Rối loạn điều chỉnh là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?
Rối loạn điều chỉnh là tình trạng căng thẳng có liên quan đến căn bệnh stress. Các triệu chứng của stress sẽ diễn biến phức tạp hơn khi người bệnh phải trải qua những giai đoạn áp lực, các tình huống không mong muốn.
Rối loạn điều chỉnh là gì?
Rối loạn điều chỉnh còn có tên tiếng Anh là Adjustment Disorders, đây là tình trạng bệnh diễn ra ngắn hạn, khởi phát khi một người gặp phải các khó khăn hay phải điều chỉnh do căng thẳng, áp lực. Căn bệnh này có liên quan đến tình trạng stress. Các triệu chứng của bệnh stress sẽ càng gia tăng khi người bệnh gặp phải những tình huống không mong muốn hoặc trải qua các giai đoạn căng thẳng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc, học tập và cuộc sống của người bệnh.
Mỗi người đều có thể trải qua các cảm giác căng thẳng, lo lắng đến từ nhiều lý do khác nhau, những cảm xúc đó sẽ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và tự biến mất. Tuy nhiên, khi bạn mắc phải căn bệnh rối loạn điều chỉnh thì các triệu chứng, cảm xúc, hành vi lo âu, trầm cảm sẽ ngày một gia tăng. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh tình sẽ mau chóng cải thiện, cảm xúc cũng được ổn định và cân bằng tốt hơn.
Triệu chứng của rối loạn điều chỉnh
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhân sẽ dựa vào từng dạng rối loạn điều chỉnh mà họ đang mắc phải và đa dạng đối với nhiều trường hợp khác nhau. Tình trạng stress sẽ có dấu hiệu gia tăng và trầm trọng hơn so với mức bình thường, các triệu chứng của stress sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống.
Căn bệnh rối loạn điều chỉnh sẽ gây tác động tiêu cực đến tâm trạng và suy nghĩ của bệnh nhân về chỉnh bản thân và những người xung quanh. Đồng thời chúng còn gây ảnh hưởng đến hành vi và hành động của bệnh nhân.
Một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này như:
- Cảm thấy buồn chán, đau buồn, tuyệt vọng và hầu như không cảm nhận được sự hạnh phúc, niềm vui của trước đây.
- Dễ khóc nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn
- Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa
- Gặp phải trở ngại trong quá trình giao tiếp
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, quá sức.
- Không thể hoàn thành công việc theo ý muốn
- Không muốn đi làm, đi học hoặc thực hiện các công việc hàng ngày
- Từ chối sự giúp đỡ của những người xung quanh
- suy nghĩ về cái chết và có ý định tự sát.
Những triệu chứng của bệnh rối loạn điều chỉnh thường khởi phát trong 3 tháng khi có xuất hiện các sự cố và không kéo dài trên 6 tháng. Thế nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt thì các triệu chứng có thể kéo dài hơn, khi các sự cố vấn chưa được giải quyết và cứ tiếp diễn.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn điều chỉnh
Các triệu chứng của rối loạn điều chỉnh có thể làm thay đổi đặc trưng trong sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Yếu tố di truyền hoặc các trải nghiệm xảy ra trong quá khứ hoặc tính cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Các biến cố xảy ra trong cuộc sống dù tích cực hay tiêu cực cũng có thể là nguy cơ gây nên tình trạng rối loạn điều chỉnh. Cụ thể như:
- Mất việc
- Mất đi người thân yêu
- Ly dị hoặc gặp phải các vấn đề về tài chính
- Gặp phải vấn đề về các mối quan hệ gia đình, xã hội
- Có con ngoài ý muốn
- Những khó khăn trong việc học, gặp phải rắc rối ở trường học, bị đuổi học
- Đối mặt với các tình huống đe dọa đến tính mạng như thiên tai, dịch bệnh, bị lạm dụng,…
- Các vấn đề về sức khỏe hoặc do môi trường sinh sống không được lành mạnh
Những trải nghiệm trong quá khứ cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như:
- Những vấn đề về sức khỏe
- Các trải nghiệm đau buồn, stress thuở nhỏ
- Một số vấn đề khó khăn xảy ra cùng một lúc.
Biến chứng của bệnh rối loạn điều chỉnh
Tình trạng rối loạn điều chỉnh nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với đời sống hàng ngày của người bệnh. Một số biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra như:
- Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, trằn trọc cả đêm không ngủ đến dẫn đến cơ thể uể oải, thiếu sức sống, lâu ngày gây nên chứng suy nhược cơ thể. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực để thực hiện các công việc hàng ngày, điều này làm suy giảm hiệu suất công việc và học tập.
- Các bệnh nhân bị rối loạn điều chỉnh sẽ thường xuyên gặp phải các cảm xúc lo lắng, căng thẳng, chán nản, lâu ngày có thể gây nên những vấn đề về tâm thần.
- Khi các cảm xúc tiêu cực cứ kéo dài dai dẳng sẽ làm cho người bệnh gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, khả năng thực hiện hành vi tự sát sẽ tăng cao.
- Để giải tỏa người bệnh thường sẽ tìm đến các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho bệnh tình chuyển biến trầm trọng hơn.
Tình trạng rối loạn điều chỉnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh, thậm chí là cướp đi cả tính mạng.
Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn điều chỉnh
1. Chẩn đoán
Để có thể chẩn đoán được tình trạng rối loạn điều chỉnh, các bác sĩ sẽ dựa vào việc nhận dạng các nguyên nhân gây ra stress chính, các biểu hiện và ảnh hưởng của triệu chứng đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi và khai thác về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý của đối tượng. Hoặc dựa vào tiêu chuẩn DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manuel of Mental Disorders) để đánh giá.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn điều chỉnh của DSM-5 như sau:
- Xuất hiện các triệu chứng về hành vi và cảm xúc có liên quan đến stress diễn ra trong khoảng 3 tháng.
- Tình trạng stress diễn ra phức tạp và kéo dài lâu hơn so với những lần đối mặt với biến cố trước đây.
- Các triệu chứng bệnh không có liên quan đến tình trạng bệnh lý khác.
Các dạng rối loạn điều chỉnh
Trong DSM-5 đã phân chia căn bệnh này thành 6 loại, tuy rằng chúng có mối liên hệ với nhau nhưng từng loại sẽ có một số đặc trưng riêng biệt.
- Dạng lo âu: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, trí nhớ suy giảm. cảm thấy quá sức. Đối những những trường hợp bệnh ở trẻ em thì sẽ có các triệu chứng đặc trưng như hoảng sợ, lo lắng khi phải rời xa bố mẹ hoặc người thân.
- Dạng trầm cảm: Bệnh nhân sẽ thường xuyên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và không hài lòng với cuộc sống thực tại.
- Dạng rối loạn hành vi: Các triệu chứng sẽ bao gồm những hành vi sai lệch như đánh nhau, cẩu thả trong việc điều khiển phương tiện giao thông,…
- Dạng kết hợp giữa lo âu và trầm cảm: Người bệnh sẽ xuất hiện đồng thời giữa hai triệu chứng của trầm cảm và lo âu.
- Dạng không đặc hiệu: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng không khớp với những dạng bệnh trên nhưng thông thường sẽ bao gồm cả các vấn đề thực thể, vấn đề giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, công việc và học tập.
Các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài khoảng bao lâu?
Tùy vào từng trường hợp mà thời gian kéo dài các triệu chứng cũng sẽ khác nhau, thông thường sẽ được chia thành 2 dạng như sau:
- Tạm thời: Các triệu chứng bệnh chỉ duy trì trong khoảng 6 tháng hoặc ngắn hơn. Sau khi các vấn đề biến cố được giải quyết, các triệu chứng bệnh cũng sẽ dần biến mất.
- Kéo dài: Đối với trường hợp này, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn 6 tháng và gây nên nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của bệnh nhân.
2. Phương pháp điều trị rối loạn điều chỉnh
Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các chuyên gia sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng đối tượng bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng như:
2.1 Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý hay còn được nhiều người hiểu theo nghĩa đơn giản là liệu pháp trò chuyện, trao đổi trực tiếp giữa người bệnh và các chuyên gia tâm lý. Đây được xem là phương pháp điều trị chủ yếu đối với tình trạng rối loạn điều chỉnh. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia có thể áp dụng liệu pháp cá nhân, tập thể hoặc gia đình.
Với phương pháp này, người bệnh sẽ dần cải thiện được tình trạng sức khỏe:
- Giúp ổn định và căn bằng về mặt cảm xúc
- Hỗ trợ bệnh nhân thích ứng và hòa nhập được với cuộc sống hàng ngày.
- Giúp người bệnh nhận biết và đưa ra cách khắc phục, đối với với những nguy cơ gây ra stress.
- Người bệnh sẽ học được các kỹ năng đối mặt với biến cố và cách cân bằng cuộc sống tốt hơn để ngăn chặn tình trạng tái phát.
2.2 Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu có thể được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh. Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của rối loạn điều chỉnh, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà thời gian sử dụng thuốc cũng sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ có nhiều khả năng gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng.
- Trong quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, đảm bảo uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ,…
- Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và nên tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
- Người bệnh nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng của thuốc để đảm bảo an toàn khi dùng.
- Trong quá trình điều trị nếu có xảy ra bất kì triệu chứng bất thường nào, bạn cũng cần thông báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.
3. Thay đổi lối sống tích cực
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, các bác sĩ luôn khuyên người bệnh phải nhanh chóng thay đổi lối sống tích cực để có được một sức khỏe tinh thần ổn định. Một số bí quyết giúp hồi phục cảm xúc như:
- Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè, những người thân trong gia đình.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
- Đảm bảo giấc ngủ chất lượng, mỗi ngày người trưởng thành cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, ổn định tinh thần, giúp thư giãn tốt hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Học cách đối mặt với sự sợ hãi và chấp nhận những thách thức xảy ra trong cuộc sống.
- Tham gia vào các hoạt động yêu thích hoặc những câu lạc bộ ý nghĩa, bổ ích.
- Kiên cường, mạnh mẽ chống lại các biến cố, lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề đang xảy ra.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè mỗi khi gặp phải khó khăn, trở ngại.
- Chia sẻ những căng thẳng, áp lực với người bên cạnh để giải tỏa và nhận được các lời khuyên bổ ích.
Hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp cụ thể nào có thể phòng tránh được căn bệnh rối loạn điều chỉnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!