Dùng phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm

Thôi miên là hình thức trị liệu tâm lý đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở các quốc gia Châu Âu như: Pháp, Đức, Nga… Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm vẫn còn vô cùng mới mẻ và xa lạ. Bài viết dưới đây sẽ vén lên tấm màn bí ẩn về cách thức điều trị này.

Dùng phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm
Tìm hiểu về phương pháp thôi miên

Bệnh trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tinh thần đặc biệt nguy hiểm. Căn bệnh này có thể gây ra hàng loạt tổn thương về mặt tâm sinh lý với các triệu chứng điển hình như: bất lực, sầu muộn, nhức đầu, mệt mỏi, bế tắc, choáng váng, bồn chồn, suy nghĩ tiêu cực… Những biểu hiện này mang tính chất nặng nề và có xu hướng kéo dài so với trạng thái buồn bã thông thường.

Trầm cảm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: yếu tố di truyền, thói quen lạm dụng thuốc Tây hoặc chất kích thích, chấn thương tâm lý, tình trạng mất ngủ kéo dài… Hiện nay, hàng triệu người trên thế giới đang phải chiến đấu với bệnh lý này hàng ngày, hàng giờ.

Đây là “sát thủ thầm lặng” đã cướp mất sinh mạng của rất nhiều bệnh nhân. Bệnh lý không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bóng ma trầm cảm có thể thấm sâu vào cơ thể và phủ đầy tâm trí, khiến bệnh nhân nảy sinh ý định và hành vi tự sát.

Tìm hiểu về phương pháp thôi miên

Theo nhiều tài liệu lịch sử, phương pháp thôi miên được người Ai Cập sáng tạo vào khoảng 500 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, thời bấy giờ, với khả năng xua đuổi tà ma, kỹ thuật trị liệu này được xem là phép thuật kỳ bí.

Mãi đến thế kỷ XIX, James Braid, một bác sĩ người Anh, đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp thôi miên vào quá trình điều trị, chủ yếu hỗ trợ giảm đau, cắt cơn đau trong nha khoa. Lúc này, thôi miên mới chính thức được nhìn nhận như một kỹ thuật y khoa đúng nghĩa.

Trên thực tế, thôi miên hoàn toàn không phải năng lực siêu nhiên hay huyền thuật bí ẩn mà hiếm người có được. Đây chính xác là một kỹ thuật trị liệu đặc biệt có thể chữa lành cả thể xác và tinh thần cho nhiều bệnh nhân.

Đặc trưng của phương pháp thôi miên

Thôi miên (hypnosis) bắt nguồn từ chữ hypnos (có nghĩa là ngủ) trong tiếng Hy Lạp. Thế nhưng, kỹ thuật này không thực sự liên quan mật thiết đến giấc ngủ của chúng ta như tên gọi của nó.

Thôi miên là trạng thái biến đổi nhận thức lúc bạn đang cảm thấy buồn ngủ hoặc trong trạng thái hôn mê. Khi cơ thể rơi vào trạng thái này, tinh thần sẽ được thư giãn, giải tỏa, trở nên điềm tĩnh, thanh thản, thư thái và không còn lo âu, buồn bã, phiền muộn.

Trạng thái đặc biệt này có mối quan hệ chặt chẽ với trí tưởng tượng cùng tinh thần sáng tạo. Khi đó, khả năng tự nhận thức của chúng ta sẽ được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, những ý nghĩ, ý tưởng, ước mơ hay các hình ảnh trong quá khứ mà người được thôi miên đặc biệt quan tâm sẽ xuất hiện thường xuyên và rõ nét.

Trong ngành tâm lý học, thôi miên là liệu pháp trị liệu tạo nên trạng thái thư giãn, tập trung và tăng cường mức độ chú ý nhằm dễ dàng tiếp thu nhận thức dưới sự hướng dẫn của nhà thôi miên.

Với kỹ thuật này, bệnh nhân được dẫn dắt vào tình trạng tương tự hôn mê (trance), sau đó, nhà trị liệu sẽ tác động vào tâm lý của họ chủ yếu thông qua lời nói, từ đó hình thành trạng thái ức chế không hoàn toàn ở vỏ não người bệnh.

Thôi miên chính là trạng thái trung gian giữa thức và ngủ. Khi đạt đến trạng thái này, chúng ta có thể được nhà trị liệu hướng dẫn tập trung tối đa và có xu hướng dễ dàng tiếp nhận ý kiến/đề xuất từ phía người khác hơn hẳn so với bình thường.

Phương pháp thôi miên giúp người bệnh kiểm soát trạng thái nhận thức của bản thân, khám phá những cảm xúc/suy nghĩ ẩn sâu trong tiềm thức hoặc hồi tưởng về các ký ức đau đớn mà họ đã cố tình chôn vùi trong tâm trí, từ đó điều chỉnh suy nghĩ và cải thiện triệu chứng.

Đặc trưng của phương pháp thôi miên
Thôi miên (hypnosis) bắt nguồn từ chữ hypnos (có nghĩa là ngủ) trong tiếng Hy Lạp.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, phương pháp thôi miên bao gồm: liệu pháp gợi ý và liệu pháp phân tích tâm lý, cụ thể:

  • Liệu pháp gợi ý

Trong trạng thái thôi miên, bệnh nhân sẽ dễ dàng đáp ứng những đề xuất/gợi ý mà nhà trị liệu đưa ra. Do đó, nếu được thôi miên thành công, họ có thể thay đổi một số thói quen và hành vi nhất định. Đồng thời, liệu pháp gợi ý cũng hỗ trợ người bệnh điều chỉnh nhận thức về mặt cảm giác, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cần phải lãng quên nhiều suy nghĩ lo âu quẩn quanh trong đầu óc hoặc xoa dịu cảm giác đau đớn trên cơ thể.

  • Liệu pháp phân tích tâm lý

Kỹ thuật này được tiến hành dựa trên sự chia sẻ thật sự thoải mái giữa nhà thôi miên và người tham gia điều trị. Thông qua những buổi trị liệu phân tích tâm lý, bác sĩ có thể khám phá những câu chuyện ẩn sâu khó nói mà bệnh nhân không thể bày tỏ trong trạng thái bình thường. Đây chính là các yếu tố khởi nguồn mấu chốt của chứng rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm.

Khi trải qua quá trình thôi miên, những tổn thương tâm lý của bệnh nhân bắt đầu sáng tỏ. Sau đó, họ sẽ được trị liệu tâm lý theo phương pháp thông thường.

Hiệu quả của phương pháp thôi miên

Thông thường, một buổi thôi miên trị liệu sẽ diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Người thực hiện kỹ thuật này là chuyên gia thôi miên hoặc bác sĩ tâm lý vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về nhiều liệu pháp thư giãn tinh thần khác nhau (để có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên).

Nhìn chung, trong trạng thái thôi miên, chúng ta vẫn còn ý thức, nhận thức. Tuy nhiên, tâm trí đã trở nên cởi mở, thoải mái, có thể dễ dàng tiếp nhận ý kiến và xử lý vấn đề nhanh nhạy, linh hoạt hơn hẳn.

Căn cứ vào mức độ bệnh lý và mong muốn điều trị của bệnh nhân, nhà thôi miên sẽ lần lượt đặt ra những câu hỏi nhắm thẳng vào hành vi, thói quen hay một vấn đề nào đó mà bạn đang trăn trở. Đó chính là nút thắt tâm lý của mọi tâm bệnh. Lúc này, chuyên gia trị liệu sẽ tìm cách thay thế chúng bằng những hành vi, thói quen lành mạnh hơn.

Trên thực tế, phương pháp thôi miên có thể tăng cường khả năng kiểm soát cơn đau, điều chỉnh nhận thức, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, đổi mới tư duy, xóa tan lo âu, sợ hãi, muộn phiền.

Ưu điểm của phương pháp thôi miên

Thôi miên là một trong những liệu pháp y khoa giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân mà không cần trị liệu tâm lý hay sử dụng thuốc Tây. Phương pháp này được đánh giá cao bởi ưu điểm an toàn, hiệu quả và hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn.

Thông thường, với tác dụng cải thiện tâm trạng và tạo nên cảm giác thoải mái, thư giãn, hạnh phúc và lạc quan, thôi miên có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, thuận lợi bên cạnh các phương pháp điều trị chính thức khác.

Hiện nay, nhiều chuyên gia trị liệu ứng dụng song song liệu pháp thôi miên với trị liệu tâm lý. Điều này phụ thuộc vào tình trạng trầm cảm và điều kiện, nguyện vọng của người bệnh. Trước khi chữa bệnh với một chuyên gia tư vấn tâm lý, hãy trao đổi cặn kẽ với nhà thôi miên của bạn.

Đặc biệt, trong một số trường hợp, phương pháp này có thể trực tiếp kiểm soát hội chứng ruột kích thích, cải thiện sự tập trung, hạn chế những cơn đau mạn tính, đẩy lùi chứng nghiến răng vô thức và loại bỏ thói quen hút thuốc lá.

Trong công tác điều trị căn bệnh trầm cảm, liệu pháp thôi miên có thể mang đến hàng loạt lợi ích sau:

  • Tăng cường khả năng tập trung vào suy nghĩ và đối tượng đang tạo nên trạng thái lo lắng, căng thẳng của bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo ổn định tinh thần, cân bằng cảm xúc.
  • Nâng cao khả năng tách rời bản thân khỏi những thói quen và hành vi ám ảnh (trong đó hút thuốc).
  • Cải thiện khả năng chịu đựng cơn đau trong một số điều kiện.
  • Góp phần định hướng cuộc sống và giúp bệnh nhân nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn.
  • Khai mở những cảm giác mới mẻ về sự tự chủ bản thân.
  • Giảm thiểu cảm giác lo âu, chán nản và hồi phục tinh thần nhanh chóng.

Nhược điểm của phương pháp thôi miên

Tuy được đánh giá an toàn, hiệu quả và hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn nhưng trên thực tế, liệu pháp này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ, trong đó có rủi ro hình thành những ký ức sai lệch, khiến bộ não của chúng ta nhầm lẫn và bối rối. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, lo lắng…

Nhược điểm của phương pháp thôi miên
Tuy được đánh giá an toàn, hiệu quả và hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn nhưng trên thực tế, liệu pháp này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ.

Vì vậy, trước khi áp dụng liệu pháp thôi miên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nếu thực hiện phương pháp này khi chưa thực sự cần thiết, bệnh tình có thể trở nên tồi tệ. Đặc biệt, những người đang mắc chứng hoang tưởng, ảo giác kèm loạn thần không nên trị liệu bằng kỹ thuật thôi miên.

Có nên ứng dụng phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm không?

Phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm có thể tạo nên những con đường thần kinh mới, kết nối với những hình ảnh tưởng tượng và trải nghiệm sống động khi người bệnh được thôi miên.

Nhà trị liệu sẽ yêu cầu bệnh nhân quay lại thời điểm mà họ có được các cảm xúc tương tự trong trạng thái thôi miên. Nhờ đó, liệu pháp đặc biệt này giúp chúng ta tìm thấy nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh trầm cảm. Ngoài ra, thôi miên còn điều trị căn bệnh trầm cảm bằng cách giúp bệnh nhân tập trung vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Một số yếu tố mang tính chất cá nhân hoặc các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, chẳng hạn thói quen lạm dụng thuốc của hàng triệu người trên toàn cầu có mối liên hệ mật thiết với chứng trầm cảm.

Khoảng 1/3 người nghiện rượu đang bị bệnh trầm cảm lâm sàng. Tình trạng béo phì và lòng tự trọng thấp, thậm chí cuộc sống căng thẳng hay việc bắt đầu một công việc mới cũng có thể khiến chứng trầm cảm của bạn trở nên trầm trọng. Kỹ thuật này có thể giải phóng những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang đè nén bấy lâu, đồng thời khắc phục nhiều thói quen không lành mạnh.

Phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm không giống như những gì chúng ta thường hình dung về kỹ thuật thôi miên (chẳng hạn gây ra tình trạng ngu ngơ, đờ đẫn, mất nhận thức). Trên thực tế, liệu pháp này giúp bệnh nhân kiểm soát cũng như nhận thức tốt hơn về những thứ đang diễn ra trong thực tế.

Trong mỗi buổi thôi miên trị liệu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thư giãn thoải mái. Tùy thuộc vào đặc điểm tính cách và tình trạng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đưa bạn vào trạng thái thiền định khác nhau. Nhờ đó, họ có thể biết được bạn đang suy nghĩ, lo lắng về điều gì và mong muốn làm gì tiếp theo.

Thông qua việc tiếp cận tiềm thức của bệnh nhân, bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề khúc mắc cùng các ký ức bị đè nén, sau đó tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nỗi buồn và sự lo lắng, bất an mà bạn đang vướng phải.

Nhà trị liệu có thể hỗ trợ bạn bình tĩnh đối mặt với một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, điều chỉnh nhận thức, suy nghĩ và giảm thiểu cảm giác lo lắng. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong vòng 1 – 2 tiếng. Trong và sau buổi trị liệu thôi miên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Trong quá trình điều trị căn bệnh trầm cảm, liệu pháp thôi miên luôn nhắm vào nền tảng cơ bản của bệnh lý và hoàn thành các mảnh cảm xúc dang dở sâu thẳm trong tâm trí bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh có thể đi sâu vào những cảm xúc, ký ức, trải nghiệm đau thương mà tiềm thức đang lưu trữ, từ đó giải phóng chúng ra khỏi cơ thể và tâm trí một cách triệt để.

Khi nguyên nhân cốt lõi của dạng rối loạn tâm thần này được giải quyết dứt điểm, nhà trị liệu sẽ gợi ý những điều tốt đẹp và khuyến khích người bệnh nuôi dưỡng tư duy tích cực. Các gợi ý hữu ích này có thể giúp đỡ những người bệnh bị khó ngủ, thiếu sức sống hay đang ngày đêm đấu tranh với bệnh trầm cảm từng bước tìm lại giá trị bản thân.

Hiện nay, phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm đang được ứng dụng rộng rãi bởi những hiệu quả thiết thực sau:

  • Triệt tiêu những điều kiện cơ bản dẫn đến bệnh trầm cảm như: khó ngủ, mất ngủ, rối loạn lo âu…
  • Chuyển hướng những tư duy bi quan và suy nghĩ tiêu cực, góp phần ức chế diễn biến bệnh lý và ngăn ngừa khởi phát.
  • Nâng cao khả năng chịu đựng và khả năng tập trung trong một số điều kiện cụ thể.
  • Hạn chế cảm giác chán nản, mệt mỏi và tự ti.
  • Cải thiện suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, lạc quan.

Thế nhưng, các nhà khoa học cho biết, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh rằng phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm thực sự mang đến hiệu quả đúng như mong đợi.

Bởi trên thực tế, đôi khi, liệu pháp này có thể tạo nên những ký ức sai lệch và ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí người bệnh. Do đó, liệu pháp thôi miên cần được tiến hành cẩn thận dưới sự hướng dẫn chặt chẽ và theo dõi nghiêm ngặt từ nhà trị liệu.

Hướng dẫn tự thôi miên bản thân tại nhà

Hướng dẫn tự thôi miên bản thân tại nhà
Chúng ta hoàn toàn có thể tự học cách thôi miên bản thân để cải thiện bệnh tình.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự học cách thôi miên bản thân để cải thiện bệnh tình. Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân có thể tự thôi miên tại nhà vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả khi rảnh hoặc lúc vừa trải qua một sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt.

Để tự thôi miên tại nhà, độc giả hãy ngồi thư giãn trên ghế dựa với tư thế thật thoải mái trong một không gian cực kỳ yên tĩnh. Sau đó, bạn bắt đầu đọc một kịch bản thôi miên do chuyên gia chuẩn bị sẵn.

Nếu không sử dụng kichh bản thôi miên có sẵn, bệnh nhân có thể học cách thôi miên thông qua băng ghi âm. Đây là file ghi âm giọng nói của chính chuyên gia trị liệu. Cách làm này tương tự kỹ thuật thôi miên trực tiếp, chỉ khác là bạn đang lắng nghe bản ghi âm tại nhà thay vì gặp mặt nhà trị liệu.

Để có thể thành thạo phương pháp này, độc giả cần kiên trì luyện tập liên tục trong khoảng 3 – 4 tháng. Lưu ý, bạn phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia tâm lý trị liệu nhằm đạt được kết quả cao nhất, đồng thời phòng tránh tối đa tác dụng không mong muốn.

Tóm lại, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của căn bệnh trầm cảm, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay lập tức và làm theo mọi chỉ định của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý trị liệu. Sau khi chẩn đoán cẩn thận, bác sĩ sẽ cân nhắc đề xuất phương pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể và liệu rằng bạn có thực sự cần chữa bệnh trầm cảm bằng kỹ thuật thôi miên hay không.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật thôi miên chữa bệnh trầm cảm, bạn có thể liên hệ chuyên gia tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam để được hỗ trợ thông tin nhanh nhất: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây (cảm kết bảo mật thông tin tuyệt đối).

chuyên gia tâm lý trị liệu

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Bình luận (22)

  1. Nguyễn Hà Giang says: Trả lời

    Rất muốn tìm hiểu phương pháp thôi miên vì đã từng được thôi miên và kết nói được với tiềm thức của mình

  2. Diệu Anh says: Trả lời

    Trước có ông bạn bị trầm cảm, do gia đình mâu thuẫn đất đai, xong mâu thuẫn vợ chồng, áp lực chồng áp lực quá thành ra mắc chứng này, trông cơ thể tiều tụy và khắc khổ ghê, hỏi không nói, tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái sợ hãi ý, được một thời gian phải cho sang nước ngoài trị liệu từ đó cũng chả về luôn

  3. Nguyễn Tiền says: Trả lời

    Cách tốt nhất là sống lành mạnh, suy nghĩ thoáng, tích cực và sinh hoạt điều độ thì sẽ không bị mắc chứng trầm cảm này

    1. Bảo Khải Vương says: Trả lời

      Chưa chắc đâu bác, tác động luôn có từ nhiều phía, gia đình, xã hội, bạn bè hoặc trong tình yêu. Ví dụ có thể do có người thân trong gia đình mang tài sản thế chấp rồi gánh nặng đó chuyển sang cho mình chẳng hạn, cái này thì không thể ngờ được rồi bác nhé

  4. NT Thu Trang says: Trả lời

    Chỉ thấy phương pháp này trên ti vi trong mấy bộ phim nước ngoài chứ chưa được thấy ở ngoài, không biết như nào nhỉ

    1. Thư Hoàng says: Trả lời

      Trong phim như nào thì ngoài đời như thế thôi bạn, mình cũng chưa tìm hiểu sâu phương pháp này nhưng đại loại sẽ đưa mình vào trạng thái cơ thể thư giãn nghỉ ngơi, chính là lúc ngủ ý, rồi từ đấy mình sẽ dễ tiếp thu những cái tích cực hơn mà lúc bình thường khó nhận ra, khó tiếp thu được

  5. Hoang Anh Le says: Trả lời

    Mình đang nghi ngờ mắc phải chứng trầm cảm này, dạo này do mâu thuẫn vợ chồng về tiền nong và đủ thứ chuyện trong gia đình đâm ra mình suy nghĩ nhiều, chả muốn về nhà nữa vì về nhà là chỉ có cãi nhau, giờ cứ nhắc đến vợ là mình cảm thấy muốn lảng tránh, công việc thì không tập trung nổi, mất ngủ liền mấy ngày vì suy nghĩ rất nhiều, bạn bè rủ cũng không muốn đi chơi vì chả có hứng thú và tâm trạng, giờ mình chỉ thích một mình thôi. Có phải mình đang mắc chứng trầm cảm không mọi người

    1. Tâm Tâm says: Trả lời

      Bạn bị tình trạng này lâu chưa

      1. Hoang Anh Le says: Trả lời

        Cũng kéo dài được 2 tuần rồi ạ

    2. Ahn Vương Hi says: Trả lời

      Bạn nên tìm cách gỡ gạc từng chuyện một mới mong ổn định tâm trạng trở lại, không nên để tình trạng này kéo dài thêm nữa, hãy tìm một ai đó có thể giúp đỡ mình chứ không nên lủi thủi một mình

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      chào bạn, Trung tâm có thể hiểu được tình trạng của bạn, nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn có thể để lại số điện thoại để Trung tâm chủ động liên lạc trao đổi rõ hơn về tình hình của bạn hoặc bạn cũng có thể gọi đến số hotline của Trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé

  6. Anh Anh Nguyen says: Trả lời

    Mình thấy mấy người học giỏi, đi học nhiều thì thường tính trầm lắm, rất ít giao tiếp và luôn thấy thu mình một góc thôi,họ làm gì cũng lủi thủi một mình chả nhờ ai cả

  7. Devi Trần says: Trả lời

    Trung tâm có trị liệu ngoài giờ hành chính không ạ? thời gian trị liêu là bao lâu ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm có trị liệu ngoài giờ hành chính tùy vào lịch của bạn và chuyên gia ở đây sắp xếp nhé, còn thời gian trị liệu thì tùy tình trạng của bạn mà có các liệu trình khác nhau. Nếu bạn cần giúp đỡ và muốn biết chi tiết hơn về các liệu trình của Trung tâm, bạn có thể để lại số điện thoại để Trung tâm chủ động liên hệ trao đổi hoặc gọi vào số hotline của Trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé

  8. Pánh Py says: Trả lời

    Trầm cảm có lây lan không mọi người nhỉ

    1. Linh Linh says: Trả lời

      Không đâu bạn, nhưng sẽ gây mệt mỏi cho những người thân xung quanh bạn ạ

  9. Nguyễn Phương Uyên says: Trả lời

    Mẹ mình cũng từng được thôi miên để trị liệu trầm cảm, bình thường nói chả nghe, còn chả gặp ai cả, rồi suốt ngày cáu gắt với khóc lóc, nhưng từ khi đến tủng tâm thấy mẹ mình suy nghĩ tích cực hẳn, tính cách cũng thay đổi, trở về đúng con người cũ chứ không như lúc trước. Lúc đầu mình cũng chả tin đâu vì nghe thôi miên nghe có vẻ hơi mông lung nhưng chả còn chỗ nào trị liệu nữa, uống thuốc thì sợ rồi nên đành thử, kết quả giờ trên cả tuyệt vời luôn

    1. Huyền Ngọc Nguyễn says: Trả lời

      Giờ mẹ bạn khỏe rồi chứ, thôi miên như thế nào, có phải dùng thuốc thang gì khong

      1. Nguyễn Phương Uyên says: Trả lời

        Không dùng thuốc thủng gì đâu bạn, mẹ mình giờ ổn rồi, gia đình cũng hòa hợp hơn, còn về thôi miên thì mình không biết, họ trị liệu 1-1 nên mình không được theo dõi

    2. Phương Thủy says: Trả lời

      Chúc mừng bác đã vượt qua trầm cảm, tìm được “đúng thầy đúng thuốc” là nhanh khỏi lắm, mình cũng từng được áp dụng phương pháp thôi miên đây, chỉ thấy người lịm dần lịm dần rồi ngủ lúc nào không hay, xong cảm tưởng như có ai đang nói chuyện với mình, mà nói nhẹ nhàng dễ hiểu, cứ nằm nghe và nói chuyện thôi, xong rồi mình tỉnh lại thấy cơ thể rất là thoải mái, và cảm giác như học được cái gì đó vậy

  10. Nancy Nguyen says: Trả lời

    Giờ càng ngày càng tăng số lượng người mắc chứng trầm cảm rồi và đặc biệt tỉ lệ tự sát do chứng này cũng tăng theo, báo chí bây giờ đăng rầm rộ rất nhiều vấn đề này

  11. Hong Nhung says: Trả lời

    Giới trẻ bây giờ cưới sớm đẻ sớm nên rất dễ bị trầm cảm do tinh thần chưa đủ vững, chưa sẵn sàng, dễ bị tác động bởi các mâu thuẫn xung quanh

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *