Rối loạn dạng cơ thể là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn dạng cơ thể là một dạng bệnh tâm thần thường gặp nhưng không dễ phát hiện. Ngay cả việc người bệnh đi khám nhưng nếu không đúng chuyên khoa cũng không thể xác định bệnh chính xác khiến việc điều trị rất khó khăn, người bệnh vẫn phải cảm nhận những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần trong thời gian dài.

Rối loạn dạng cơ thể là gì?

Rối loạn dạng cơ thể có tên khoa học là Somatization Disorder hay còn được gọi là rối loạn chuyển dạng. Theo đó người bệnh thường gặp những vấn đề về thể chất nhưng lại bắt nguồn từ vấn đề tinh thần. Tuy nhiên nếu chỉ đi khám về các vấn đề thể chất sẽ rất khó tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Rối loạn dạng cơ thể
Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể luôn gặp phải những cơn đau đớn thể xác vô hình không thể giải đáp được

Chẳng hạn người bệnh có thể gặp những cơn đau đầu, đau bụng dữ dội nhưng khi đi khám và làm đủ các loại xét nghiệm lại không cho thấy vấn đề bất thường nào. Rối loạn dạng cơ thể là một dạng rối loạn tâm thần rất khó phán đoán bởi chính những người bệnh thường phủ định những vấn đề tâm lý của bản thân.

Đây là hội chứng ổn định có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới, những người đơn độc, người trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành. Bệnh thường gặp ở những người dưới 30 tuổi, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần.

Tùy vào từng dạng rối loạn là người bệnh thường có những hành vi, suy nghĩ vượt quá mức độ bình thường. Cụ thể những dạng rối loạn dạng cơ thể phổ biến bao gồm

  • Rối loạn cơ thể hóa: Người bệnh thường xuyên gặp các vấn đề nào đó về sức khỏe chẳng hạn như đau đầu, đau tai, đau bụng với mức độ trầm trọng nhưng dù làm đầy đủ xét nghiệm cũng không tìm ra các bất thường nào khác.
  • Rối loạn chuyển dạng: bệnh nhân có những cơn co giật tuy nhiên vẫn tỉnh táo khi xuất hiện tình trạng này. Nếu có người chú ý các cơn co giật sẽ càng mạnh hơn, tuy nhiên không xuất hiện triệu chứng này lúc ngủ. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bị mù lòa nhưng đi không bao giờ vấp ngã hay ở bệnh nhân bại liệt nhưng không có dấu hiệu teo cơ hay các vấn đề về xương khớp
  • Rối loạn nghi bệnh: luôn cho rằng bản thân đang mắc một bệnh nào đó nguy hiểm, bệnh nan y nhưng nghi ngờ các chẩn đoán của bác sĩ chỉ định nếu họ cho rằng bản thân không có bệnh
  • Rối loạn đau: luôn cảm thấy những cơn đau dữ dội tại vị trí nào đó những không tìm thấy những tổn thương thực thế đồng thời cũng không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: suy nghĩ về những khiếm khuyết của bản thân hoặc tự ảo tưởng về các khiếm khuyết

Triệu chứng rối loạn dạng cơ thể

Người mắc chứng rối loạn dạng cơ thể thường rất dễ nghi ngờ là đang giả bệnh bởi các triệu chứng đau nhức dù được thể hiện một cách chân thực nhưng lại không tìm ra bất cứ vấn đề bất thường nào. Đặc biệt họ có xu hướng làm quá hoặc thu hút sự chú ý nên  rất dễ bị nhầm tưởng là đang “diễn kịch” vì một mục đích nào đó.

Rối loạn dạng cơ thể
Bệnh nhân luôn cảm thấy đau đớn khắp người, ám ảnh về bệnh tật

Các triệu chứng điển hình của bệnh

  • Luôn cảm thấy đau đớn ở đâu đó, các cơn đau này thường có mức độ khá trầm trọng
  • Thường xuyên đi khám bệnh và thay đổi bác sĩ khám bệnh do không tin tưởng về các chẩn đoán trước đó, cảm thấy nghi ngờ chuyên môn của bác sĩ
  • Cảm thấy tức giận nếu các yêu cầu khám chữa bệnh không được đáp ứng hoặc không đưa ra kết quả như họ mong muốn
  • Luôn có nỗi sợ mơ hồ về bệnh tật, cho rằng bản thân mắc các bệnh nan y
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc sẽ không đáp ứng với các loại thuốc hoặc xuất hiện các phản ứng phụ trầm trọng
  • Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa
  • Có thể bị rối loạn kinh nguyệt hay giảm ham tình dục muốn kéo dài suốt 2 năm
  • Một số bệnh nhân có các triệu chứng thực thể như có dáng đứng kỳ quặc; điếc 1 bên hoặc cả hai bên; mù lòa 1 bên hoặc cả hai bên; liệt cơ hoặc nhược cơ; ù tai; mất tiếng hay thậm chí là trạng thái co giật.

Cần hiểu rằng các triệu chứng đau đớn này không phải là giả, do bệnh nhân tự biên tự diễn ra bởi họ thực sự cảm thấy như thế, có thể do liên quan đến một yếu tố y khoa nào đó, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân thực thể. Bệnh nhân không chấp nhận các vấn đề tâm lý của bản thân, không hợp tác với bác sĩ và gây rất nhiều khó khăn trong điều trị.

Nguyên nhân gây rối loạn dạng cơ thể

Hiện tại chưa thể xác định rõ đâu là nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường ở thể chất nhưng không có bất cứ dấu hiệu tổn thương nào. Chấn thương tâm lý có thể liên quan nhưng bác sĩ cũng cho rằng phải là một chấn thương rất mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cả não bộ và các dây thần kinh chức năng điều khiển các cơ quan của cơ thể.

Rối loạn dạng cơ thể
Chấn thương tâm lý là một trong những yếu tố chính gây bệnh

Tuy nhiên tạm thời có thể xác định các yếu tố tâm lý có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể các yếu tố có liên quan bao gồm

  • Yếu tố di truyền, người có cha hoặc mẹ mắc bệnh, đặc biệt vào thời điểm đã sinh con ra
  • Những người gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn phân ly hay cũng có thể do rối loạn nhân cách
  • Từng bị xâm hại, lạm dụng tình dục hay bỏ rơi
  • Người có lối suy nghĩ tiêu cực khiến họ có những lệch lạc trong nhận thức từ sớm
  • Gặp các vấn đề về tâm thần, chẳng hạn như mắc bệnh động kinh

Các yếu tố gây bệnh chủ yếu xuất phát từ các vấn đề tâm căn, do nếu người bệnh chỉ đến khám ở các bệnh viện bình thường thì rất khó phát hiện.

Những biến chứng do rối loạn dạng cơ thể

Không khó để thấy bệnh gây ra các vấn đề trầm trọng hơn cho cả sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ xung quanh. Người bệnh phải thường xuyên chịu những cơn đau đớn về cả tinh thần lẫn thể xác một mình mà không có bất cứ cách nào giảm bớt. Điều này dần dần cũng làm cho cơ thể suy nhược do người bệnh đau đớn không ăn uống được gì, không còn niềm vui trong cuộc sống.

Rối loạn dạng cơ thể
Những đau đớn thể xác không thể loại bỏ cùng những nỗi đau tình thần khiến bệnh nhân ngày càng suy sụp

Đặc biệt đối  mặt với những lời nghi ngờ về tình trạng bệnh khiến họ trở nên tức giận và nhạy cảm hơn bình thường. Họ cũng có thể thất nghiệp, khó có công việc ổn định do những trạng thái bất thường của bản thân. Bệnh nhân thậm chí còn có nguy cơ bại liệt, khuyết tật khiến cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

Đặc biệt rối loạn dạng cơ thể kéo dài nếu không có biện pháp điều trị sớm còn làm tăng nguy cơ trầm cảm hay rối loạn nhân cách. Khi các cơn đau vẫn tiếp tục không được giải quyết, người bệnh sẽ có xu hướng nghĩ tới những hành vi tiêu cực, chẳng hạn như trầm cảm.

Hướng điều trị rối loạn dạng cơ thể

Người bệnh cần được thăm khám ở đúng chuyên khoa tâm lý để có thể thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể hỏi một số vấn đề bệnh sử và làm các xét nghiệm để kiểm tra chính xác nhất, ngăn ngừa nguy cơ nhầm lẫn với những bệnh có các triệu chứng tương tự, điển hình như rối loạn phân li.

Rối loạn dạng cơ thể
Người bệnh nên đến thăm khám và điều tị tại các bệnh viện tâm thần để thăm khám chính xác nhất

Thường bác sĩ sẽ tránh làm quá nhiều xét nghiệm lặp lại, đặc biệt là xét nghiệm cho kết quả âm tính bởi bệnh nhân sẽ không có niềm tin vào kết quả này. Sau khi đã xác định chính xác tình trạng bệnh bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được yêu cầu điều trị nội trú để bác sĩ có các biện pháp theo dõi kịp thời.

Điều trị bằng thuốc

Hầu hết với bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể không phải điều trị bằng thuốc bởi chính bản thân họ không đáp ứng với các loại thuốc. Chỉ trong trường hợp kiểm tra thấy bệnh nhân có các vấn đề về  thần kinh chẳng hạn như động kinh hoặc dị tật ở não thì bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị còn chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tâm lý cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó với những bệnh nhân tiến triển bệnh sang giai đoạn nặng dẫn đến rối loạn lo âu hay trầm cảm thì bác sĩ cũng sẽ kê một số loại thuốc để kiểm soát các cảm xúc, triệu chứng bất thường để giảm nguy cơ các hành vi tự sát. Việc dùng thuốc tại đây chỉ mang tác dụng hỗ trợ, không phải mang kết quả tốt nhất.

Trị liệu tâm lý

Điều trị tâm lý giúp nâng cao nhận thức cho bệnh nhân, hướng bản thân đến những suy nghĩ đúng đắn, tăng độ tin tưởng với bác sĩ để người bệnh chấp nhận các biện pháp điều trị. Thông qua các buổi trị liệu có thể làm giảm bớt căng thẳng, kiểm soát tinh thần để làm giảm những cơn đau đớn vô hình trên thể chất.

Rối loạn dạng cơ thể
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể

Những lợi ích mà trị liệu tâm lý sẽ mang lại cho bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể bao gồm

  • Giải thích về tình trạng bệnh tật để bản thân bệnh nhân hiểu rõ hơn
  • Loại bỏ những suy nghĩ lệch lạc để đưa người bệnh về với thực tế
  • Học cách giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
  • Tạo niềm tin với bác sĩ về bệnh nhân tuân thủ chính xác việc điều trị
  • Học cách giảm các cơn đau vô hình thông quan các biện pháp tinh thần
  • Tránh các hành vi làm hại cho sức khỏe
  • Rèn luyện về sự chịu đựng stress mệt mỏi trong cuộc sống để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý
  • Chăm sóc đời sống tinh thần để khỏe về thể chất hơn mỗi ngày

Việc điều trị cũng có thể gặp nhiều khó khăn và kéo dài để loại bỏ bệnh hiệu quả. Quan trọng nhất là các bác sĩ cần có sự kết nối để tạo sự tin tưởng, mối liên kết với bệnh nhân thì họ mới thực sự hợp tác và tuân thủ các chỉ định trong điều trị. Nếu không thực hiện được điều này chắc chắn bệnh nhân sẽ vấn đi thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, bác sĩ khác mà thôi.

Phòng tránh nguy cơ rối loạn dạng cơ thể

Những người trẻ bận rộn với những áp lực cuộc sống, cần phải chạy theo sự phát triển của xã hội, ma lực của đồng tiền là những người có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý rất cao. Do đó cần luôn có các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn nguy cơ các bệnh lý này xuất hiện. Một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo bao gồm

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức liên tục
  • Có các biện pháp thư giãn đầu óc chẳng hạn như xem phim, đi du lịch để đầu óc luôn được thoải mái
  • Học cách buông bỏ quá khứ, giảm những nỗi đau tâm lý. Nếu bạn luôn có những nỗi ám ảnh trong quá khứ có thể đến tư vấn với các bác sĩ tâm lý từ sớm để biết các kiểm soát nó, tránh để nó choán lấy hoàn toàn tâm trí bạn
  • Tham gia các hoạt động lành mạnh cũng là cách để nâng cao thể lực, giải tỏa tâm trạng như chạy bộ, leo núi, bơi lội..
  • Học yoga, học thiền cũng là cách để thanh lọc tâm trí, cải thiện sức khỏe, giảm những cơn đau đớn vô hình ở thể xác. Trong quá trình điều trị các bác sĩ cũng thường khuyến khích bệnh nhân học tập yoga hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt nhất
  • Gặp gỡ bạn bè, gia đình nhiều hơn
  • Hướng đến những điều vui vẻ, lạc quan và tích cực mỗi ngày

Rối loạn dạng cơ thể khiến tinh thần người bệnh ngày càng xuống dốc, vì thế có thể từ tình trạng thể chất không có vấn đề sang có vấn đề thực sự. Do đó người bệnh cần nhanh chóng chấp hành việc điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *