Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Trầm cảm là căn bệnh rất phổ biến và có mức độ ảnh hưởng đứng thứ hai chỉ sau các bệnh lý tim mạch (WHO). Bệnh lý này đặc trưng bởi tâm trạng buồn bã, lo âu, thiếu hy vọng và bi quan. Bệnh gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới. 

trầm cảm là gì
Trầm cảm là căn bệnh rất phổ biến có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm hay rối loạn trầm cảm (Depression/ Major depressive disorder) là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc trầm cảm, mất hứng thú, bi quan và buồn bã kéo dài. Người mắc chứng bệnh thường giảm hoặc mất hẳn sự quan tâm đối với mọi thứ xung quanh – kể cả những thứ yêu thích trước đây.

Thông thường, cơ thể phải đối mặt những cảm xúc tiêu cực, buồn bã sau khi bị sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, các cảm xúc này sẽ được dần cải thiện theo thời gian. Ngược lại, bệnh nhân trầm cảm gần như không thể điều chỉnh tâm trạng và ngày càng lún sâu vào cảm xúc buồn bã, bi quan quá mức.

Ban đầu, trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần nhưng về lâu, chứng bệnh này còn gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất. Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, học tập và các mối quan hệ xã hội. Về lâu dài, bệnh nhân có xu hướng tự cô lập, tách rời với cộng đồng và thậm chí phát sinh hành vi tự sát.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 8.1% người Mỹ và 5% dân số thế giới bị rối loạn trầm cảm. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này đang có xu hướng tăng lên – đặc biệt là người trẻ tuổi. Với những ảnh hưởng nặng nề đối với bản thân người bệnh, gia đình và xã hội, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã xếp trầm cảm đứng thứ 2 sau tim mạch về mức độ ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm cảm, cảm giác uể oải, chán chường và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Triệu chứng của bệnh diễn tiến chậm và phát triển từ từ trong thời gian dài. Ngoài những ảnh hưởng về mặt cảm xúc, người bệnh sẽ dần phát sinh các biểu hiện bất thường về tư duy, hành động và có một số triệu chứng cơ thể đi kèm.

1. Các biểu hiện về mặt cảm xúc

Trầm cảm đặc trưng bởi cảm xúc bị ức chế với đặc điểm chính là sự chán nản, buồn bã sâu sắc và giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh. Mức độ của các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được thăm khám và điều trị sớm.

trầm cảm là gì nguyên nhân
Người bị rối loạn trầm cảm luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, bi quan và mất hứng thú/ quan tâm với những thứ xung quanh

Các cảm xúc bất thường có thể gặp ở người bị trầm cảm:

  • Thường trực nỗi buồn, mức độ buồn bã tăng dần lên theo thời gian
  • Không xác định được nguyên nhân gây ra nỗi buồn, buồn bã xuất hiện một cách vô căn cứ, mơ hồ và kéo dài dai dẳng
  • Có cảm giác chán nản, thất vọng, bi quan
  • Không còn cảm giác hứng thú với những thứ xung quanh – ngay cả với những hoạt động yêu thích trước đây
  • Luôn có cảm giác nặng nề và không thể thoát khỏi trạng thái u ất

Những cảm xúc tiêu cực trên có thể xảy ra sau khi phải đối mặt với tổn thương tâm lý (mất người thân, mắc bệnh nặng, chứng kiến những hành vi dã man,…). Thông thường, các cảm xúc này sẽ dần được điều chỉnh sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên ở những người bị trầm cảm, sự buồn bã, chán nản kéo dài trong nhiều tháng và bản thân người bệnh không cách nào có thể thoát khỏi.

2. Các biểu hiện về mặt tư duy

Não bộ là cơ quan chi phối cảm xúc và tư duy. Khi cảm xúc bị ức chế, tư duy sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường. Do đó ngoài những triệu chứng về mặt cảm xúc, bệnh nhân trầm cảm cũng có những biểu hiện bất thường về mặt tư duy.

Các biểu hiện về mặt tư duy thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm:

  • Chậm chạp trong suy nghĩ, hồi ức và liên tưởng
  • Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những sự việc/ vấn đề đã xảy ra bằng con mắt bi quan. Người bệnh luôn có cảm giác bất hạnh, xấu hổ, buồn bã, tủi nhục,…
  • Tư duy bị ức chế có thể biểu hiện qua một số hành động như trả lời câu hỏi khó khăn do quá trình hồi tưởng, suy nghĩ chậm chạp, giọng nói thì thào, âm lượng nhỏ, đôi khi nghe như tiếng rên khóc,…

3. Nhận biết trầm cảm thông qua hoạt động

Ban đầu, rối loạn trầm cảm chỉ gây ra các triệu chứng về mặt cảm xúc và tư duy. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, cả hành động của người bệnh cũng sẽ bị ức chế. Bệnh nhân luôn có các hành vi chậm rãi, thậm chí vô nghĩa và có tính chất lặp đi lặp lại.

trầm cảm
Người bị trầm cảm có xu hướng ngồi im lìm trong nhiều giờ liền và đắm chìm suy nghĩ về những sự việc đã xảy ra

Các hoạt động thường gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm:

  • Dáng đi thẫn thờ, lờ đờ và thường đi quanh quẩn trong phòng
  • Có xu hướng ngồi hoặc nằm im lìm trong nhiều giờ liền (xảy ra khi người bệnh đang chìm đắm suy nghĩ về những sự việc đã xảy ra với tâm trạng buồn tủi, bi quan, oán trách bản thân,…)
  • Đi khom lưng, cúi đầu, tư thế không thoải mái và tự tin
  • Có những hành vi đơn điệu, vô nghĩa lặp đi lặp lại và kéo dài

4. Các triệu chứng tâm thần khác

Ngoài những triệu chứng trên, trầm cảm kéo dài có thể chuyển biến nặng với các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng như:

  • Xuất hiện ảo giác bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng dù sức khỏe thể chất hoàn toàn không có vấn đề bất thường (rối loạn lo âu sợ bệnh tật)
  • Cảm giác bi quan, tội lỗi kéo dài có thể kết tinh thành hoang tưởng với nội dung bị buộc tội hoặc buộc tội. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến tự sát hoặc các hành vi tự hủy hoại
  • Xuất hiện ảo thanh là tiếng buộc tội, tiếng than khóc

5. Các triệu chứng cơ thể

Ngoài những biểu hiện trên, bệnh trầm cảm còn gây ra các triệu chứng cơ thể. Các triệu chứng này thường xảy ra song song với các biểu hiện về mặt cảm xúc, tư duy và hành động. Do đó, nhiều người bệnh nhầm tưởng cảm giác mệt mỏi, buồn chán và uể oải là hệ quả do các vấn đề sức khỏe thể chất gây ra.

Các triệu chứng cơ thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm:

  • Có sự giảm sút về năng lượng rõ rệt, cơ thể luôn trong trạng thái không có sức lực, mệt mỏi và uể oải mặc dù không lao động nặng nhọc
  • Nữ giới thường gặp phải tình trạng lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, khô rát âm đạo và mất kinh
  • Nam giới dễ bị rối loạn cương dương, mất hứng thú, xuất tinh sớm, giảm ham muốn,…
  • Có các biểu hiện về rối loạn thần kinh thực vật như mạch chậm, nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm, đánh trống ngực, trương lực cơ giảm,…
  • Rối loạn tiêu hóa (giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, kích thích triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và loét dạ dày bùng phát,…)

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có sự khác biệt ở từng trường hợp nhưng tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện giảm năng lượng (mệt mỏi, uể oải), buồn bã, chán chường và giảm hoặc mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân có các bệnh lý kết hợp như tự kỷ, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt,…

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy, trầm cảm là kết quả do sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm thường gặp:

1. Yếu tố di truyền

Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, bệnh trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, khoảng 20% người mắc bệnh trầm cảm đều có liên quan đến gen (ADN) và 80% còn lại bắt nguồn từ những yếu tố/ nguyên nhân khác.

Trong số những người mắc bệnh trầm cảm có liên quan đến di truyền, có gần 46% cặp sinh đôi cùng trứng. Tiền sử gia đình mắc bệnh lý này sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái cao gấp 3 lần so với bình thường. Đến nay, cơ chế chính xác của gen đối với quá trình hình thành rối loạn trầm cảm vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, qua các yếu tố dịch tễ và nhiều nghiên cứu lâm sàng, có thể khẳng định bệnh lý liên quan mật thiết đến gen di truyền.

2. Các tổn thương thực thể ở não bộ

Nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao gấp 4 lần khi có các tổn thương thực thể ở não bộ. Nguyên nhân là do các cơ quan trong não bộ bị tổn thương dẫn đến rối loạn hoạt động và mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.

trầm cảm
Các tổn thương thực thể ở não bộ có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác

Ngoài ra, các bệnh lý như chấn thương sọ não, viêm não, u não có thể làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể. Nếu phải chịu các tổn thương tâm lý trong giai đoạn này, rất dễ hình thành các rối loạn tâm thần, trong đó thường gặp nhất là trầm cảm. Đối với những trường hợp này, cần phải điều trị kết hợp trầm cảm và nguyên nhân thực thể để đạt kết quả tốt nhất.

3. Lạm dụng thuốc

Thuốc an thần có tác dụng ức chế hoạt động của thần kinh nhằm giúp ổn định tâm lý tạm thời và an thần, tạo cảm giác dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tình trạng lạm dụng/ phụ thuộc và ảnh hưởng nặng nề đến não bộ.

Các loại thuốc này tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Do đó nếu lạm dụng quá mức, các chất hóa học trong não bộ có thể bị rối loạn dẫn đến sự bất thường về cảm xúc và hành vi. Với những người bị căng thẳng kéo dài và tính cách hay lo âu, suy nghĩ, việc lạm dụng thuốc an thần có thể tăng nguy cơ trầm cảm, hưng cảm và nhiều rối loạn tâm thần khác.

4. Sử dụng chất gây nghiện

Lạm dụng bia rượu, các chất kích thích gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với não bộ và cuộc sống. Các nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy, 90% những người sử dụng ma túy, thuốc phiện đều có các triệu chứng của bệnh trầm cảm và mắc các rối loạn tâm thần khác.

trầm cảm
Lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện có liên quan mật thiết đến chứng trầm cảm

Ngoài ra, nghiên cứu từ các nhà khoa học của trường Đại học Y khoa Exeter (nước Anh) cũng cho thấy, người nghiện rượu bia sẽ mắc chứng suy giảm trí nhớ cao gấp 2 lần so với người bình thường và có thể khiến các chứng bệnh tâm thần sẵn có nghiêm trọng hơn về mức độ. Hầu hết những trường hợp trầm cảm kết hợp với lạm dụng chất gây nghiện đều có những hành vi lệch lạc, tự hủy hoại và tự sát.

5. Sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý được xem là yếu tố quan trọng trong hình thành và khởi phát bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy, việc đối mặt liên tục với các tổn thương về mặt tâm lý khiến người bệnh rơi vào trạng thái u uất, buồn bã, chán chường và có xu hướng tự trách bản thân. Sang chấn tâm lý có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Trầm cảm thường phát triển ở những người mắc các bệnh nan y không thể điều trị HIV, ung thư, các bệnh di truyền hiếm gặp,… Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính, hôn nhân tan vỡ, mất con, mất người thân trong gia đình. Ở một số trường hợp, trầm cảm là kết quả do sự kết tinh của nhiều tổn thương tâm lý.

6. Do yếu tố nội sinh

Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân, trầm cảm sẽ được xác định xảy ra do yếu tố nội sinh. Nguyên nhân này đề cập đến sự rối loạn của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonin, dopamin, noreadrenalin, acetylcholin, GABA. Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh có thể gây ra các cảm xúc và hành vi tiêu cực.

Trầm cảm do các yếu tố nội sinh thường liên quan đến yếu tố di truyền. Hầu hết các trường hợp xảy ra do nguyên nhân này đều có mức độ nặng, dai dẳng và đáp ứng kém với điều trị. Vì nguyên nhân bắt nguồn từ não bộ nên việc điều trị phải được thực hiện lâu dài và cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ người thân để kịp thời ngăn chặn các hành vi tự sát.

7. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân trên, nguy cơ bị trầm cảm cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố nguy cơ như:

  • Rối loạn hormone (bằng chứng là trầm cảm thường gặp ở phụ nữ sau sinh, người bị tiểu đường và rối loạn tuyến giáp)
  • Ảnh hưởng từ môi trường
  • Mối quan hệ gia đình, xã hội
  • Yếu tố nhân cách
  • Từng có tiền sử trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác
  • Mất ngủ kinh niên

Mặc dù được nghiên cứu nhiều nhưng đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn trầm cảm vẫn chưa được biết rõ. Những nguyên nhân, yếu tố được đề cập vẫn chỉ được xem là giả thuyết.

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc thường gặp. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng lên đáng kể do áp lực quá lớn từ cuộc sống. Trên thực tế, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến hầu hết mọi khía cạnh. Trầm cảm không được điều trị còn gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì phải chịu nhiều tổn thương về mặt tâm lý, người bị trầm cảm có xu hướng lạm dụng chất gây nghiện. Các chất kích thích đều có khả năng gây kích thích thần kinh hưng phấn giúp tạo ra cảm giác sảng khoái và thoải mái trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên sau thời gian này, tâm trạng sẽ rơi vào trạng thái buồn bã sâu sắc, mất hy vọng, bi quan và thậm chí xuất hiện ảo thanh, hoang tưởng, mộng mị. Những trường hợp trầm cảm kết hợp với lạm dụng chất gây nghiện thường có nguy cơ tự sát cao và đáp ứng kém hơn với điều trị.

trầm cảm
Người bị trầm cảm gần như không thể duy trì khả năng học tập và hiệu suất lao động như trước

Một số ảnh hưởng nặng nề của bệnh trầm cảm:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc của người bệnh
  • Gây gián đoạn, giảm hiệu suất lao động – học tập
  • Có xu hướng tự cô lập, giảm tính thích nghi, hòa hợp và giảm dần sự tương tác xã hội
  • Dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện
  • Gia tăng các xung đột trong gia đình, môi trường làm việc, trường học
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như rối loạn giấc ngủ, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp,…
  • Giảm tuổi thọ và gia tăng các biến cố tim mạch – đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi
  • Trầm cảm làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm thu nhập và gia tăng áp lực tài chính. Điều này sẽ tạo ra vòng xoay luẩn quẩn dẫn đến tình trạng người bệnh mất hy vọng, bi quan về tương lai và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội

Trước những ảnh hưởng nặng nề, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp trầm cảm vào nhóm các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống chỉ sau tim mạch. Hơn nữa, điều trị bệnh lý này còn gặp nhiều khó khăn và mức độ đáp ứng còn khá hạn chế. Do đó ngoài sự hợp tác của bản thân người bệnh, gia đình và bạn bè cũng phải có sự hỗ trợ để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh tâm thần có triệu chứng đa dạng và phức tạp. Trong một số trường hợp, chứng bệnh này còn kết hợp với các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu lan tỏa, các ám ảnh sợ,… Đối với những trường hợp mắc đồng thời nhiều bệnh lý, quá trình chẩn đoán sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các triệu chứng chồng chéo lên nhau.

Các kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán bệnh trầm cảm:

  • Khai thác bệnh sử: Trầm cảm thường có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư,… Do đó, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử để xác định được các bệnh lý có liên quan. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để tìm ra các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Đánh giá tâm lý: Đánh giá tâm lý là bước quan trọng trong chẩn đoán bệnh trầm cảm. Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các câu hỏi thăm dò cảm xúc, tư duy và hành vi. Sau khi trao đổi trực tiếp, bệnh nhân cần làm trắc nghiệp tâm lý để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán.

Sau khi thu thập dữ liệu, bác sĩ sẽ chẩn đoán trầm cảm theo các tiêu chuẩn hiện có. Trong đó, tiêu chuẩn DSM-5 đuộc công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Qua tiêu chuẩn này, bác sĩ có thể xác định được mức độ của bệnh trầm cảm và đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị (đối với những bệnh nhân đã được điều trị).

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm có xu hướng tiến triển mãn tính và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách, đa phần đều có cải thiện tích cực. Hiện nay, điều trị bệnh lý này được thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Phát hiện sớm trầm cảm là vấn đề quan trọng nhất. Bởi phần lớn những trường hợp phát hiện muộn đều có đáp ứng kém và mất rất nhiều thời gian để điều trị.
  • Cần xác định mức độ – nguyên nhân gây ra trầm cảm (căn nguyên tâm lý/ thực tổn/ do yếu tố nội sinh)
  • Dựa vào hình thái của bệnh nhân để lựa chọn được thuốc chống trầm cảm phù hợp. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng thuốc an thần, thuốc điều chỉnh khí sắc và một số loại thuốc khác.
  • Phối hợp với trị liệu tâm lý và điều trị dược lý để đạt kết quả tốt nhất.
  • Người bệnh hoặc người thân cần phải được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc, nhận biết hưng cảm và các tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc điều trị.
  • Bệnh nhân kháng thuốc hoặc đã có ý nghĩ, hành vi tự sát nên cân nhắc liệu pháp sốc điện (ECT)
  • Cần duy trì điều trị thêm ít nhất 6 tháng để phòng ngừa tình trạng tái phát

Điều trị trầm cảm bao gồm 3 phương pháp chính là sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý và liệu pháp sốc điện (ECT):

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn trầm cảm với mục đích cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng mất ngủ và các triệu chứng cơ thể do chứng bệnh này gây ra. Hiện nay, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phải sử dụng một số loại thuốc khác tùy thuộc theo từng trường hợp.

trầm cảm là gì nguyên nhân
Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị bệnh trầm cảm

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc chống trầm cảm không điển hình)
  • Thuốc chống loạn thần (Amisulpride, Paliperidone, Olanzapine, Risperidone, Clozapine, Aripiprazole,…)
  • Thuốc điều hòa khí sắc (Carbamazepine, Lomotrigine, Oxcarbamazepine, Divalproate, Lithium,…)
  • Các loại thuốc tăng cường tuần hoàn máu và thuốc bồi bổ thần kinh
  • Trường hợp mất ngủ kéo dài kèm theo lo âu có thể được sử dụng thuốc giải lo âu

Các loại thuốc điều trị trầm cảm cần phải được sử dụng trong thời gian dài. Sau khoảng 2 – 3 tuần, thuốc bắt đầu phát huy tác dụng nhưng cần sử dụng lâu dài để ổn định tâm trạng và tránh tình trạng tái phát.

2. Liệu pháp sốc điện (ECT) và một số phương pháp kích thích não

Liệu pháp sốc điện sử dụng dòng điện đi qua não bộ nhằm tạo ra các cơn co giật nhỏ. Mục tiêu của liệu pháp này là làm thay đổi hoạt động của não bộ và kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, norepinephrine,… ECT được cân nhắc cho những trường hợp kháng thuốc và trầm cảm nặng gây ra hành vi, ý nghĩ tự sát.

Mặc dù mang lại một số lợi ích trong điều trị trầm cảm nhưng liệu pháp sốc điện cũng tiềm ẩn không ít tác dụng phụ như đau đầu, tổn thương hệ thần kinh trung ương, mất trí nhớ tạm thời,… Để hạn chế tối đa rủi ro, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định liệu pháp này.

Ngoài liệu pháp sốc điện (ECT), bệnh nhân trầm cảm còn cân nhắc điều trị bằng một số liệu pháp khác như:

  • Kích thích Transcranial (Kích thích từ xuyên sọ)
  • Kích thích dây thần kinh phế vị

3. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý thường được thực hiện song song với điều trị bằng thuốc. Phương pháp này có khả năng điều chỉnh những rối loạn, bất thường về tư duy, hành vi và cảm xúc thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Tâm lý trị liệu mang đến những cải thiện tích cực đối với bệnh nhân bị trầm cảm và mắc các bệnh tâm thần khác như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…

Những trường hợp nhẹ có thể cải thiện chỉ với liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên nếu trầm cảm có mức độ vừa đến nặng, trị liệu tâm lý cần phải có sự hỗ trợ của thuốc. Sử dụng thuốc giúp cải thiện cảm xúc và giúp người bệnh tích cực, hợp tác hơn trong quá trình trị liệu. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng trường hợp, chuyên gia có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý như sau:

  • Liệu pháp hành vi
  • Liệu pháp nhận thức
  • Liệu pháp phân tâm

Các liệu pháp này tác động từ từ đến cảm xúc, tư duy và nhân cách của người bệnh. Dần dần, người bệnh sẽ có phản ứng và hành vi đúng đắn, giảm thiểu tối đa các cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Trong quá trình trị liệu, cần có sự hỗ trợ của người thân và bạn bè để giúp người bệnh dễ dàng khôi phục lối sống khoa học và lấy lại sự lạc quan, yêu đời.

trầm cảm là gì nguyên nhân
Trị liệu tâm lý giúp điều chỉnh những rối loạn về mặt cảm xúc, tư duy và hành vi của bệnh nhân

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm trị liệu tâm lý cho người trầm cảm. Trong đó, Trung tâm tâm lý trị liệu NHC là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý tại Việt Nam, NHC mang đến cho bệnh nhân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần với mục tiêu “Tâm an sống khỏe”.

Trầm cảm là chứng bệnh phức tạp, hình thành do sự tương tác giữa nhiều yếu tố nội sinh và ngoại hình. Thông qua phác đồ trị liệu khoa học, các chuyên gia tại Trung tâm NHC Việt Nam có thể giúp bệnh tháo gỡ những vướng mắc về mặt tâm lý, trút bỏ nỗi buồn, chán nản và bi quan.

Liệu trình trị liệu tại đây diễn ra trong vòng 21 ngày với 7 buổi trị liệu 1:1 tại trung tâm và 14 ngày trị liệu tại nhà dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Sau khi kết thúc trị liệu, các chuyên gia vẫn sẽ đồng hành cùng với bệnh nhân cho đến khi cuộc sống và cảm xúc đã ổn định hoàn toàn.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM – Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, cải thiện tâm bệnh 

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

4. Các biện pháp điều trị khác

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp để cải thiện chứng trầm cảm triệt để:

  • Điều trị các bệnh lý ở não bộ
  • Cai nghiện rượu, thuốc phiện, tránh hút thuốc lá
  • Áp dụng một số liệu pháp hỗ trợ (yoga, tập thể dục, thở dưỡng sinh, đọc sách, âm nhạc trị liệu, liệu pháp mùi hương, lao động liệu pháp,…)
  • Cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh trầm cảm. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và chủ động trong việc phát hiện, điều trị sớm nếu tình trạng xảy ra ở bản thân hoặc những người xung quanh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *