cách tổng quan để áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh. 

Tổng quan về tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Giấc ngủ là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động hàng ngày của con người. Khi chất lượng giấc ngủ bị giảm sút sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, tinh thần không được minh mẩn và tỉnh táo, nhiều nguy cơ gây nên những bệnh lý về tâm thần.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta thường phải rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ giật mình khi ngủ, hay mơ thấy ác mộng. Mất ngủ thường được xem là một triệu chứng chứ không phải một rối loạn, nó thường được gọi là mất ngủ thứ phát.

Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thế nhưng thời gian gần đây, thuật ngữ mất ngủ thứ phát không còn được sử dụng nhiều bởi nó không phù hợp với các triệu chứng của bệnh. Hiện nay, nó được thay thế bằng cá rối loạn có kèm theo rối loạn giấc ngủ, gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bệnh nhân.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Khi nhận thấy những thay đổi bất thường của giấc ngủ, bạn nên nhanh chóng tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác về tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bệnh và tiền sử bệnh lý. Đồng thời, chuyên gia cũng thực hiện các biện pháp khám sức khỏe lâm sàng để nhận định cụ thể hơn.

Sau đó, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định để tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography – PSG): Kỹ thuật này sẽ được tiến hành tại các trung tâm nghiên cứu giấc ngủ nhằm theo dõi chính xác về nồng độ oxi có trong máu và biết được các chuyển động của cơ thể và sóng não. Từ đây có thể xác định cụ thể hơn về những tác động của chúng đến giấc ngủ của người bệnh.
  • Điện não đồ (Electroencephalogram – EEG): Sau khi tiến hành kiểm tra điện não đồ, các chuyên gia sẽ đánh giác được mức độ hoạt động của não bộ, đồng thời sẽ phân tích và phát hiện được những vấn đề có liên quan. Đây cũng chính là một phần của nghiên cứu đa ký giấc ngủ.
  • Kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày (Multiple Sleep Latency Test – MSLT): Để có thể chẩn đoán được tình trạng ngủ rũ, các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp song song giữa kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày và đo đa ký giấc ngủ vào ban đêm.
  • Một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện như xét nghiệm máu (vi sinh, sinh hóa, huyết học), xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chất ma túy, huyết thanh,….
  • Trắc nghiệm tâm lý: Đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu…), nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI…), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI…), đánh giá trầm cảm (Beck, Hamilton trầm cảm…),….

Việc có thể chẩn đoán chính xác định tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ sẽ giúp cho các chuyên gia xây dựng phác đồ điều trị một cách hiệu quả hơn.

Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường sẽ được chia thành 2 nhóm lớn đó là dược lý và tâm lý. Hai nhóm này sẽ được kết hợp điều trị song song với nhau để giúp cho các triệu chứng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.

Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

1. Điều trị hóa dược

Khi áp dụng phương pháp điều trị hóa dược, các chuyên gai sẽ cho bệnh nhân khỏi liều thấp và dần tăng liệu lượng lên từ từ đến khi có hiệu quả sẽ duy trì. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng quá nhiều thuốc điều trị, đặc biệt là nhóm giải lo âu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1.1 Thuốc Ngủ – Thuốc Giải Lo Âu Gây Ngủ

Zolpidem:  2.5mg – 10mg/ ngày x 7-10 ngày.

Diazepam:  2.5mg – 10mg/ ngày x 7- 10 ngày

Triazolam 0.125 – 0.25mg/ ngày x 7- 10 ngày

Zopiclone 5 – 20mg/ ngày x 7- 10 ngày

Temazepam 7.5 – 30mg/ ngày x 7- 10 ngày

Oxazepam 10 – 30mg/ ngày x 7- 10 ngày

Alprazolam 0.25 – 1mg/ ngày x 7- 10 ngày

Lorazepam 0.5 – 2mg/ ngày x 7- 10 ngày

Clonazepam 0.5 – 2mg/ ngày x 7- 10 ngày

Clorazepate 7.5 – 22.5mg/ ngày x 7- 10 ngày

Quazepam 7.5 – 15mg/ ngày x 7- 10 ngày

Flurazepam 15 – 30mg/ ngày x 7- 10 ngày

Bromazepam 1.5mg – 12mg/ ngày x 7- 10 ngày

1.2 Thuốc Chống Trầm Cảm Có Tác Dụng Êm Dịu Gây Ngủ

Amitriptyline: 10mg -100mg/ngày x 7-10 ngày.

Mirtazapine: 15mg – 60mg/ ngày x 7-10 ngày.

Doxepin 10 – 200mg/ ngày x 7-10 ngày.

Trazodone 25 – 400mg/ ngày x 7-10 ngày.

Nortriptyline 10 – 100mg/ ngày x 7-10 ngày.

Nefazodone 100 – 600mg/ ngày x 7-10 ngày.

1.3 Thuốc Chống Loạn Thần Tác Dụng Gây Ngủ

Chlorpromazine: 25mg – 500mg/ ngày x 7- 10 ngày.

Haloperidol: 0.5mg – 40mg/ ngày x 7- 10 ngày.

Olanzapine: 2.5mgm – 20mg/ ngày x 7- 10 ngày.

Quetiapine 25 – 1200mg/ ngày x 7- 10 ngày.

Risperidone 0.25 – 6mg/ ngày x 7- 10 ngày.

1.4 Thuốc Điều Chỉnh Khí Sắc Có Tác Dụng Gây Ngủ

Carbamazepine: 100mg – 800mg/ ngày x 7-10 ngày.

Gabapantin: 100mg – 3600mg/ ngày x 7-10 ngày.

Oxcarbazepin: 150mg – 2400mg/ ngày x 7-10 ngày.

Divalproat 125 – 2000mg/ ngày x 7-10 ngày.

1.5 Thuốc tăng cường tuần hoàn não:

Piracetam: 400mg x 3-4 viên / ngày x10-20 ngày.

Cavinton: Forte 5mg x 3 viên/ ngày x 10- 20 ngày.

1.6 Một số loại thuốc khác

Diphenhydramine 25 – 100mg/ ngày

Cyproheptadine 4 – 40mg/ ngày

Buspirone 5 – 40mg/ ngày

Clonidine 0.1 – 1.2mg/ ngày

Melatonin 8mg/ ngày

2. Điều Trị Tâm Lý

Các chuyên gia tâm lý thường sẽ ắp dụng liệu pháp nhận thức hành vi đối với những trường hợp bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Phương pháp này nhằm giáo dục bệnh nhân chú ý hơn về vấn đề vệ sinh giấc ngủ của mình.

  • Kiểm soát tốt các kích thích: Không sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá trong quá trình điều trị, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Liệu pháp hạn chế ngủ: Chỉ nên đi ngủ khi buồn ngủ và tập thức dậy vào một thời gian cố định trong ngày.
  • Tập huấn thư giãn: Áp dụng các bài tập hít thở, cân bằng tâm trạng, giúp cơ thể và não bộ thư giãn tốt hơn.
  • Điều chỉnh và cân bằng các nhận thức không phù hợp về giấc ngủ
  • Vệ sinh giấc ngủ: Lựa chọn phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, tránh tiếng ồn, đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng, mùi hương,…

Các cách phòng tránh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài và không được can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để hạn chế gặp phải căn bệnh này, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả sau đây:

  • Tránh áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý, tránh làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Giải quyết sớm các vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân để hạn chế stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc gây nên chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các bài tập đơn giản tại nhà như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,…Thói quen này sẽ giúp nâng cao sức khỏe cơ thể và não bộ, giúp hạn chế tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, tránh ăn các đồ ăn khó tiêu hoặc ăn quá no trước khi ngủ.
  • Không lạm dụng quá nhiều các loại thuốc điều trị, thuốc kích thích thần kinh trung ương.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Phát hiện và có biện pháp điều trị sớm các rối loạn tâm sinh có nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Xây dựng giấc ngủ lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, tập trung giấc ngủ vào ban đêm, không ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Sau khi nhận thấy các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viên uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Sau khi biết rõ về tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ phù hợp để kiểm soát bệnh tình hiệu quả và an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *