Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý thường gặp ở những đối tượng đang cuối tuổi thành niên hoặc bắt đầu bước sang giai đoạn trường thành. Căn bệnh này sẽ làm cho người bệnh xuất hiện các nổi sợ hãi, hoảng loạn về các sự việc xảy ra xung quanh, mất dần niềm tin vào tương lai và cuộc sống.
Rối loạn hoảng sợ là gì?
Rối loạn hoảng sợ là một trong các chứng bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu. Bệnh lý này khiến cho người bệnh dễ xuất hiện các cơn hoảng sợ, đây là tình trạng tâm lý lo sợ, sợ hãi cực độ về một sự việc nào đó, hoặc lo lắng về các vấn đề tồi tệ sắp xảy ra. Các cơn hoảng sợ thường xuất hiện đột ngột và duy trì trong thời gian ngắn, tạo ra một số phản ứng dữ dội của cơ thể.
Các cơn hoảng loạn của người bệnh có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, ở bất kỳ đâu và hầu như không có dấu hiệu cảnh báo trước. Thông thường các cơn hoảng sợ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong khoảng vài phút và kéo dài khoảng 30 phút, đôi lúc nhiều hơn, sau đó sẽ tự biến mất mà không cần tác động đến. Đa số các bệnh nhân bị rối loạn hoảng sợ điều mất kiểm soát về cảm xúc, hành vi, họ luôn nghĩ về cái chết và cảm tưởng mình đang trong trạng thái sắp chết.
Khi các cơn hoảng sợ bắt đầu xuất hiện sẽ làm cho người bệnh cảm thấy hoang mang, sự lo lắng vượt lên đến cực điểm, đánh mất khả năng kiểm soát bản thân, mặc dù không có hiện tượng hay hoạt động nào quá nguy hiểm đang xảy ra xung quanh. Lúc này người bệnh sẽ có những phản ứng gay gắt, khác với bình thường, một số trường hợp còn cảm thấy nghẹt thở, đau tim.
Nếu tình trạng này không được phát hiện và có phương pháp kiểm soát toàn sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thông thường nữ giới sẽ dễ mắc phải chứng bệnh rối loạn hoảng sợ hơn nam giới, độ tuổi phổ biến nhất là từ 25 đến 45 tuổi.
Nguyên nhân gây nên rối loạn hoảng sợ
Hiện nay các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên dựa vào các số liệu đã thống kê từ những người bệnh thì các nhà khoa học cũng đã cho biết về mối liên qua giữa não bộ và triệu chứng đặc trưng của rối loạn hoảng sợ. Các chất dẫn truyền thần kinh epinephrin và serotonin cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu hình thành nên chứng bệnh này.
Theo thống kê, thì tỷ lệ những người mắc bệnh rối loạn hoảng sợ từ yếu tố di truyền sẽ chiếm phần cao hơn so với những người bình thường. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc căn bệnh này hoặc những bệnh lý liên quan thì khả năng con cái sẽ dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý. Hiện nay, có khoảng 24,7% các trường hợp bệnh rối loạn hoảng sợ do di truyền, đặc biệt tỉ lệ ở các cặp sinh đôi cùng trứng lại cao hơn gấp 5 lần so với khác trứng.
Ngoài ra, căn bệnh rối loạn hoảng sợ còn có thể xuất hiện từ một số nguyên nhân như:
- Căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Trong quá khứ đã từng bị tổn thương tâm lý
- Mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo
- Trầm cảm sau sinh
- Bị lạm dụng tình dục
- Tác động từ môi trường sống
- Ảnh hưởng từ gia đình
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn hoảng sợ
Các triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện ở bất kì trường hợp nào mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Một số dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như:
- Tức ngực
- Thở gấp, khó thở, hơi thở không đều.
- Nói nhanh, không kiểm soát được tốc độ nói
- Buồn nôn, mắc ói
- Chóng mặt, hoa mắt
- Đau dạ dày
- Đổ nhiều mồ hôi lạnh
- Đứng ngồi không yên, cảm thấy bức rứt, bồn chồn.
- Cảm giác tuyệt vọng, lo lắng quá mức.
- Tay chân run rẩy.
- Mặt đỏ
- Tay siết chặt hoặc cầm nắm vào vật gì đó
- Huyết áp tăng cao, rối loạn nhịp tim
Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp kiểm soát tốt nhất. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cho sức khỏe, tâm trạng, chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách chẩn đoán rối loạn hoảng sợ
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp kiểm tra chuyên môn để nhận định chính xác về tình trạng bệnh của mỗi người. Những biện pháp thường được áp dụng như:
- Khai thác thông tin bằng cách trò chuyện với bệnh nhân.
- Cho người bệnh thực hiện một bài test hoặc loạt câu hỏi tâm lý để đánh giá
- Thực hiện chẩn đoán lâm sàng bằng các phương pháp đo nhiệt độ, cân trọng lượng, đo chiều cao, huyết áp, nhịp tim, kiểm tra vùng bụng.
- Tiến hành các xét nghiệm máu toàn phẩn và kiểm tra tuyến giáp.
Khi người bệnh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ thì mới được nhận định đang mắc chứng rối loạn hoảng sợ.
Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ hiệu quả
Khi đã nhận định được cụ thể tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và lựa chọn biện pháp phù hợp nhất. Nếu được áp dụng đúng phương pháp và kiên trì sử dụng thì các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ có thể hoàn toàn biến mất, người bệnh được phục hồi sức khỏe và cân bằng được cảm xúc, tâm trạng của mình.
Hiện nay, y học phát triển nên việc điều trị rối loạn hoảng sợ cũng mang lại kết quả cao hơn. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà thời gian điều trị sẽ có phần khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ chữa trị bệnh thường được áp dụng.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Đối với những trường hợp bệnh rối loạn hoảng sợ thường được hướng dẫn và chỉ định điều trị bằng thuốc Tây tối thiểu khoảng 6 tháng. Sau thời gian điều trị, bệnh tình được thuyên giảm, các bác sĩ sẽ giảm liều dùng lại và cho người bệnh sử dụng duy trì khoảng 30 tháng. Bằng phương pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt được các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ, những biểu hiện lo lắng, tiêu cực, hoảng loạn dần được mất đi sau khoảng 4 đến 12 tuần sử dụng thuốc.
Bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng, mức độ bệnh, tần suất xuất hiện các triệu chứng bệnh và nhiều yếu tố khác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân chỉ định sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Đặc biệt, trong quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia để quá trình chữa bệnh mang lại kết quả tốt nhất.
Nếu áp dụng hiệu quả phương pháp này, các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể, nhiều trường hợp có thể ngưng sử dụng thuốc hoàn toàn sau khi điều trị thành công.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn hoảng sợ như:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Loại thuốc này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn hoảng sợ đột ngột, tuy nhiên sẽ không thể cải thiện được khí sắc của người bệnh. Amitriptylin, doxepin, nortriptylin, desipramin…là một số loại thuốc nhóm 3 vòng thường được chỉ định sử dụng.
- Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Đây là nhóm thuốc mới được đánh giá khá cao về độ an toàn, dễ sử dụng. Các bệnh nhân rối loạn hoảng sợ có thể được hướng dẫn dùng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin đơn độc hoặc phối hợp với benzodiazepin, tùy tình trạng bệnh.
- Nhóm thuốc an thần benzodiazepin: Nhóm thuốc này được áp dụng nhiều bởi nó có thể hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn hoảng sợ một cách hiệu quả và dài lâu. Ngoài ra, nó lại không gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
2. Áp dụng tâm lý trị liệu
Phương pháp tâm lý trị liệu luôn được nhiều người lựa chọn bởi nó có thể mang lại kết quả dài lâu và cải thiện bệnh một cách tự nhiên. Bằng nhiều hình thức khác nhau mà các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các cơn hoảng loạn, lo lắng, tiêu cực. Đồng thời, bệnh nhân nhận thức được những hành vi bất thường của mình, từ đó có thể cùng chuyên gia đưa ra các giải pháp để khắc phục và cải thiện một cách tự nhiên nhất.
Một số phương pháp trị liệu tâm lý có thể áp dụng cho người bệnh rối loạn hoảng sợ như: liệu pháp phơi nhiễm, động thái tâm lý, nhận thức – hành vi, tâm lý Psychodynamic,….Tuy nhiên để có thể giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất, người bệnh cũng phải lựa chọn được cho mình một địa chỉ điều trị uy tín và chất lượng.
3. Hỗ trợ điều trị tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp đặc trị về rối loạn hoảng sợ, người bệnh cũng cần phải nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình để giúp cho các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm nhanh hơn. Để có thể hạn chế được tối đa sự xuất hiện của các cơn hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi, người bệnh nên:
- Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, tránh làm việc quá sức.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ nhiều.
- Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao đơn giản.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện.
- Học các bài tập giảm stress đơn giản như thiền, massage, yoga, xoa bóp, thái cực quyền,…
Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh nguy hiểm, nó khiến cho tâm trạng, cảm xúc của con người bị ảnh hưởng, dần tác động xấu đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ định điều trị của bác sĩ để có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh, ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!