Rối loạn thần kinh chức năng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn thần kinh chức năng là một căn bệnh tương đối hiếm gặp, nó làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và cảm xúc của người bệnh. Tuy nhiên, những hiểu biết của người bệnh về tình trạng này còn quá hạn hẹp. Điều này có thể gây ra không ít khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Rối loạn thần kinh chức năng là gì?

Rối loạn thần kinh chức năng là bệnh lý làm ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của người bệnh. Theo đó, người mắc bệnh sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát những hành động và phản ứng của cơ thể với những sự việc xung quanh. Trên thực tế, đây là một căn bệnh tương đối hiếm gặp, vì thế những kiến thức về nó vẫn còn khá hạn hẹp.

Rối loạn thần kinh chức năng
Rối loạn thần kinh chức năng là bệnh lý làm ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của người bệnh.

Đây là một dạng bệnh xuất hiện các biểu hiện các rối loạn của hoạt động thần kinh. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, người bệnh vẫn có ý thức về tính chất bệnh lý của các triệu chứng, vẫn làm chủ được hành vi trong các mối quan hệ, nhưng không thể loại trừ những ảnh hưởng nhất định đến với cuộc sống.

Rối loạn thần kinh chức năng còn được xem là một thuật ngữ y khoa có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng làm ảnh hưởng đến thể chất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn trải qua một cú sốc hoặc tổn thương tin thần nào đó, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng bằng sự run rẩy, tê liệt,…

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh chức năng

Như đã nói, nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh chức năng hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong một số nghiên cứu gần đây cho rằng, bệnh có thể xảy ra do một số căng thẳng cực đoan, chấn thương tâm lý hoặc bệnh trầm cảm. Đây chính là sự phản ứng của cơ thể trước mối đe dọa để ức chế nguyên nhân gây căng thẳng.

Rối loạn thần kinh chức năng
Thông thường, cả đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải rối loạn thần kinh chức năng.

Bệnh lý này xảy ra có thể là do kết quả của sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tác nhân xã hội, di truyền, môi trường, tâm lý và thể chất. Đặc biệt, nó có thể xuất hiện do bệnh rối loạn cảm xúc gây nên.

Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ não và các dây thần kinh trung ương. Chuyển biến xấu hơn có thể gây ra những tổn hại đến hành vi và cảm xúc của người bệnh.

Thông thường, cả đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải rối loạn thần kinh chức năng nhưng điển hình nhất là các phụ nữ ngoài 30 tuổi. Bởi lẽ, trước những áp lực về công việc cũng như gia đình khiến cho nhiều chị em phải đối mặt với những áp lực, lo lắng quá mức.

Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh lý về tâm thần phân liệt, người bị rối loạn lưỡng cực trầm cảm (bao gồm hưng cảm và trầm cảm), bệnh nhân bị rối loạn nhân cách,… cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý nguy hiểm này.

Biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng

Hầu hết các triệu chứng rối loạn thần kinh chức năng thần kinh đều biểu hiện không giống nhau ở từng cá nhân. Theo đó, tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên run rẩy (có thể xuất hiện trong vô thức và cũng có thể kiểm soát được).
  • Tay chân bị tê liệt.
  • Khả năng giữ thăng bằng kém.
  • Xuất hiện các vấn đề về thị giác, nhất là song thị, trường hợp chuyển biến nặng có thể gây mù.
  • Mất thính giác một phần hay toàn phần
  • Xuất hiện cảm giác như có khối u ở ngang cổ gây khó nuốt trong quá trình ăn uống.
  • Khó khăn trong việc nói, nói lắp hoặc mất khả năng nói.

Điều trị rối loạn thần kinh chức năng thế nào?

Điều trị rối loạn thần kinh chức năng cũng giống như các bệnh lý về tâm thần khác. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì thời gian khắc phục sẽ nhanh chóng hơn, bởi các liệu pháp được ứng dụng sẽ dễ phát huy tác dụng khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu.

Rối loạn thần kinh chức năng
Điều trị rối loạn thần kinh chức năng nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì thời gian khắc phục sẽ nhanh chóng hơn.

Việc điều trị chứng rối loạn thần kinh chức năng thường bắt đầu bằng việc chuẩn đoán và xem xét bản chất của tình trạng rối loạn mà người bệnh đang gặp phải. Thông thường, các bác sĩ ở khoa Thần Kinh sẽ thực hiện thăm khám và đánh giá, người bệnh có thể phải làm thêm các xét nghiệm để có kết quả xác định chính xác hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh.

Hiện nay, bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu cũng là giải pháp được nhiều quốc gia tiên tiến sử dụng cho chứng rối loạn thần kinh chức năng. Việc lựa chọn phương pháp hiệu quả còn phụ thuộc vào loại rối loạn thần kinh chức năng của người bệnh gặp phải cùng các dấu hiệu, triệu chứng cụ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể sẽ sử dụng cả hai phương pháp  này.

Tâm lý trị liệu có tác dụng gì với chứng rối loạn chức năng thần kinh?

Tâm lý trị liệu là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được chuyên gia tâm lý trị liệu sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe tâm trí, tinh thần, tháo gỡ các trở ngại trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi (những điều làm cho họ cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc bản thân và ra quyết định) của thân chủ và giúp họ có thể tự quản lý và cân bằng được cuộc sống để đạt được mục đích mà họ mong muốn.

tri lieu tam ly
Tâm lý trị liệu giúp giảm căng thẳng, lo sợ, cải thiện hành vi, suy nghĩ của thân chủ

Đối với chứng rối loạn chức năng thần kinh, tâm lý trị liệu có tác dụng:

  • Giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng, mất tập trung, hoảng sợ, học cách quản lý tốt hơn các tình huống khó khăn và triệu chứng căng thẳng trong cuộc sống.
  • Nhận thức được những suy nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực để bạn có thể nhìn nhận các tình huống rõ ràng hơn và phản ứng lại chúng theo cách hiệu quả hơn.
  • Cải thiện các vấn đề tâm lý có sẵn ở thân chủ như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc… Những vấn đề tâm lý này có thể làm trầm trọng hơn chứng rối loạn thần kinh chức năng. Hiện nay, tâm lý trị liệu là một giải pháp triệt để và an toàn với các chứng tâm bệnh này.
  • Cải thiện niềm tin vào khả năng của chính mình, giúp thân chủ có sự tự tin để bắt đầu làm một việc gì đó mà người ta thường né tránh.
  • Thấu hiểu bản thân, chấp nhận cảm xúc thật của mình để quyết tâm trị liệu và cải thiện nó.
  • Chữa lành những đau đớn, tổn thương trong quá khứ, giúp bạn sẵn sàng để đón nhận những thử thác trong cuộc sống.

Liên hệ đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Làm gì để phòng ngừa rối loạn thần kinh chức năng

Vì nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh chức năng vẫn chưa có kết luận chính xác nên việc phòng ngừa bệnh cũng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh, cách tốt nhất mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên thực hiện chính là giảm căng thẳng và các chấn động tâm lý. Nó có thể được cải thiện qua các biện pháp sau đây:

  • Duy trì cuộc sống thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Tốt nhất bạn nên cân bằng cuộc sống của mình bằng các nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc quá sức.
  • Luôn giữ không khí gia đình trong trạng thái vui vẻ, hạnh phúc. Tránh giải ra xung đột hoặc cãi vả vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
  • Nếu rơi vào trạng thái căng thẳng, tốt nhất bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Rối loạn thần kinh chức năng có thể tự khỏi sau một vài tuần hoặc nhanh hơn là vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và ảnh hưởng trầm trọng hơn đến cuộc sống của bạn. Chính vì vây, bạn không nên quá chủ quan mà cần tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu để được tư vấn và chữa trị. Bởi lẽ, nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất và không hề tái phát sau đó.

Bình luận (30)

  1. Tạ Phương Loan says: Trả lời

    nghe tên bệnh sợ nhỉ

  2. Lê Cẩm Ly says: Trả lời

    sợ là sẽ có nhiều người mắc phải chứng này khi mà tỉ lệ người mắc trầm cảm ngày càng tăng

    1. Đỗ Hoài Anh says: Trả lời

      mình đồng ý tỉ lệ người mắc trầm cảm tăng nhưng để biến chứng thành bệnh này thì rất là hiếm và tỉ lệ cũng thấp nữa

      1. Lê Cẩm Ly says: Trả lời

        nhiều người bị trầm cảm thì đương nhiên tỉ lệ chứng này cũng sẽ tăng chứ bạn

    2. Tuệ Mẫn says: Trả lời

      bệnh này hiếm lắm, không có nhiều đâu bạn

    3. Nguyễn Chanh says: Trả lời

      hic nhiều bệnh tâm lý quá, hoảng ghê

    4. Hà Phan Thanh says: Trả lời

      ăn combo trầm cảm với bệnh này thì chả biết bao giờ mới hết bệnh, mắc mỗi trầm cảm thôi là đã thấy mệt mỏi bơ phờ lắm rồi

      1. Lê Cẩm Ly says: Trả lời

        bệnh này chưa có nhiều thông tin nên cũng hơi khó chữa nữa

  3. Thịnh Long says: Trả lời

    em mình mắc rối loạn lo âu đang điều trị rồi thì liệu có tỉ lệ biến chứng thành bệnh này không

    1. Tuấn Nhất says: Trả lời

      cũng có đấy mà thấp lắm, hiếm lắm mới thấy một trường hợp thôi bạn

      1. Thịnh Long says: Trả lời

        anh nói vậy mình cũng yên tâm đôi chút

    2. Hoàng Thị Xiêm says: Trả lời

      đang chữa rồi thì lo lắng gì nữa bạn

      1. Thịnh Long says: Trả lời

        vẫn lo chứ, em em bị rối loạn lo âu mà ảnh hưởng đến cả gia đình phải chạy theo, đến là mệt, bỏ dở hết cả công việc, em cũng bị stress theo

    3. Nguyễn Thành Đạt says: Trả lời

      chữa rối loạn lo âu đã khỏi chưa bạn

      1. Thịnh Long says: Trả lời

        chưa bạn ạ, đang uống thuốc, được hơn nửa liệu trình rồi nhưng mà thấy không cải thiện được nhiều lắm, đang cố gắng nốt hết liệu trình xem có cải thiện hơn không

        1. Nguyễn Thành Đạt says: Trả lời

          vậy là không ăn thua rồi bạn, mình nghĩ là hết liệu trình cũng không cải thiện gì đâu, nhưng thôi cứ cố nốt xem sao, nhưng nếu không thay đổi nhiều thì hãy thay đổi phương pháp, sang tâm lý trị liệu của trung tâm này, hiệu quả lắm bạn, mà họ chuyên môn cũng cao nữa, rất theo sát nên yên tâm lắm, được lên cả báo nữa mà https://2doctor.org/dieu-tri-chung-roi-loan-lo-au-o-trung-tam-tam-ly-nhc-viet-nam-co-tot-khong-51921.html

          1. Thịnh Long says:

            thế có khi mình phải liên hệ thử xem sao, nghe bạn nói cũng hơi sốt ruột rồi

          2. Nguyễn Thành Đạt says:

            ừ nên thử xem, họ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình lắm

  4. Nguyễn Minh Hòa says: Trả lời

    mẹ em bị trầm cảm từ khi sinh người em thứ 3 của em, cũng được 3 tháng rồi, trung tâm có thể hỗ trợ em vấn đề này được không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn, để hỗ trợ tốt nhất bạn có thể gọi vào số hotline 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia liên hệ hỗ trợ bạn

  5. Yến Min says: Trả lời

    đọc về bệnh này lại liên tưởng đến mấy bộ phim tâm lý mình đã xem, sợ phết

  6. Trịnh Ngọc Tú says: Trả lời

    liệu rối loạn lo âu và trầm cảm có liên quan gì đến bệnh này không nhỉ

    1. Chử Tuyết Liên says: Trả lời

      ô bạn không đọc kĩ bài viết à, đọc chỗ nguyên nhân ý, viết rất cụ thể

      1. Trịnh Ngọc Tú says: Trả lời

        ờ nhỉ, em đọc lướt qua rồi lướt xuống cuối luôn ạ

  7. Đặng Duyến says: Trả lời

    cứ mấy bệnh mà thấy có chữ tâm thần với thần kinh là thấy sợ sao sao ý

    1. Cao Nhã says: Trả lời

      metoo, mình cũng thế, cứ cảm giác sởn da gà, hay do xem phim với mạng xã hội nhiều

      1. Đặng Duyến says: Trả lời

        có khi thế ý, vì đọc mạng xã hội có nhiều bài liên quan đến người tâm thần gây án, toàn những vụ án rùng rợn, sợ dã man

        1. Lâm Thanh Thủy says: Trả lời

          có gì mà sợ, đó là cấu tạo của bộ não mình có gì đâu mà, bộ não không được khỏe dẫn đến bất ổn và phải đi chữa giống như các bộ phận khác thôi mà

    2. Kiều Phương Havaianas says: Trả lời

      meệt mà bạn, liên quan tới não bộ là phát sinh nhiều vấn đề rồi ý

    3. Phạm Thiên Nga says: Trả lời

      mình thấy thì đang sợ nhất vẫn là trầm cảm mà thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *